Thứ, 25/01/2021, 13:57 PM

Ứng dụng lời Phật dạy trong việc giải quyết các mâu thuẫn xung đột giữa cá nhân gia đình xã hội

Mỗi khi biết được nguyên nhân dẫn đến các mâu thuẫn, xung đột giữa các cá nhân, gia đình, xã hội thì tùy theo từng nguyên nhân mà áp dụng lời Phật dạy để giải quyết thì sẽ thành công. Như biết được nguyên nhân gây ra bệnh và uống đúng thuốc thì sẽ lành bệnh.

Cách đây hơn 2560 năm về trước có biết bao nhiêu sự nghiệp, công trình vĩ đại, bao nền văn minh, văn hóa lâu đời của nhân loại đã được tạo dựng, được hình thành rồi trở về trong dĩ vãng, trong hư vô. Nhưng giáo pháp của đức Phật đã tuyên thuyết cách đây hơn 2560 năm vẫn còn sáng mãi. Giáo pháp ấy đã giúp cho con người sống hướng thượng, hướng thiện, vun bồi đạo đức nhân cách, phát huy tinh thần trách nhiệm của tự thân đối với gia đình, cộng đồng, xã hội. Khoa học càng phát triển, thì càng chứng minh cho lời Phật dạy là chân lý tuyệt đối, phù hợp với thời đại. Chính nhà bác học vật lý ALBERT EINSTEIN đạt giải Nobel năm 1921 cũng đã khẳng định rằng: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu được nhu cầu mới của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo.

Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để chạy theo khoa học vì Phật giáo bao gồm cả khoa học cũng như vượt trội qua khoa học.

Tôi là một người không tôn giáo, nhưng nếu có tôn giáo thì tôi là một Phật tử, vì những gì tôi hiểu biết bây giờ thì mấy ngàn năm qua kinh Phật đã nói hết rồi”.(1)

Vì có tính cách thiết thực và khoa học như thế cho nên chúng ta có thể khẳng định rằng: Chỉ có giáo lý của đức Phật mới giải quyết được các mâu thuẫn xung đột giữa cá nhân, gia đình, xã hội. Để đem lại sự hòa bình cho thế giới.

Muốn giải quyết vấn đề này thì cần phải học hỏi về cuộc đời của đức Phật. Ngài đã từ bỏ tất cả uy quyền, danh vọng, địa vị, vợ đẹp con thơ, gấm vóc lụa là, để làm cuộc cách mạng tìm lại hạnh phúc nơi chính trong tâm của mình.

Muốn giải quyết vấn đề này thì cần phải học hỏi về cuộc đời của đức Phật. Ngài đã từ bỏ tất cả uy quyền, danh vọng, địa vị, vợ đẹp con thơ, gấm vóc lụa là, để làm cuộc cách mạng tìm lại hạnh phúc nơi chính trong tâm của mình.

Lời Phật dạy: 'Nghe" là một pháp tu thù thắng

Nhưng muốn áp dụng lời Phật dạy trong việc giải quyết mâu thuẫn và xung đột giữa cá nhân, gia đình, xã hội. Thì trước hết chúng ta cần phải biết những nguyên dẫn đến mâu thuẫn và xung đột thường xảy ra hiện nay. Mỗi khi biết được nguyên nhân rồi thì chúng ta tùy theo từng nguyên nhân để áp dụng lời Phật dạy vào việc giải quyết vấn đề.

Thứ nhất là do phần đông con người cứ tìm cầu hạnh phúc ở bên ngoài chạy theo ngũ dục, tiền tài, danh lợi, ăn mặc, ngủ nghỉ, ra sức tranh giành tạo dựng những gì mình chưa có và cố bám giữ, bảo vệ gìn giữ những gì mà mình đã đạt được, do đó mà có sự va chạm đến quyền lợi và dẫn đến các mâu thuẫn xung đột với nhau.

