Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 19/04/2020, 06:45 AM

Ung thư giúp tôi sống càng lành mạnh

Tôi từ khi bệnh đến lúc bình phục trong ngoài đều thuận lợi. Do đó tôi hết sức cảm kích sự âm thầm gia hộ của đức Phật A Di Đà, mười phương chư Phật, chư Bồ tát và các đời tổ sư. Tôi cũng tri ân lòng từ bi chăm sóc của các vị xuất gia ở chùa Phố Lý.

Sự ra đi của nhiều nghệ sĩ Việt mang tên 'ung thư'

Tác giả: Phó Giáo sư Tiến sĩ Tạ Thanh Giai, Viện trưởng Viện Nghiên Cứu kiêm Khoa trưởng khoa Quản Trị Thông Tin trường Đại Học Quốc Gia Đài Loan.

Pháp sư Đạo Chứng dặn dò tôi viết ra quá trình tâm lý của mình từ khi mắc bệnh ung thư, để khích lệ những người đồng cảnh ngộ. Tuy tự thấy kinh nghiệm của mình rất bình thường, nhưng cảm thấy từ khi bệnh đến nay, con đường trải qua rất là suông sẻ, không có gì gọi là gian khổ, nên mới mạnh dạn nhận lời, viết ra bài này để chia sẻ cùng đại chúng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Vô thường: Ai cũng có một quyển sổ, giở trang kế tiếp sẽ là gì? Không ai biết!   

Vào mùa đông năm 1994, lúc đang tắm, tình cờ tôi rờ thấy bên ngực phải có một khối u cứng cỡ bằng trái nhãn, liền đến bệnh viện Đại Học Đài Bắc khám. Buổi chiều thứ sáu khám, thứ bảy đi siêu âm, thứ hai tuần sau được tin báo phải nhập viện vào thứ ba, rồi thứ tư lại làm giải phẫu xét nghiệm. Vì trước khi giải phẫu, không sao xác định được khối u là lành hay ác tính, nên phải tiểu phẩu một ít đem đi xét nghiệm, còn tôi thì nằm trên giường mổ chờ đợi kết quả. Ai ngờ, phải nằm đó đến gần hai giờ đồng hồ. Phòng giải phẫu rất lạnh, trong lòng lại hồi hộp, lo lắng, quả là một khoảng thời gian không dễ chịu chút nào. May mà tôi đã học Phật bảy năm, hàng ngày lấy niệm Phật làm định khóa, nên cứ niệm Phật không dứt, dần dần tâm lý ổn định trở lại, cũng không còn thấy khó chịu chút nào. Cuối cùng, chuông điện thoại trong phòng mổ vang lên, bác sĩ bước đến, chụp thuốc mê, tiến hành phẫu thuật.

Chỉ trong một hôm, từ một người bình thường tôi trở thành bệnh nhân ung thư! Lúc đó, tôi bốn mươi bảy tuổi, tình trạng sức khỏe tương đối tốt, ít khi cảm cúm, cũng không có đau chỗ này nhức chỗ kia, ngủ sớm dậy sớm, ăn chay trường mà thể lực vẫn tốt, thỉnh thoảng còn đi hiến máu. Tôi lúc đó giảng dạy kiêm viện trưởng và khoa trưởng Khoa Quản Trị Thông Tin trường Đại Học

Quốc Gia Đài Loan. Khoa này mới mở được bốn năm, chiêu sinh lớp Thạc sĩ (Master degree) được một năm, còn lớp Tiến sĩ vẫn còn trù hoạch, chuẩn bị năm sau chiêu sinh. Công việc tuy không nhẹ nhàng, nhưng cũng trôi chảy tốt đẹp. Cho nên, tôi bị choáng váng khi biết rằng mình mắc ung thư. Sau này, tôi càng nghĩ càng thấm thía lời lão cư sĩ Hạ Liên Cư nói: “Ai cũng có một quyển sổ, giở trang kế tiếp sẽ là gì? Không ai biết! Phải cẩn thận đề phòng nghiệp lực phát động.” Thế gian vô thường, quả thực không sai.

