Vai trò của Nhà nước trong Đại lễ Vesak và kinh phí tổ chức
Ông Bùi Hữu Dược, TT. Thích Đức Thiện và HT.Thích Huệ Thông trả lời các nội dung liên quan nói trên cũng như công tác đưa đón, ăn nghỉ của đại biểu...
* Vai trò của Nhà nước trong Đại lễ Vesak lần này như thế nào?
- Ông Bùi Hữu Dược, Vụ trưởng Vụ Phật giáo - Ban Tôn giáo Chính phủ: Có lẽ phải nhắc tới vai trò của Nhà nước trước hết, vì Vesak là sự kiện văn hóa tôn giáo của LHQ. Việt Nam là thành viên của LHQ, nên mỗi sự kiện của LHQ thì Chính phủ phải tham gia. Ngay từ khi lần đầu tổ chức Vesak năm 2008, thì Chính phủ Việt Nam đứng ra đăng cai.
Năm 2014 và năm 2019 lần này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai, nhưng phải có sự đồng ý và hậu thuẫn của Chính phủ.
Lượng khách đại biểu quốc tế đến dự Vesak lần này rất lớn, nhiều nguyên thủ quốc gia, nên công tác an ninh, hậu cần ăn nghỉ, đi lại, bảo vệ sức khỏe và an toàn thực phẩm cho các đại biểu là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Bởi vậy, Giáo hội triển khai công việc ở lĩnh vực nào, thì Nhà nước cũng lo việc đến đó.
Nhà nước đã thành lập một Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ về Vesak do một Thứ trưởng Bộ Nội vụ làm Tổ trưởng, tôi may mắn 3 kỳ Vesak được làm Thư ký của Tổ công tác này.

Là sự kiện Phật giáo mang tính chất đối ngoại quan trọng, đích thân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm và kiểm tra công tác chuẩn bị tại Hà Nam ngày 5-12-2018 - Ảnh: baodautu.vn
Giáo hội đi bước thứ nhất, thì chúng tôi đã đi được nửa bước. Ngay khi biết Việt Nam đăng cai lần này, chúng tôi đã phải tìm hiểu xem các lần Đại lễ Vesak diễn ra ở các nước khác, họ tổ chức như thế nào, để tư vấn cho Chính phủ, các bộ ngành tham gia hỗ trợ Giáo hội.
Khi Đại lễ kết thúc, thì công việc của chúng tôi còn chưa xong, còn phải tổng kết xem Vesak đem lại hiệu quả gì cho Giáo hội, cho đất nước, và cho thế giới.
Chiều hôm qua (17-4-2019, PV), Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình triệu tập cuộc họp với các bộ, ngành nhắc nhở phải quan tâm giúp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam có một Đại lễ Vesak thành công.
Có thể nói, cả hệ thống chính trị đang cùng vào cuộc chung sức với Giáo hội Phật giáo để tổ chức Vesak. Đặc biệt là Bộ Nội vụ, Bộ Công an, Bộ Y tế, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Ngay từ sau Tết Nguyên đán, một Thứ trưởng Bộ Công an đã chủ trì một cuộc họp ngay tại chùa Tam Chúc về triển khai công tác hậu cần an ninh cho Vesak. Rất đông lãnh đạo thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, cùng các cục, vụ, cơ quan của ngành công an, Công an Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình… tham dự đã nhanh chóng lên kế hoạch, phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn, phòng chống cháy nổ… cho Đại lễ. Bộ Y tế cũng đã giúp đỡ Ban Tổ chức trong công tác chăm sóc sức khỏe và an toàn thực phẩm cho Đại lễ.
* Chỗ ăn nghỉ, đưa đón các đại biểu tổ chức như thế nào?
Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam giúp đỡ phối hợp với các đoàn thanh niên các trường đại học bố trí lực lượng hàng nghìn sinh viên tình nguyện phục vụ lễ tân đón, tiễn các đại biểu về dự Vesak. Ngoài ra, còn có hàng nghìn Phật tử trẻ đến từ các đạo tràng Phật giáo toàn quốc phát tâm tham gia phục vụ Đại lễ. Hàng nghìn Phật tử và tình nguyện viên từ khắp các địa phương sẽ tham gia công tác ẩm thực.