Muốn giải quyết vấn đề này thì cần phải học hỏi về cuộc đời của đức Phật. Ngài đã từ bỏ tất cả uy quyền, danh vọng, địa vị, vợ đẹp con thơ, gấm vóc lụa là, để làm cuộc cách mạng tìm lại hạnh phúc nơi chính trong tâm của mình.

Vì tâm là góc, vạn vật bên ngoài là ngọn, tâm bình thì thế giới bình, tâm điên đảo thì cuộc đời đảo điên, tâm vọng động thì muôn ngàn sai biệt, tâm thiện thì cuộc đời an vui, tâm ác thì cuộc đời khổ đau.

Như vậy muốn tránh được xung đột mâu thuẫn thì phải từ bỏ sự tìm cầu hạnh phúc bên ngoài để trở về điều phục tâm mình, loại trừ những tâm lý xấu ác, huân tập và trưởng dưỡng tâm ý thiện lành.

Có những người Phật tử hằng đêm đến chùa tụng kinh, niệm Phật, lễ Phật, tuy không đem về cơm áo gạo tiền nhưng đem về điều thiện ở trong tâm. Mỗi khi trong tâm có điều thiện thì lời nói việc làm của họ đều tốt lành. Mỗi khi ba nghiệp được tốt lành thì ở đâu, lúc nào họ cũng được hạnh phúc an vui và đem lại sự hạnh phúc cho mọi người. Chính trong kinh Pháp Cú, đức Phật đã từng dạy: “Tâm dẫn đầu các pháp, tâm làm chủ tâm tạo, nếu với tâm ô nhiễm, nói năng hay hành động, khổ não sẽ theo sau, như xe theo vật kéo. Tâm dẫn đầu các pháp, tâm làm chủ tâm tạo, nếu với tâm thiện lành, nói năng hay hành động, hạnh phúc sẽ theo ta, như bóng không rời hình”. Như vậy hạnh phúc chơn thật không phải ở bên ngoài mà ngay trong tâm của mọi người. Chính ca dao tục ngữ Việt Nam ta cũng đã từng đề cập đến vấn đề này: “Râu tôm nấu với ruột bầu, chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”. Râu tôm ruột bầu là những thứ mà người ta bỏ đi, thế nhưng nhờ có chất liêu yêu thương, hiểu biết và sự cảm thông nên những thứ đó đã trở thành ngon ngọt. Đây mới là yếu tố hạnh phúc. Mỗi khi có hạnh phúc xuất phát từ nội tâm thì sự xung đột giữa cá nhân, gia đình sẽ vắng mặt.

Muốn hạnh phúc an vui thì cần phải áp dụng lời Phật dạy vào cuộc sống, còn đi ngược lại lời Phật dạy thì tự chuốc lấy khổ lụy tai ương.

Muốn hạnh phúc an vui thì cần phải áp dụng lời Phật dạy vào cuộc sống, còn đi ngược lại lời Phật dạy thì tự chuốc lấy khổ lụy tai ương.

Cách chuyển hóa vận hạn theo lời Phật dạy để có được cuộc sống bình an, hạnh phúc!

Thứ hai là do áp lực xuất phát từ quan niệm cho rằng chỉ số hạnh phúc là dựa vào chỉ tiêu đạt được về thành tích, doanh thu, lợi nhuận, kinh tế, có biết bao nhiêu cá nhân, bao nhiêu tổ chức vì chạy theo chỉ tiêu, thành tích, lợi nhuận, nên đã gây nên áp lực, tinh thần luôn luôn căng thẳng mệt mỏi. Rồi tạo ra sự mệt mỏi căng thẳng cho những người thân, những người tương quan với mình, từ đó có những lời nói, những việc làm dẫn đến sự xung đột với nhau. Thực ra chỉ tiêu… chỉ là một trong những yếu tố đưa đến hạnh phúc, chứ không phải hạnh phúc. Nhìn vào thực tế, cho chúng ta thấy biết bao nhiêu gia đình giàu sang đầy đủ tiện nghi, doanh thu rất cao nhưng vì không thấu hiểu và thông cảm cho nhau. Cha mẹ không có thời gian chăm sóc cho con cái, con cái bất hiếu với cha mẹ, thì gia đình đó không thể có hạnh phúc và thường xuyên xảy ra xung đột.