Bí quyết trường thọ của bộ tộc 900 năm không có ai mắc ung thư

Sợ hãi cái chết đến từ vọng niệm

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Điều đầu tiên người bệnh ung thư phải đối diện là nỗi sợ hãi đối với cái chết và nỗi đau đớn trước khi mất. Mẹ tôi chưa đến sáu mươi đã mắc bệnh ung thư ngực, sau khi giải phẫu lại chuyển qua ung thư gan, qua ba năm là mất. Dì tôi cũng ung thư tử cung di căn thành ung thư dạ dày, qua hai năm là mất. Cả hai người trước khi mất đều không có đau đớn. Trong khi đó, một bà mợ bà con xa ở Mỹ, mắc bệnh ung thư ruột, rồi di căn, phải giải phẫu rất nhiều lần, cuối cùng sau chín năm cũng mất. Theo lời cậu kể, trước khi mất ba tháng, mợ đau đớn kịch liệt, ngay cả morphine cũng vô hiệu. Khi tôi biết mình mang bệnh, lạ lùng thay cảm giác đầu tiên không phải là sợ hãi, mà là cảm giác thư thới chưa từng có: “À, vậy là mình không cần phải tiếp tục sống nữa.” Nhưng cảm giác này chỉ kéo dài mấy tiếng đồng hồ rồi thôi. Tiếp theo đó là sợ hãi. Sợ hãi cái chết, sợ hãi đau đớn trước khi chết, lưu luyến gia đình không dứt, cũng như nuối tiếc việc tu và tâm nguyện học Phật còn dang dỡ của mình.

Xét ra, mối lo buồn và sợ hãi này thực ra đều là vọng niệm của mình. Nhưng con người khó ai mà khác hơn như vậy, đều không thể tự chủ, luôn bị vọng niệm của mình kéo đi. Nhớ lại lúc đó tôi làm cách nào để khắc phục mối lo buồn và sợ hãi này?

Hành giả Tịnh độ: Một đời mong cầu chỉ là sát na này

Lúc đó, tôi có một nhóm Liên hữu đồng tu niệm Phật. Điều người niệm Phật mong đợi nhất là biết trước ngày giờ lâm chung, tự tại vãng sinh. Lúc chúng tôi cùng tu niệm Phật, từng nửa đùa nửa thực bảo: “Có ung thư cũng là biết trước ngày giờ lâm chung; hành giả Tịnh độ cả đời mong cầu chỉ là sát na lâm chung này, Phật đến tiếp dẫn.”

Chính ở điểm này, tôi tìm ra chỗ nương tựa chân thực, không còn sợ hãi cái chết nữa. Cho nên, trong khi người bệnh cùng phòng lo buồn, khóc lóc, tôi vẫn có thể thanh thản, tự tại.  Tôi thấy rất rõ cả đời tu học của mình là lúc lâm chung được tiếp dẫn vãng sinh. Vãng sinh đối với hành giả Tịnh độ chính là giải thóat. Tôi từ trong Phật pháp nhận thức được cái chết, đối với nó có sự chuẩn bị, lấy pháp môn Tịnh độ làm chỗ dựa nên có thể khắc phục nỗi sợ hãi trước cái chết.

Lợi ích của thiền định đối với bệnh nhân ung thư

Không nên bị vọng niệm kéo đi

Nhưng sự việc không phải đơn giản như vậy. Nếu công phu không đủ, tuy rõ ràng biết được đạo lý, nhưng vẫn không thể lúc nào cũng tỉnh thức quán chiếu, nên có lúc vẫn bị vọng niệm kéo lôi, không sao dừng được. Nhớ lại lúc mới xuất viện về nhà, sức khỏe suy sụp sau cuộc phẫu thuật, cứ nhớ mãi ung thư đáng sợ như thế nào, không sao niệm Phật được. Đang lúc tinh thần dao động, suy sụp, tiện tay cầm lên quyển sách Tịnh Độ Tư Lương, giở vài trang, bỗng đọc được câu: “Hiện nay, việc quan trọng nhất, cũng là việc lớn duy nhất của bạn chính là một câu A Di Đà niệm đến rốt ráo; việc gì cũng không cần, việc gì cũng không quan tâm, trong lòng chỉ niệm liên tục một câu Hồng danh, câu nầy tiếp đến câu kia…”

Chỉ vài câu đơn giản như vậy, ngay lập tức khiến cả người tôi lập tức nhẹ nhõm, mát mẻ. Một câu Phật hiệu vừa đề khởi, vọng niệm tức thì tiêu tan. Nhớ lại, trong giai đọan này, tôi cũng thường niệm tụng bài thơ Trong Cơn Bệnh Nặng, Ứng Khẩu Hai Bài Kệ Từ Giã Thế Gian của lão cư sĩ Hạ Liên Cư:

Sống đã không tham luyến

Chết có gì đáng lo

Sinh tử tính vốn không

Do tâm phân biệt có.

 

Biết rõ các pháp không

Mới tin tất cả có

Có Tịnh Độ Tây phương

Có Phật Vô Lượng Thọ.

