Tâm người như tấm vải
Theo tuệ giác của Thế Tôn, tâm ta giống như tấm vải và chính ta cũng là người thợ nhuộm, nhuộm cuộc đời mình với nhiều sắc màu chánh tà trong cuộc sống hiện tại.
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, vườn ông Anathapindika. Lúc bấy giờ Thế Tôn gọi các Tỷ kheo: Này các Tỷ kheo, như một tấm vải cấu uế, nhiễm bụi, người thợ nhuộm nhúng tấm vải ấy vào các thuốc nhuộm xanh, vàng hoặc đỏ… vải ấy sẽ được màu nhuộm không tốt đẹp, không sạch sẽ. Vì sao vậy? Này các Tỷ kheo, vì tấm vải không được trong sạch. Cũng vậy, này các Tỷ kheo, cõi ác chờ đợi một tâm cấu uế.
Này các Tỷ kheo, như một tấm vải thanh tịnh, trong sạch, người thợ nhuộm nhúng tấm vải ấy vào các thuốc nhuộm xanh, vàng hoặc đỏ… vải ấy sẽ được màu nhuộm tốt đẹp, sạch sẽ. Vì sao vậy? Này các Tỷ kheo, vì tấm vải được trong sạch. Cũng vậy, này các Tỷ kheo, cõi thiện chờ đợi một tâm không cấu uế.
(ĐTKVN, Trung Bộ I, kinh Ví Dụ Tấm Vải [lược], VNCPHVN ấn hành, 1992, tr.87)
“Tu tập đi, minh sát thân tâm mình đi”

Lời bàn:
Con người sống trên đời quý ở tấm lòng, nơi cái tâm bởi “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Trong tu tập thì việc giữ tâm trong sạch lại càng quan trọng hơn vì “ý làm chủ các pháp” hay “nhất thiết duy tâm tạo”.
Do vậy, quán sát tâm của mình hiện tại là thiện hoặc ác, tốt hoặc xấu, cao thượng hay thấp hèn… để biết chắc mình sẽ đón nhận một tương lai khổ hoặc vui thích ứng với các loại tâm ấy.
Theo tuệ giác của Thế Tôn, tâm ta giống như tấm vải và chính ta cũng là người thợ nhuộm, nhuộm cuộc đời mình với nhiều sắc màu chánh tà trong cuộc sống hiện tại. Ai cũng muốn tâm mình như tấm vải trắng để vẽ lên đó những bức tranh với các gam màu như ý nhưng thực tế thì cuộc mưu sinh nghiệt ngã đã ít nhiều làm tâm người hoen ố, dính đầy bụi trần.
hi bừng tỉnh, giác ngộ về lẽ thật của cuộc đời và con người, phát nguyện quay về gột rửa thân tâm, mới thấy tâm mình thực sự là tấm vải dơ, loang lổ màu tham lam, thù hận… và tang thương gần như rách nát.
Tuy nhiên, dù tấm vải tâm có dơ bẩn đến mấy thì trước đây nó vốn trong sạch và dẫu bị nhuốm bụi trần đậm đặc đến thế nào thì vẫn có thể gột rửa được. Vấn đề là ta có quyết tâm và nỗ lực để tẩy xoá, làm trong sạch tấm vải tâm của mình hay không?
Chính sự bền bỉ, chuyên nhất trong việc chuyển hóa tâm theo khuynh hướng thiện sẽ khiến tâm ta trở thành thanh tịnh và trong sạch. Chỉ khi nào tâm chúng ta thanh tịnh như tấm vải sạch thì lúc ấy mới có thể nhuộm được màu tốt đẹp, như ý đồng thời một tương lai tốt đẹp sẽ chờ đón chúng ta. Ngược lại, nếu không ra sức chuyển hóa để làm trong sạch tâm mình thì chắc chắn trong hiện tại và mai sau không thể như ý mình được vì nhân và quả vốn chẳng tách rời.
Tu tập chính là tẩy xóa và gột rửa thân tâm. Tự thân mỗi cá nhân sẽ nhuộm màu cho cuộc đời mình, không ai có thể làm thay cho mình được. Do vậy, thực hành các thiện pháp để tâm trong sạch luôn là phận sự, trọng trách của mỗi người con Phật.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Tâm người như tấm vải
Lời Phật dạy
Theo tuệ giác của Thế Tôn, tâm ta giống như tấm vải và chính ta cũng là người thợ nhuộm, nhuộm cuộc đời mình với nhiều sắc màu chánh tà trong cuộc sống hiện tại.

Phật dạy: “Tu mà vui như chơi mới tiến”
Lời Phật dạy
Tu tập cũng giống như thực hiện bất cứ một công việc nào khác đều đòi hỏi sự chuyên cần. Chính sự bền bỉ, tinh chuyên là nền tảng, bí quyết của thành công. Trong đó, ý chí là nhân tố quan trọng để duy trì và tăng trưởng sự tinh cần tinh tấn.

Tu hành nên thức và nên ngủ
Lời Phật dạy
Đức Phật thành tựu giác ngộ cũng nhờ nương theo tinh thần trung đạo, tránh xa hai cực đoan dục lạc và khổ hạnh. Về sau, trung đạo là một trong những đặc điểm căn bản của giáo pháp Thế Tôn.

Bị trúng lao mà không hay biết
Lời Phật dạy
Lợi danh là một trong những món dục hấp dẫn ở đời. Khi chưa đoạn trừ tâm tham thì tất nhiên chúng ta vẫn bị cuốn theo ngũ dục. Vấn đề là mỗi người có nhận ra điều ấy để tự thúc liễm, chỉnh đốn thân tâm của mình trước cơn lốc tham dục hay không?
Xem thêm