Bé 4 tuổi cùng bố mưu sinh lề đường từ lúc chào đời
Bé gái mặc chiếc áo ấm chỉ có một bên tay tha thẩn chơi trong công viên, chốc chốc chạy lại chỗ sạp hàng bố ăn cháo. Mẹ mất sau khi bé chào đời, đã 4 năm nay bố con em đón Tết ngoài đường.
Hành trình đưa những nét đẹp đạo đức dân tộc đến giới trẻ
Chiếc xe đạp của anh Nguyễn Văn Hùng, 41 tuổi, đề dòng chữ "bọc chân chống xe máy, 10.000 đồng/chiếc" dựng gần công viên ngã tư Hồ Tùng Mậu - Lê Đức Thọ khiến người đi đường chú ý. Tranh thủ giờ trưa không có khách, anh Hùng lấy hộp cháo mua sẵn, cẩn thận đút cho con gái. Vừa cho con ăn, người đàn ông gầy gò, mặc chiếc áo xanh nhạt đã sờn vừa nhắc con cẩn thận kẻo ngã khi cô bé chạy xung quanh cười đùa. Cô bé chẳng bận tâm chiếc áo ấm đang mặc bị mất một cánh tay.
Thấy có người dừng lại trước sạp hàng, anh Hùng dặn con ngồi yên rồi chạy ra chào khách. Bán được một chiếc bọc chân chống, anh lại vào cho con ăn tiếp.
Anh Hùng tâm sự quê ở Bắc Giang, mồ côi cha mẹ, lại không nhà cửa, họ hàng thân thích nên lang thang khắp nơi để mưu sinh. Sau này, anh gặp và nên duyên với chị Trần Thị Sáng (31 tuổi, ở Thuỷ Nguyên, Hải Phòng) rồi về quê vợ sinh sống, sinh được một cô con gái, đặt tên là Huyền Trang. Không lâu sau khi sinh bé, vợ anh qua đời vì ung thư gan. Nhà ngoại cũng hoàn cảnh nên anh Hùng ôm con lên Hà Nội kiếm sống. Để tiết kiệm chi phí, hai bố con anh Hùng thuê một phòng trọ ở phường Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm) với giá 500.000 đồng/tháng.
Gia tài của bố con anh Hùng chỉ có một chiếc xe đạp cũ. Để có tiền sống, anh Hùng làm đủ nghề, từ đánh giầy, bán hàng rong, đến vá xe lấy tiền mua bỉm, sữa cho con. Mới đây, anh chuyển qua bán bọc chân chống xe máy. Ngày mưa cũng như nắng, anh chở con từ phòng trọ lên ngã tư Hồ Tùng Mậu lúc 7h để bán hàng và 18h, chở nhau về. Hành trang đi làm hàng ngày của anh Hùng ngoài bọc chân chống xe máy còn có chiếc túi đựng chai nước và đồ ăn cho hai bố con
"Tôi thường nấu cơm mang đi làm ăn, còn con, tôi mua cháo để sẵn trong giỏ. Khi nào cháu đói, tôi tranh thủ cho con ăn. Giờ con lớn có thể tự ăn được nên cũng đỡ vất vả", anh Hùng nói.
Sài Gòn se lạnh, mẹ Việt Nam Anh hùng 97 tuổi cặm cụi may chăn tặng người nghèo
Sợ con lạnh, lại không muốn mọi người biết hoàn cảnh của mình, anh Hùng dựng chiếc ô cho con gái nằm phía sâu trong công viên gần nơi anh bán hàng. Nghèo khó nhưng ông bố đơn thân chưa từng nghĩ lấy bệnh tật của con ra để xin tiền. Anh muốn dùng sức mình kiếm tiền trang trải sinh hoạt, thuốc men cho con.
Đang trò chuyện, anh Hùng chạy ra lắp bọc chân chống cho khách. Giơ chiếc bọc chân chống xe máy lên, anh cho biết lấy hàng giá 8.000 đồng, bán 10.000 đồng, lãi 2.000 đồng; có ngày bán được 60.000 đồng nhưng có hôm không được cái nào.
"Suốt 4 năm, tôi cũng tiết kiệm, dành dụm được 8.000.000 đồng, định mua xe máy cũ để chạy xe ôm, lấy tiền cho con đi học. Nhưng chưa kịp mua thì hai bố con ngã xe, cháu gãy tay, vào viện nộp viện phí mất 5.000.000 đồng, còn lại thuốc thang cũng hết", anh Hùng cho hay.