“Không nên để vọng niệm của mình kéo đi” là phương pháp lúc đó tôi dùng để khắc phục lo sợ. Nhưng làm sao mới có thể không để vọng niệm lôi kéo? Đây chính là ngay nơi vọng niệm chợt khởi, lập tức đề khởi giác chiếu, lập tức niệm Phật.

Muốn sống có phẩm chất hay là muốn sống lâu?

Niệm Phật chuyển hóa tế bào ung thư 3

Người bệnh ung thư không những phải cô khổ, sợ hãi đối diện trước cái chết, mà khi vết mổ chưa lành, còn phải ngần ngừ lo lắng trước quyết định có nên trị liệu bằng hóa chất hay không. Nhớ lại, lúc đó tôi đang ngồi lần chuỗi niệm Phật trong gian phòng có ánh đèn sáng trước cửa cầu thang điện, vừa ngước lên nhìn thì thấy bác sĩ chủ trị bước vào. Ông bảo: “Đợi một chút nữa sẽ chính thuốc, trị liệu bằng hóa chất.” Tôi lặng cả người, liền nhớ đến đọan đối đáp giữa bác sĩ Lý Phong và tôi.

Buổi trưa hôm trước ngày mổ, tôi lên phòng thờ Phật của bệnh viện Đài Bắc lễ Phật. Tôi đã gặp bác sĩ Lý Phong. Lúc đó, có người bạn đồng học của tôi là chủ nhiệm phòng hồ sơ bệnh lý họ Phạm đi cùng. Người bạn này giới thiệu tôi làm quen với bác sĩ Lý Phong. Sau khi phẫu thuật xong, tôi đến phòng nghiên cứu của bác sĩ.

Bác sĩ hỏi tôi: “Có học Phật không?”

“Có.” Tôi trả lời.

Lại hỏi: “Có phải tu pháp môn Tịnh Độ không?”

“Phải.” (Có lẽ bác sĩ thấy xâu chuỗi tôi đang đeo trên tay.)

Lại hỏi: “Có sợ chết không?”

“Không.” Tôi đáp.

Lại hỏi tiếp: “Muốn sống có phẩm chất, hay muốn sống lâu?”

“Muốn sống có phẩm chất.”

Bác sĩ bảo: “Vậy nếu tôi như chị, tôi không trị liệu bằng hóa chất hay bằng điện.”

Tôi giật mình: “Hả?!”

Cho nên, khi bác sĩ chủ trị muốn trị liệu bằng hóa chất, tôi thoái thác bảo đợi có báo cáo bệnh lý rồi hãy tính. Bác sĩ chủ trị bảo: “Khối u của chị lớn như vậy (7cm×3cm), không cần phải xem báo cáo cũng phải trị liệu bằng hóa chất.”

Tôi cũng vẫn thoái thác. Bác sĩ đành phải bỏ qua. Sau đó, có kết quả báo cáo bệnh lý, thực là lạ, tuy khối u lấy ra rất lớn, nhưng bên ngoài không phải là tế bào ung thư, mà là màng tế bào liên kết với nhau rất cứng bao chặt lấy phần tế bào ung thư. Tuyến hạch trên ngực cũng không có dời đổi. Cho nên, bác sĩ chủ trị cũng đồng ý cho tôi khỏi trị liệu bằng hóa chất. Việc này, khiến tôi an tâm rất nhiều, tự tin vào hệ thống miễn dịch của mình, đồng thời cũng tin vào phương pháp trị liệu tự nhiên. Trước khi giải phẫu, tôi đã ăn chay trường ít nhất được ba bốn năm. Nghe nói ăn chay có thể tăng cường khả năng miễn dịch. Có lẽ sự may mắn của tôi đến từ việc ăn chay!

Nhờ niệm Phật được giải oán thù

Toa thuốc thú vị

Sau đó, tôi quyết định trị liệu theo phương pháp tự nhiên, không dùng phương pháp trị liệu bằng điện hay bằng thuốc (dùng hormone để cưỡng chế dứt kinh) như lời bác sĩ đề nghị. Thay vào đó, bác sĩ Lý Phong cho tôi toa thuốc như sau:

– Rời khỏi thành phố Đài Bắc một năm. (Tôi sau đó tập tu ở chùa nơi Phố Lý chín tháng.)

– Mỗi ngày đi bộ bốn tiếng. (Tôi sau đó chỉ đi được mỗi ngày không tới hai tiếng.)

– Mỗi ngày tọa thiền ba tiếng. (Việc này tôi làm khá tốt.)

– Mỗi ngày phải cười. (Tập mãi mà vẫn chưa thực sự thành công.)

– Phàm việc gì cũng phải nghĩ đến khía cạnh tốt của nó. (Cũng không thành công lắm)

– Phải theo phương pháp trị liệu tự nhiên. (Cố gắng làm hết sức mình.)

