Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 02/06/2022, 13:43 PM

Vai trò của các cảm thọ trong tiến trình giải thoát của đạo Phật

Đề tài “Vai trò của các cảm thọ trong tiến trình giải thoát của đạo Phật” là một đề tài vừa nói lên vị trí trọng yếu của cảm thọ, vừa chỉ đích danh những tác động thiết thân với con người nhất và cũng nêu rõ con đường giải thoát của đạo Phật.

Thế nào là cảm thọ?

Vai trò của các cảm thọ trong tiến trình giải thoát của đạo Phật

Vai trò của các cảm thọ trong tiến trình giải thoát của đạo Phật

Con đường này bắt đầu từ một cảm thọ, tức là khổ thọ, và kết thúc cũng bằng một cảm thọ, tức là lạc thọ, hay nói cho rõ hơn, chính là lạc Niết bàn.

Trước hết, chúng ta tự hỏi vì sao Đức Phật lại chú trọng đặc biệt đến cảm thọ như vậy? Vị trí của cảm thọ được thấy quá rõ ràng trong các giáo lý chính yếu. Trong năm uẩn tác thành con người, thọ uẩn chiếm vị trí thứ hai sau sắc uẩn và trước tưởng uẩn. Trong thuyết Mười Hai Nhân Duyên, thọ đứng vị trí thứ bảy, sau xúc và trước ái. Trong thuyết Bốn sự thật, sự thật nào cũng liên hệ đến khổ thọ: Sự thật về khổ, sự thật về khổ tập, sự thật về khổ diệt và sự thật về con đường đưa đến khổ diệt.

Thiền là gì nếu không phải là cảm thọ, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, chỉ cho sơ thiền, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, chỉ cho thiền thứ hai, một trạng thái xả niệm lạc trú, chỉ cho thiền thứ ba, và một trạng thái xả niệm thanh tịnh, không khổ không lạc, chỉ cho thiền thứ tư. Các cảm thọ sở dĩ chiếm một vị trí trọng yếu như vậy vì đây là những cảm giác được xem là phổ biến, phổ thông và đồng đẳng nhất của con người. Nghèo giàu, lớn nhỏ, già trẻ, nam nữ, v.v... đều bình đẳng trước đau khổ và cũng bình đẳng trước lạc thọ, không ai là không biết khổ, không ai là không biết lạc, và chính lạc khổ này ngự trị chi phối con người từ khi mới chào đời cho đến khi mệnh chung. Và chính những cảm thọ này, như các đoạn sau sẽ nêu rõ, là những động lực đưa người hành giả từ đau khổ đến an vui, từ triền phược đến giải thoát.

(Trích "Tự mình thắp đuốc lên mà đi" - HT.Thích Minh Châu)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Cam lộ chữa lành cơn khổ bệnh

Kiến thức 10:15 25/04/2024

Chúng ta biết rằng, mỗi chúng ta đều có khả năng lắng nghe, lắng nghe để có thể hiểu được những đau khổ, những khó khăn của người khác. Trong chúng ta, có những người có khả năng lắng nghe rất sâu, trong khi lắng nghe có năng lượng của hiểu và thương.

Thuyết luân hồi

Kiến thức 09:14 25/04/2024

Người thế gian không biết nên oán trách cha mẹ không có phước nên sanh mình ra khổ. Hoặc cha mẹ không có tài nên mình bây giờ phải thua sút người ta. Mà không biết chính mình thọ nhận quả báo đời trước đã tạo nên mới sanh vào gia đình tương ưng như thế.

Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận

Kiến thức 19:47 24/04/2024

Khi Phật còn tại thế, nhiều vị tỳ kheo đã chứng quả A La Hán nhờ quán về đề mục, “thân này gồm có 32 phần thể trược trong cơ thể”. Nhờ quán như vậy, nên ta bớt tham đắm vào sắc thân ô uế; do đó, ta không si mê, dính mắc, tham đắm vào ái dục.

Niệm một danh hiệu Phật tiêu 80 ức kiếp sanh tử trọng tội

Kiến thức 16:00 24/04/2024

Tâm động một niệm là đã gieo một hạt giống trong 10 pháp giới. Vậy mà có thể không trân trọng mỗi khi khởi niệm sao?

Xem thêm