Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 15/01/2021, 16:58 PM

Ước nguyện 'có nơi để về, mất có người chôn' của cụ bà 50 mưu sinh ở vỉa hè

Đó là câu chuyện của cụ Nguyễn Thị Ái Liên (90 tuổi) với gần 50 năm mưu sinh lang thang khắp gõ ngách Hà Nội. Mong ước lúc này của cụ là khi cụ mất có người chôn cất.

Giữa trời đông rét buốt, hình ảnh cụ Liên ngồi thu mình lại một góc ngả lưng trên chiếc ghế gỗ cùng với chiếc chăn bông quấn quanh người để giữ ấm...khiến ai nhìn thấy cũng phải xót xa. Đáng ra ở cái tuổi ấy cụ Liên phải được con cái, cháu chắt chăm sóc, phụng dưỡng...để an vui tuổi già.

Cụ Trần Thị Ái Liên (90 tuổi), tá túc trên vỉa hè phố Hàng Đậu, phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm. (Ảnh: Nhịp sống Việt)

Cụ Trần Thị Ái Liên (90 tuổi), tá túc trên vỉa hè phố Hàng Đậu, phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm. (Ảnh: Nhịp sống Việt)

Nhưng phận đời, mỗi người một hoàn cảnh, do chiến tranh loạn lạc, đói khổ cụ Liên bị mất liên lạc hoàn toàn với gia đình, họ hàng...Ngay cả chính cái tên của mình cụ cũng tự đặt. Gần 50 năm trôi qua, cụ một mình mưu sinh bằng nhiều nghề, xem vỉa hè như nhà của mình. Cũng may, suốt bao năm qua, dù bươn trải nắng mưa nhưng cụ Liên ít đau ốm bệnh tật.

"Thời tôi sinh ra, chiến tranh bom đạn, nhà nghèo khổ, đói rét nên từ nhỏ đã bị bố mẹ mang đi cho người khác nuôi. Khi 18 tuổi tôi lang thang khắp nơi rồi mò mẫm lên Hà Nội kiếm sống cho tới tận bây giờ. Giờ thì không biết người thân còn những ai", cụ Liên bộc bạch.

Như bao nhiêu người khác, cụ Liên cũng mong có một đứa con để bầu bạn, phụng dưỡng khi về già, có lúc cụ cũng nghĩ đến việc nhận một đứa con nuôi. Nhưng cụ nghĩ về hoàn cảnh mình lại đành thôi. 

Bức ảnh chân dung là thứ được cụ Liên mang theo bên mình và cất cẩn thận, đó là bức ảnh mà cụ chụp bằng số tiền tiết kiệm 300.000 đồng. Bức ảnh cùng với nguyện ước là sau khi cụ mất, cụ không có người thân nên chỉ mong mọi người chôn cất rồi lấy ảnh đặt lên mộ của cụ là cụ an lòng, có thể nhắm mắt xuôi tay.

Mong ước của cụ Liên sau này có nơi chốn yên nghỉ cuối cùng. (Ảnh: Nhịp sống Việt)

Mong ước của cụ Liên sau này có nơi chốn yên nghỉ cuối cùng. (Ảnh: Nhịp sống Việt)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Viếng chùa Ô Chum, di sản hơn 200 tuổi ở Sóc Trăng

Media 09:55 01/05/2024

Chùa Ô Chumaram Prếk Chếk (hay gọi chùa Ô Chum), nằm ở ấp Vĩnh Thanh, xã Vĩnh Quới, thị xã Ngã Năm, Sóc Trăng, được hình thành trên 200 năm. Hiện nay, chùa trở thành một điểm đến lịch sử, văn hóa của nhiều du khách.

Người dân một số quốc gia Đông Nam Á đi chùa, cầu an dịp Tết cổ truyền

Media 19:42 15/04/2024

Không khí lễ hội đón tết cổ truyền 2024 đang diễn ra sôi nổi tại nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Tôn tượng Di Lặc lớn hàng đầu thế giới trên núi Bà Đen được tạo tác như nào?

Media 16:14 15/04/2024

Tạo tác từ 6,688 viên đá sa thạch theo một cách thức gợi liên tưởng đến bí quyết người Ai Cập cổ tạo nên Kim Tự Tháp, tôn tượng Di Lặc Bồ Tát được đánh giá là một kỳ tích trên nóc nhà Nam bộ.

Ngắm những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo của người Khmer tại Sóc Trăng

Media 13:16 05/04/2024

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất cả nước, vì thế cũng là nơi lưu giữ những bản sắc văn hóa độc đáo của người Khmer, đặc biệt là kiến trúc tại các ngôi chùa.

Xem thêm