Từ khi giải phẫu đến nay đã năm năm bảy tháng rồi. Tuy tôi có gầy hơn khi trước (cao 1m 60, nặng 53 ký so với 56 ký lúc trước), nhưng thể lực trái lại khỏe hơn trước nhiều. Hiện nay tôi leo núi bốn tiếng mà vẫn không cảm thấy nhọc mệt lắm, lại rất ít khi mất ngủ, ăn uống bình thường, tóc ít bạc, và không cần phải mang kính lão. Tôi còn hay cười hơn trước, đương nhiên là cười không được đủ lắm. Cách nghĩ tương đối lạc quan. Nói chung, sau khi giải phẫu, Phật pháp, liệu pháp tự nhiên (gồm ăn uống và vận động) cũng như thuốc bắc giúp tôi vượt qua ung thư. Con đường trải qua này rất thông thuận, dường như không có chút gì đau khổ. Sau đây, tôi xin tổng kết một số điểm quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe qua kinh nghiệm bản thân để mọi người cùng tham khảo.

Sám hối

Sau khi mắc bệnh, chúng ta nhất định phải xét lại mình, ăn năn sửa đổi lỗi lầm, làm lại cuộc sống và con người mới. Tuyệt đối không được nghĩ: “Mình siêng năng, thành tâm học Phật, vì sao vẫn phải mắc quả báo như vậy?”

Người suy nghĩ như vậy, thực ra không hiểu rõ đạo lý nhân quả trong ba đời. Cái “nghi” này, chính là phỉ báng chánh pháp vô cùng nghiêm trọng.

Phương pháp sám hối có rất nhiều, tôi chủ yếu dựa vào quyển Bảo Vương Tam Muội Sám của cư sĩ Hạ Liên Cư để bái sám. Tôi luôn thấy sự phản tỉnh của mình chưa đủ, tâm Bồ đề chưa vững, tùy thuận chúng sinh còn kém, ba nghiệp thân miệng ý luôn ràng buộc với ngã chấp, cần phải nỗ lực thêm, phản tỉnh, sám hối triệt để. Phải một phen chết đi tâm phàm tục, mới tái sinh được một đời sống mới.

Nhìn lại tâm mình, hổ thẹn cầu nguyện

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tình yêu thương là liều thuốc tiên chữa bệnh

Theo thống kê, người mắc bệnh ung thư bên ngực phải, phần nhiều là có mối bất hòa với chồng. Ung thư của tôi chính bên ngực phải. Xét lại tôi thấy, mình mắc bệnh ung thư có liên quan rất lớn đến cá tính ương bướng không chịu nhận lỗi, tự cho mình là đúng, rất cố chấp mà cũng rất hay hờn giận của mình. Nhất là đối với chồng, tôi cứ một mực theo quan điểm mình nghĩ, luôn bất mãn và bài xích anh ấy, chưa bao giờ nghĩ đến hoàn cảnh và tâm trạng anh ấy ra sao.

Ai quen biết với vợ chồng tôi đều cảm thấy đây là một đôi vợ chồng rất lạ, vì chúng tôi dường như không có một chút gì giống nhau. Anh ấy cao to anh tuấn, rất có khí chất trí thức, ca hát hay nhảy đầm đều số một; người lại thông minh giỏi giắn, cá tính cứng rắn, chính trực vô tư, hết sức coi trọng lý tính. Còn tôi từ trước đến giờ không trang điểm, ăn mặc rất tùy tiện, tướng mạo và tính tình hơi giống nhân vật Anne dưới ngòi bút của Lucy Mongomery, một cô bé nhà quê, thích một mình đọc sách, nghe âm nhạc cổ điển, làm việc rất tùy hứng, lại không chút lý tính. Nhớ lại, lúc còn học ở lớp 1, cô giáo chọn tôi vào ban múa của trường. Tôi nghe vậy sợ đến phát khóc, về nhà đòi bà ngoại đến gặp cô giáo nói: “Đứa nhỏ nhà tôi không có múa.”

Cá tính và hứng thú của hai vợ chồng tôi đều khác nhau. Được cái đều là thành phần trí thức, ở chung một nhà vẫn có thể kính nhau như khách. Chẳng qua, anh ấy thường bảo: “Nhà mình có hai người đàn ông và một bà giúp việc, mà không có người vợ.” Nỗi lòng anh ấy khi nói câu đó rất là đau khổ, chỉ có điều tôi không biết suy gẫm để nghiệm ra.