Vẫy tay gọi con gái đang chơi một mình trong công viên, người bố lấy chai nước trong giỏ xe, mở nắp cho bé uống.
"Tay bị gãy do tai nạn hôm nọ hiện đã ổn rồi, cháu vừa mới tháo nẹp nhưng vẫn còn đau. Ngoài cái tay, cháu còn bị viêm gan B nên vẫn phải dùng thuốc", ông bố đơn thân chia sẻ.
Những ngày giáp Tết, thấy mọi người sắm sửa đồ, chuẩn bị về quê, anh lại thấy thương con. 4 năm nay, con gái cùng anh đi khắp nơi, không có một cái Tết đủ đầy. Năm nào bố con anh cũng ăn Tết tại phòng trọ. Quê ngoại ở xa, thi thoảng anh mới cho con về thăm bà ngoại, còn trên Bắc Giang không có nhà nên hai bố con Tết vẫn ở Hà Nội đi đánh giày.
Nhắc đến chuyện tìm mẹ cho con, anh nhìn con gái cười nói: "Tôi nghèo thế này, còn mang theo con nhỏ rồi ai dám lấy, lấy rồi không biết có thương con mình không nên tôi chưa nghĩ đến".
Mất mẹ từ nhỏ và lang thang khắp nơi theo bố nên Huyền Trang, hiện 4 tuổi, vẫn chưa được đến trường. Số tiền anh dành dụm để mua xe chạy đã tiêu hết khi con bị gãy tay. Mới đây, biết được hoàn cảnh của anh Hùng, nhiều người tìm đến ngỏ ý giúp Huyền Trang đi học, khiến anh mừng lắm. Anh Hùng cho hay một cô hiệu trưởng trường mầm non ở phường Ngọc Khánh đã nhận Trang vào học; còn anh, nhờ có khoản hỗ trợ của mọi người nên sắp tới sẽ mua xe máy để chạy xem ôm.
Tranh thủ cuối tuần vừa rồi, anh đưa Huyền Trang về quê làm giấy tờ đi học. Vợ chồng anh Hùng chưa kịp đăng ký kết hôn thì chị qua đời nên Huyền Trang khai sinh theo họ mẹ. Để bé được đi học, anh phải về quê vợ xin giấy tờ rồi chuyển lên Hà Nội.
Sư cô cưu mang trẻ mồ côi với lòng từ bi của đạo Phật
Ông Phạm Văn Thắng - Bí thư xã Xuân Hương (Lạng Giang, Bắc Giang) - cho biết anh Nguyễn Văn Hùng là người ở địa phương. Anh Hùng có hoàn cảnh đặc biệt, không nhà cửa, mất mẹ từ nhỏ, không biết bố là ai.
"Khi mẹ Hùng mất, anh em họ hàng cũng mang về nuôi nhưng do mọi người đông con nên gửi anh ấy đi làm con nuôi. Được một thời gian, Hùng không ở nữa mà ra ngoài làm thuê", ông Thắng nói.
Theo ông Thắng, thời gian sau đó, anh Hùng quen và sống với một phụ nữ ở Hải Phòng rồi có một cháu bé. Tuy nhiên, sau khi sinh con, vợ bị bệnh mất, giờ Hùng nuôi cháu nhỏ. Vừa rồi, anh Hùng về làm giấy tờ cho cháu bé đi học nhưng vẫn còn vướng mắc.
"Do Hùng và vợ chưa đăng ký kết hôn, cháu bé lại đăng ký giấy khai sinh ở quê mẹ, lấy họ mẹ nên chưa làm xong giấy tờ. Giờ phải đi xét nghiệm ADN để chứng minh hai người có cùng huyết thống thì chính quyền mới làm được vì đây là quy định của pháp luật", ông Thắng cho hay.
(Nguồn: Ngoisao.net)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Kích hoạt sự giàu có của bạn trong đời
Góc nhìn Phật tử 13:30 03/11/2024Bạn nhận ra được những giá trị nơi bản thân và có thể trao tặng những giá trị này đến cuộc đời, cuộc đời sẽ tặng bạn lại sự thịnh vượng và giàu có. Lúc bấy giờ giàu có là hệ quả tất yếu của hành động trao giá trị.
Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi
Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...
Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây
Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.
Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên
Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.
Xem thêm