Thật ra sống trên đời này ai cũng cần có của cải, kinh tế sung túc. Như ông cha thường dạy: “Có thực mới vực được đạo”. Có thực ở đây, không chỉ có nghĩa có cơm ăn no bụng với làm được mọi việc, mà có thực ở đây còn có nghĩa là sống chân thật, có nhân cách đạo đức, mới vực được gia đạo đi lên. Giúp cho quốc gia được hưng thịnh, bền vững.

Như trong một gia đình nếu cha mẹ sống mẫu mực, có đạo đức, sống trọn bổn phận của người cha, người mẹ thì con cái sẽ ngoan hiền, sẽ thành đạt, gia đình sẽ hạnh phúc, gia đạo sẽ hưng thịnh bền vững. Ngược lại cha mẹ sống không có đạo đức, không biết tôn trọng sự sống của mọi người, mọi loài, gian tham, trộm cắp, làm giàu trên sự bất lương, bốc lột sức lao động của người khác,vợ chồng sống không chung thủy với nhau, lừa gạt, dối trá, say sưa, nghiện ngập, thì gia đình đó có giàu sang đến đâu, doanh thu, lợi nhuận cao đến mấy rồi cũng bại hoại, gia đình thường xảy ra bất hòa.

Như vậy hạnh phúc không phải là nơi đạt được thành tích, doanh thu, lợi nhuận cao, mà hạnh phúc chính là nơi đời sống có nhân cách đạo đức, ai cũng ý thức có trách nhiệm đối với tự thân, gia đình, làm vợ làm chồng, thì phải làm tròn bổn phận vợ chồng, làm cha làm mẹ thì phải làm tròn bổn phận của cha của mẹ, làm con làm cháu thì phải làm tròn bổn phận của con cháu, làm cán bộ thì phải làm tròn bổn phận của cán bộ, làm công nhân thì phải làm tròn bổn phận của công nhân. Có làm tròn bổn phận như vậy thì tự nhiên thành tích, doanh thu sẽ cao, mà còn tránh được xung đột. Cho nên cần phải biết áp dụng năm giới cấm của Đức Phật dạy vào cuộc sống hằng ngày, tránh được những bất hòa, xung đột và tạo dựng hạnh phúc chân thật cho tự thân, gia đình và xã hội.

Mỗi khi biết được nguyên nhân thì tùy theo từng nguyên nhân mà áp dụng lời Phật dạy để giải quyết thì sẽ thành công. Như biết được nguyên nhân gây ra bệnh và uống đúng thuốc thì sẽ lành bệnh.

Mỗi khi biết được nguyên nhân thì tùy theo từng nguyên nhân mà áp dụng lời Phật dạy để giải quyết thì sẽ thành công. Như biết được nguyên nhân gây ra bệnh và uống đúng thuốc thì sẽ lành bệnh.