Tuy lúc tôi mười tuổi, cả nhà cùng quy y Tam Bảo với hòa thượng Nam Đình, nhưng mãi đến năm bốn mươi, tôi mới được nghe hòa thượng Tịnh Không giảng Di Đà Yếu Giải và Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện. Tôi cảm thấy chấn động và hoan hỉ chưa từng có. Từ đó, tôi nhận ra trước đây mình sống rất nhỏ nhoi, thì ra nhân sinh còn có một vùng trời đất bao la!

Nhưng nhân duyên anh ấy còn chưa thành thục, chưa có cơ hội thâm nhập diệu lý Phật pháp. Cho nên, anh rất không sao chịu được việc người có bằng cấp cao về khoa học như tôi lại “mê tín” như vậy. Sau nhiều lần xung đột, tôi không còn ý định thuyết phục anh cảm thông nữa, mà dấu anh việc học Phật của mình. Đây là tình hình trước khi tôi giải phẫu. Lúc đó tôi chỉ cảm thấy việc anh phản đối tôi học Phật là một chướng ngại, mà chưa từng thông cảm hoàn cảnh của anh. Một người có vợ khác xa tư tưởng mình, thì cũng phải sống qua những ngày tháng không dễ chịu chút nào. Tôi không biết đem tinh thần của Phật A Di Đà ra bao dung, để anh cũng có duyên cảm nhận được tâm từ bi nhu hòa của Phật. Tôi cũng không dùng lòng nhẫn nại của Phật A Di Đà giúp anh có cơ hội thể nhận trí tuệ sâu rộng của Phật pháp.

Sau khi giải phẫu, vì tôi tin Phật A Di Đà nên tâm lý rất an ổn, lại thêm cá tính hướng nội, không thích tỏ ra ngoài tình cảm bên trong của mình, nên chưa từng rơi một giọt nước mắt. Trái lại, chồng tôi mỗi ngày ngồi bên giường bệnh, hơi một chút là lau nước mắt, hai mắt đỏ như mắt thỏ, rất muốn giúp tôi làm mọi việc, như dìu tôi xuống giường, giúp cho tôi ăn. Nhưng tôi hồi phục rất nhanh, việc gì cũng tự mình làm, cũng không có nhõng nhẽo, giả bộ muốn người khác chăm sóc. Trong vòng hai mươi bốn giờ đồng hồ sau khi giải phẫu là lúc tôi cần được chăm sóc nhất. Thời gian này, người chị kết nghĩa là y tá chuyên nghiệp chăm sóc cho tôi.

Những bạn đồng tu mỗi sáng sớm đều đến bệnh viện cùng niệm Phật với tôi, lại còn mang đến một ít súp. Họ ở đó đến tối khuya mới về. Tôi rất tri ân sự chăm sóc của họ và rất thích chia sẻ thời giờ với bạn đồng tu. Hiện nay nhớ lại, thay vì nói lời tri ân với chồng tôi, chi bằng tự mình sám hối. Bởi vì, khi tôi một chút cũng không cảm thông hoàn cảnh và tâm trạng của anh, bỏ mặc anh một mình, nhìn anh suốt ngày mắt đỏ hoe, trong lòng tôi lại còn càm ràm: “Đàn ông gì mà hay khóc như vậy?”

Nhất là gần đây đọc được sách của Pháp sư Đạo Chứng, thấy bài văn phát nguyện của Pháp sư trên núi Linh Thứu: “Xin giúp cho con cảm nhận được sự đau khổ của chúng sinh, như chính mình đau khổ.” Dòng nước mắt ăn năn sám hối của tôi chợt chảy tràn. Tôi sống với chồng nhiều năm như vậy, mà chỉ biết oán trách anh ấy là bá đạo, chỉ biết làm theo ý mình, mà chưa từng nghĩ đến nỗi khổ của anh, đừng nói chi là cảm nhận nỗi khổ của anh như nỗi khổ của mình.

Sau này, vào thời gian cuối còn nằm ở bệnh viện Đài Bắc, tôi thấy anh mắt cứ đỏ hoe, mới khuyên anh đi gặp bác sĩ Lý Phong. Sau khi gặp bác sĩ trở về, anh đã thay đổi như biến thành một con người khác. Thì ra bác sĩ Lý Phong cho anh biết ung thư không phải là tuyệt chứng, còn có con đường khác có thể đi. Do đó anh ép tôi phải đi gặp bác sĩ. Theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, tôi đã đi qua một lộ trình trị liệu hết sức đặc biệt, như phần trước tôi đã giới thiệu qua.

Lúc tôi xuất viện, bác sĩ Lý Phong đưa cho tôi mười mấy quyển sách có liên quan đến việc sử dụng phương pháp trị liệu tự nhiên để khắc phục ung thư. Về đến nhà, tôi chỉ lo niệm Phật, lười đọc sách. Nhưng anh ấy vì tôi nên đã đọc kỹ qua từng cuốn, sau đó bảo tôi phải chú ý đến việc ăn uống như thế nào, cho đến một số đạo lý cơ bản của phương pháp trị liệu tự nhiên. Anh cũng bắt đầu cùng ăn chay với tôi. Anh là người rât có lý tính, chỉ cần đối với sức khỏe có ích, anh không bao giờ chê những món rau sống và rau luộc không có muối có dầu. Điểm này thực vô cùng đáng quý, tôi cảm ơn anh vô cùng.

Ngoài ra, là người nặng về lý trí, anh ủng hộ phương pháp trị liệu tự nhiên. Cho nên đối với việc tôi có chịu trị liệu bằng hóa chất hay bằng điện, cho đến sau này có chịu làm kiểm tra theo dõi hay không, anh đều tôn trọng ý tôi, hoàn toàn không gây cho tôi chút áp lực nào. Anh cũng đồng ý cho tôi nghỉ phép chín tháng, đi đến Phố Lý sống tĩnh tu trong tu viện nơi đây một thời gian. Nhớ lại lúc đó mới giải phẫu xong, chỉ hơi hồi phục còn chưa cắt chỉ vết mổ, tôi đã lập tức đòi đi Phố Lý; lại còn khăng khăng đòi lái xe đi ngay vào buổi chiều ngày tái khám! Anh cũng chìu, lái xe đưa đi lên núi Phố Lý. Ngày hôm sau anh lại lái xe đi vào thị trấn Phố Lý để tìm cỏ tiểu mạch. Không ngờ anh không những tìm được cỏ tiểu mạch, mà còn tìm được người biết trồng để thỉnh giáo cách trồng giống cỏ này. Những sự chăm sóc từ bi này lẽ ra tôi phải hết lòng cảm kích. Nhưng lúc đó, tôi không có lòng lễ kính, hằng thuận và tri ân sâu xa.

Pháp sư dạy chúng ta phải học biết ơn, nhớ ơn, và đền ơn để phát tâm Bồ đề. Việc tu tập lòng từ bi phải bắt đầu từ những người gần gũi xung quanh.

Tôi thực sự cảm ơn chồng mình. Anh ấy như một tấm gương, tùy lúc, tùy nơi phản chiếu rõ ràng một người đệ tử Phật kém cõi như tôi. Lâu nay tôi học Phật, thực ra chỉ gia công ở trên “ngã chấp,” tham, sân, si ngã mạn đều không giảm, nhất là thiếu đi một tấm lòng từ bi chân chính, hoàn toàn trái với tâm từ bi của đức Bổn sư. Nhưng đức Bổn sư vẫn từ bi bình đẳng nhiếp thọ, tôi chỉ biết hổ thẹn phát nguyện:

“Đức Phật A Di Đà, xin giúp cho con sinh được tâm  chí thành sám hối đối với tất cả chúng sanh mà con từng làm tổn hại. Xin cho con có lòng từ bi chân chính, đối xử tốt với tất cả chúng sanh mà con từng làm tổn hại. Xin cho con sinh khởi tâm vô tư, bình đẳng, không để cho tâm niệm riêng của mình dù vô tình hay cố ý làm hại đến một chúng sinh. A Di Đà Phật.”

Sống như thế nào khi bị bệnh ung thư não?

Định khóa

Hai thời tu niệm sáng tối là thuốc an tâm rất tốt đối với người niệm Phật. Tôi rất tán đồng chủ trương định khóa tu hành của lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ. Nhờ có thời khóa nhất định, tôi một mình tu tập mới không đến đổi như diều đứt dây. Cả ngày bận rộn, về đến nhà, mở đèn lên, việc trước hết là lên phòng thờ Phật thắp hương lễ Phật, thì sẽ không đến nỗi chạy theo vọng niệm. Tâm do đó cũng rất yên. Ngoài ra còn khéo dùng thời gian nhàn rỗi niệm Phật. Hoàng cư sĩ dùng xâu chuỗi liên hoa rất dễ ký số. Chuỗi không rời tay, cũng giúp Phật không rời miệng, Phật không rời tâm.

Nghe kinh

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Băng giảng của các vị thiện tri thức là thuốc hay trong khi tôi bệnh, luôn luôn nhắc nhở, luôn luôn dạy dỗ, tăng trưởng tín nguyện, chỉ ra đường chánh, như đèn sáng giữa đêm đen. Có lúc, chỉ cần một hai câu là đủ quét sạch tất cả phiền não. Lúc bận rộn làm việc, rất ít khi có thời giờ cung kính lắng nghe. Trên đường lái xe đi làm và ra về, là thời gian tôi nghe băng giảng kinh. Khi rảnh việc nhà, tôi cũng lập tức lặng yên nghe kinh, không ngừng tắm mình trong dòng nước Pháp, không ngừng dùng tri kiến Phật để sửa đổi lại tri kiến phàm phu của mình.