Ăn chay có thể tránh mọi xung đột xã hội

Thứ ba là do sống trong cuộc đời này ai cũng xem cái Tôi ( bản ngã) quá lớn, rồi mỗi khi thành tựu được một việc gì thì cái tôi càng lớn thêm (chấp công) ai ai cũng chấp ngã như vậy, thành ra có sự va chạm và xung đột trong gia đình, mà ngoài xã hội cũng thế. Cho nên ông cha ta thường dạy con cháu rằng: “Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi ra lửa một đời không khê”. Có nghĩa, vợ chồng sống phải biết nhẫn nhịn nhau, khi thì chồng nhịn vợ, khi thì vợ nhịn chồng, bỏ bớt cái Tôi đi thì gia đình êm ấm. Còn như chồng nói một tiếng, vợ cũng nói lại một tiếng, bản ngã của chồng chà đạp lên bản ngã của vợ, bản ngã của vợ chà đạp lên bản ngã của chồng, vợ chồng xung đột nhau, hạnh phúc gia đình đổ vỡ. Sống trong một tổ chức trong xã hội mà ai cũng chấp ngã thì luôn luôn có sự mâu thuẫn xung đột, chính vì thế, cần phải học hỏi và thực hành, thực tập tinh thần vô ngã của đạo Phật. Quán chiếu thân tâm cho đến tất cả vạn vật đều vô thường, vô ngã, có đến là có đi, có sanh là có tử; tiền tài có rồi lại không, danh vọng được rồi lại mất…chỉ có cái tâm vô ngã vị tha, chỉ có nghiệp lành nghiệp dữ sẽ theo ta từ đời này sang đời khác. Đồng thời phải áp dụng tinh thần vô tác của Đạo Phật. Nghĩa là làm tất cả mọi đều lợi ích cho cuộc đời nhưng không chấp vào công lao của mình, được như vậy thì phúc đức mỗi ngày mỗi tăng trưởng, luôn luôn được an vui hạnh phúc, sẽ tránh khỏi mâu thuẫn xung đột giữa cá nhân, gia đình, xã hội.

Thứ tư là do không làm chủ được cảm xúc mà xảy ra xung đột. Tức là khi gặp hoàn cảnh hay lời nói, việc làm trái ý nghịch lòng thì dễ sân hận có những lời nói thô ác, mắng nhiếc, có những hành động nông nổi xảy ra xung đột. Cho nên cần phải làm chủ tâm mình bằng cách tu tập thiền quán, niệm Phật, để tâm luôn được điềm tĩnh trong mọi hoàn cảnh. Tập điều hòa hơi thở để tâm khỏi tán loạn, để luôn luôn làm chủ được lời nói, việc làm của mình.

Thứ năm là do những bậc làm cha mẹ thiếu ý thức về việc giáo dục con cái, cho con sử dụng điện thoại quá sớm, các cháu mới 2, 3 tuổi mà đã cho dùng điện thoại thì lớn lên các cháu sẽ nghiền những trò chơi trong điện thoại, thậm chí các cháu còn tiếp xúc những điều xấu trong điện thoại, khi lớn lên các cháu sẽ trở thành người vô cảm, người xấu, bất hiếu với cha mẹ. Cha mẹ thấy con cái mình như vậy sẽ bực tức oán giận từ đó xảy ra xung đột. Cho nên cần phải biết áp dụng giáo dục Phật giáo để dạy con cháu.

Dạy con khi con nằm trong bào thai gọi là thai giáo. Khi bà mẹ mang thai cần phải chiêm ngưỡng hình tượng Phật, Bồ tát, siêng năng lễ Phật, tụng kinh, niệm Phật. Vì thai nhi rất nhạy cảm, những gì bà mẹ suy nghĩ, nói năng hành động đều ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.

“Trong thời điểm gia tăng sự bất bình đẳng và thiếu độ lượng hiện nay, thông điệp của đức Phật về bất bạo động và phụng sự tha nhân trở nên thích ứng hơn bao giờ hết”.

“Trong thời điểm gia tăng sự bất bình đẳng và thiếu độ lượng hiện nay, thông điệp của đức Phật về bất bạo động và phụng sự tha nhân trở nên thích ứng hơn bao giờ hết”.

Quan điểm của Phật giáo về chiến tranh và xung đột

Đến khi con chào đời được 1, 2 tuổi cha mẹ phải tập cho con biết chấp tay lễ Phật, niệm Phật, lớn lên 3,4 tuổi dạy cho con trẻ biết kính trọng Phật, kính trọng ông bà tổ tiên, kính trọng người lớn; lên 6,7 tuổi tập cho con cái biết thắp hương cho Phật, thắp hương cho ông bà tổ tiên, biết đi chùa, biết tính nhân quả, tránh giữ làm lành, biết thương yêu mọi người mọi loài; đến 9,10 tuổi trở lên hướng cho các cháu biết học giáo lý căn bản, sống có nhân cách đạo đức, có trách nhiệm đối với tự thân với mọi người, với xã hội, sống hướng thượng, hướng thiện. Được như vậy thì trong gia đình luôn luôn có sự an vui hòa hợp.