Vận động

Muốn hồi phục sức khỏe phải đưa vận động vào sinh hoạt hàng ngày của mình. Lúc mới vận động sẽ rất mệt, rất cực khổ. Nhưng khi cảm được lợi ích của vận động, như máu huyết tuần hoàn tốt, toàn thân thư thới, thể lực ngày một tăng, sắc mặt ngày một tươi, thì có thể vận động được đều đặn và lâu dài. Tôi thử qua rất nhiều cách vận động như đi bộ, chạy chậm, thể dục, thư giản, leo núi, thái cực quyền… Tóm lại, phải tìm ra loại vận động nào thích hợp với mình nhất. Riêng đối với tôi, lạy Phật là loại vận động mà tôi chọn lựa thực tập không gián đọan. Tôi rất thích đại lễ bái của Mật giáo. Nhưng vì mới mổ, tay phải không thể chịu lực quá nặng, nên nếu lạy nhiều sẽ cảm thấy khó chịu như bị trật khớp xương. Gần đây, theo phương pháp lạy Phật của Pháp sư Đạo Chứng giảng, cảm thấy hoan hỉ, thư thới chưa từng có.

Giải độc

Sống mấy mươi năm, tự nhiên có rất nhiều phế vật tích trữ trong cơ thể. Giải độc chính là làm thay đổi thể chất. Cho nên, phương pháp trị liệu tự nhiên và y học Đông phương rất chú trọng đến việc giải độc. Phương pháp trị liệu tự nhiên trước hết là phải ăn chay, dùng rau cải, ngũ cốc, các loại hạt và trái cây thiên nhiên không có thuốc trừ sâu là tốt nhất. Sau khi tôi bệnh, trước hết theo phương pháp trị liệu tự nhiên uống nước cỏ tiểu mạch xay ra (cần chú ý lượng dùng), ăn sống, tuy ăn cơm ngũ cốc càng lúc càng nhiều, từ chén nhỏ đổi ra chén lớn, người cũng cảm thấy nhẹ nhàng, thư thới, nhưng trọng lượng thân thể càng lúc càng xuống đến mức chỉ còn bốn mươi chín ký. Bác sĩ Lý Phong cũng vì ăn sống mà chỉ còn ba mươi bảy ký. Khi bác sĩ ngưng không ăn sống nữa, tôi vẫn còn do dự. Mãi đến một hôm, khi đi đường bất chợt gặp một luồng gió nhẹ, tôi cũng cảm thấy như một trở lực đối với thân thể. Lúc đó tôi mới ngưng ăn sống và thể nghiệm rằng ăn sống, cần phải tùy theo điều kiện thể chất của mỗi người mà điều chỉnh. Nó giống như uống thuốc, cần căn cứ theo tình trạng bệnh mà gia giảm, điều chỉnh. Đây là việc xảy ra sau khi tôi đã ăn sống được một năm rưỡi. Sau đó, tôi theo phương pháp giải độc Đông y, vừa có thể dùng thuốc Bắc giải độc, vừa uống thuốc bổ khiến không tổn nguyên khí. Như vậy là ổn đáng hơn nhiều. Trọng lượng thân thể tôi lần lần lên trở lại. Ngoài ra, còn một điểm hết sức quan trọng: Muốn giải độc, thì mỗi ngày ăn uống đừng dùng những thức ăn có độc, cho đến trong lòng cũng phải giải trừ những tâm niệm tham, sân, si, mạn, nghi, những thứ sinh ra độc tố.

Cư sĩ Lý Mộc Nguyên chuyển tế bào ung thư thành rừng công đức

Dưỡng sinh, bảo vệ sức khỏe

Vì-sao-Thiền-đem-lại-Trí-tuệ

Tôi có một chút tâm đắc với lý luận dưỡng sinh, bảo vệ sức khỏe của Đông y: Cố gắng sống tự nhiên, không sử dụng máy móc để tạo ra hoàn cảnh sống không tự nhiên. Ví dụ như không dùng máy lạnh, máy quạt. Lúc nóng để thân thể tự nhiên xuất hạn, sau khi xuất hạn, thân tâm đều rất thư thới, cũng không còn nóng nữa. Trời tối rồi phải đi ngủ sớm, không nên dùng đèn điện tạo ra hoàn cảnh không tự nhiên để thức khuya. Cho dù là rất nóng, cũng không uống nước lạnh và nước đá, cố gắng ăn uống những thức có nhiệt độ gần với nhiệt độ cơ thể mình. Ăn những thức ăn tự nhiên trong mùa, không nên ăn những thức ăn trái mùa được tạo ra bởi kỹ thuật tân tiến. Nếu bất đắc dĩ, phải sống trong hoàn cảnh mà máy móc tạo ra cũng không cần phải áo não, có tâm bài xích, hay lo lắng mình bị tổn hại. Chỉ cần an tâm trước mọi cảnh ngộ, hoan hỉ trước mọi nhân duyên, cảm ân niệm Phật, giữ tâm thanh tịnh là phương pháp bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Vì những tâm niệm thanh tịnh tốt đẹp chính là những làn sóng điện sinh ra vật chất tốt đẹp, hướng dẫn tế bào toàn thân phát huy công năng mạnh nhất.

Cảm ân và lại cảm ân

Tôi từ khi bệnh đến lúc bình phục trong ngoài đều thuận lợi. Do đó tôi hết sức cảm kích sự âm thầm gia hộ của đức Phật A Di Đà, mười phương chư Phật, chư Bồ tát và các đời tổ sư. Tôi cũng tri ân lòng từ bi chăm sóc của các vị xuất gia ở chùa Phố Lý. Ân đức này thực đời đời khó quên. Những ngày tôi sống ở chùa như trở về nhà mẹ mình, sống rất thoải mái, hồn nhiên, nét cười luôn rạng rỡ trên mặt. Điều này có ích lợi rất lớn cho việc phục hồi sức khỏe. Tôi cũng cảm ơn con gái mình đã dũng cảm gánh vác, vui vẻ phối hợp. Con gái tôi lúc đó là sinh viên Đại học năm thứ ba, đột nhiên gặp phải biến cố lớn này. Lúc tôi ở Phố Lý chín tháng, con gái cũng học được cách tự lo liệu cho mình. Nhớ lại năm đó, con gái tôi đích thân làm bữa cơm cuối năm. Từ đó tôi phát hiện, thì ra con gái mình giỏi hơn và cũng cứng rắn hơn mình nhiều. Đây là điều an ủi lớn đối với tôi. Cũng xin tri ân các bạn đồng tu, các bạn đồng nghiệp trong khoa, các bạn bè thân hữu, cho đến các bác sĩ giúp tôi bình phục. Nguyện đem tất cả công đức hồi hướng cho tất cả các bạn có bệnh ung thư. Nguyện mọi người đều có thể phát tâm bồ đề, chuyên lòng niệm Phật A Di Đà, lìa khổ được vui, đồng sinh Cực Lạc.

Khéo đem tâm niệm này

Chuyển Ta bà đau khổ

Thành Tịnh độ an vui

Mình người không thoái lui.

Khéo đem tâm niệm này

Thẳng tu đến thành Phật

Trải thân cầu giác ngộ

Mình người đều đắc độ.

Trích sách "Niệm Phật chuyển hóa tế bào ung thư"

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Hãy có lòng tốt”: Bộ sách của Đức Dalai Lama

Sách Phật giáo 16:45 31/10/2024

Cuộc sống là một hành trình dài và chúng ta phải trải qua vô vàn thử thách của cảm xúc: từ yêu, ghét, tức giận, hờn dỗi… Nhưng con người lại được kết nối bởi những thứ vô hình đó. Chúng ta đến với nhau vì yêu nhau hay rời xa nhau vì sự chán ghét.

Chúng ta sống vì điều gì?

Sách Phật giáo 16:36 27/10/2024

Người làm việc chăm chỉ không chỉ để có lương thực sinh sống mà còn để hạn chế lòng ham muốn của bản thân, có thể mài giũa tâm hồn, thanh lọc tâm hồn.

Lời khuyên để có hạnh phúc của thiền sư Khenpo Sodargye

Sách Phật giáo 22:43 22/10/2024

Qua câu chuyện về ba cách sống, thiền sư Khenpo Sodargye đưa ra lời khuyên về cách để sống hạnh phúc.

CEO Nguyễn Tuấn Quỳnh: "Nhờ sách của Thiền sư Nhất Hạnh tôi đã vượt qua nỗi đau mất mẹ"

Sách Phật giáo 09:30 18/10/2024

Cuốn sách Không diệt không sinh đừng sợ hãi giúp Nguyễn Tuấn Quỳnh hiểu sâu sắc hơn về sự sống và cái chết, mang lại sự an ủi trong thời khắc đau buồn

Xem thêm