Trên đây là những nguyên nhân chính dẫn đến các mâu thuẫn, xung đột giữa các cá nhân, gia đình, xã hội, và những phương thức áp dụng lời Phật dạy để giải quyết các mâu thuẫn đó.

Mỗi khi biết được nguyên nhân thì tùy theo từng nguyên nhân mà áp dụng lời Phật dạy để giải quyết thì sẽ thành công. Như biết được nguyên nhân gây ra bệnh và uống đúng thuốc thì sẽ lành bệnh.

Thiết nghĩ sống trong một quốc gia nào thì phải tuân theo pháp luật của quốc gia đó. Nếu muốn được tự do mà không tôn trọng, không tuân theo hoặc vi phạm pháp luật thì không thể tự do được, mà còn bị tù đày khổ sở. Cũng thế sống giữa cuộc đời này muốn hạnh phúc an vui thì cần phải áp dụng lời Phật dạy vào cuộc sống, còn đi ngược lại lời Phật dạy thì tự chuốc lấy khổ lụy tai ương. Nhất là trong thời buổi bị áp lực bởi kinh tế, bởi chính trị cũng như mọi mặt; nếu không biết áp dụng lời Phật dạy thì không thể giải quyết được các mâu thuẫn giữa cá nhân, gia đình, xã hội. Chính như Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc đã khẳng định: “Trong thời điểm gia tăng sự bất bình đẳng và thiếu độ lượng hiện nay, thông điệp của đức Phật về bất bạo động và phụng sự tha nhân trở nên thích ứng hơn bao giờ hết”.(2)

Chú thích:

(1). Trích trang Website BAN TÔN GIÁO CHÍNH PHỦ, Đời sống văn hóa tín ngưỡng tôn giáo.

(2). Thông điệp ngày Vesak của Thư ký Liên Hợp Quốc ngày 25-4-2019.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hóa ra ta chưa thật sự hiền lành

Lời Phật dạy 10:26 22/12/2024

Tâm ta là ngọn núi lửa được phủ lên một thảm thực vật hiền hòa, xanh tốt và chỉ cần chút duyên địa chấn thì nham thạch sân hận sẽ trào tuôn và nhấn chìm tất cả trong biển lửa phẫn nộ.

Tu tập tâm từ, ma quỷ không dối gạt

Lời Phật dạy 08:30 20/12/2024

Trong dân gian thường nói 'ma đưa lối, quỷ dẫn đường' để chỉ về trạng thái mất tự chủ, dẫn đến có những lời nói hay hành động xấu ác. Đến khi tỉnh táo nhận ra vấn đề thì chỉ còn hổ thẹn và hối tiếc mà thôi.

Phật dạy về tâm từ

Lời Phật dạy 14:16 19/12/2024

Hoà Thượng Minh Châu nói: Tâm từ mở ra, khổ đau khép lại. Mong rằng thế giới, đất nước có nhiều người tu tập tâm từ theo tinh thần của Phật thì đất nước được thanh bình thịnh trị, thế giới hòa bình an ổn, nhân loại an lạc hạnh phúc.

Vui thích tụ tập ồn ào khó thành tựu an tịnh

Lời Phật dạy 12:00 19/12/2024

Những ai thích tụ tập lễ lộc đông vui gặp gỡ chuyện trò, dù không có gì bất thiện nhưng sẽ khiến hướng ngoại, loạn tâm. Để tái lập sự an tịnh như trước phải mất một thời gian tâm tư mới lắng đọng.

Xem thêm