Ban Tổ chức cũng đã mua bảo hiểm cho tất cả khách mời chính thức trong suốt thời gian diễn ra Đại lễ.
Công ty Lữ hành Vietravel được Giáo hội tin tưởng giao nhiệm vụ chăm lo về lưu trú và vận chuyển các đại biểu trong suốt thời gian Đại lễ. Các đại biểu chính thức tham dự sẽ được Ban Tổ chức sắp xếp ăn nghỉ tại các khách sạn ở Hà Nam, Hà Nội và Ninh Bình.
Ban Tổ chức cũng đã mua bảo hiểm cho tất cả khách mời chính thức trong suốt thời gian diễn ra Đại lễ.
Ban Tổ chức cũng tài trợ 3 tour du lịch miễn phí cho các đại biểu quốc tế đến: Tràng An - Bái Đính, Yên Tử - Hạ Long, Fansipan - Sapa. Ban Tổ chức đã bố trí một khu riêng biệt rộng hơn 4.000m2 dành riêng cho đầu bếp chế biến nấu các món chay. Một khu nhà ăn rộng 3.200m2 dành cho tiệc buffet cho các đại biểu chính thức trong suốt 3 ngày diễn ra Đại lễ. Với các Phật tử và nhân dân tham dự Đại lễ sẽ được Ban Tổ chức phát cơm hộp tại khu vực chùa Tam Chúc.
Kinh phí tổ chức Đại lễ Vesak
Để tổ chức được Đại lễ Vesak, đòi hỏi khoản kinh phí rất lớn, Giáo hội huy động tài chính từ những nguồn nào để trang trải chi phí cho sự kiện này?
- HT.Thích Huệ Thông, Phó Tổng Thư ký HĐTS kiêm Chánh Văn phòng II TƯGH: Với GHPGVN, hầu hết các khoản kinh phí được tùy hỷ đóng góp tự nguyện từ các tổ chức, cơ sở Phật giáo các cấp từ Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh thành, Tăng Ni, đồng bào Phật tử.
Đồng thời, Phật giáo cũng vận động với tinh thần hoan hỷ từ các doanh nghiệp. Có thể nói đến thời điểm này, Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh, thành, Tăng Ni đồng bào Phật tử trong cả nước đã hưởng ứng để tạo nguồn kinh phí đủ cho tổ chức Vesak này được thành công.
(Theo giacngo.vn)
>>>Tin tức Vesak Liên Hiệp Quốc 2019 tại Tam Chúc, Hà Nam, Việt Nam
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Đại đức Châu Hoài Thái nói về ý nghĩa sâu xa của Tết Chôl Chnăm Thmây
Phỏng vấn
Nhân Tết Chôl Chnăm Thmây, Đại đức Châu Hoài Thái, UV HĐTS GHPGVN, trụ trì chùa Tông Kim Quang (huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) chia sẻ với Phatgiao.org.vn, ngôi chùa Khmer là nơi đã và đang góp phần vun đắp đời sống văn hóa dân tộc, kết nối cộng đồng xa quê, giúp bà con Khmer có cơ hội tìm về cội nguồn, giữ gìn nét đẹp truyền thống của dân tộc mình.

Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh: "Việt Nam - một dân tộc trọng Đạo, kính Trời, kính Đất…"
Phỏng vấn
Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh trò chuyện với nhà báo Hoàng Anh Sướng về ngày giỗ Tổ Hùng Vương, bà nói: Những nguồn năng lượng tinh túy của trời đất hội tụ đến xứ sở này trong lễ hội, để một lần nữa chúng ta có thể khẳng định con người là sản phẩm của thiên nhiên.

Trịnh Công Sơn: "Phật giáo làm ta yêu đời hơn..."
Phỏng vấn
"Thuở nhỏ, tôi hay đi chùa vì thích sự yên tĩnh. Có thể vì tuổi trẻ đã có cơ duyên đi qua cổng nhà Phật nên trong vô thức, bên cạnh những di sản văn hóa Đông Tây góp nhặt được còn có lời kinh vô tình nằm trong lời ca".

ThS Nguyễn Thị Thanh Bình: “Biết ơn ta sẽ có hạnh phúc”
Phỏng vấn
Nhân ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3), ThS Nguyễn Thị Thanh Bình, Ủy viên BCH Hội hữu nghị Việt Nam - Thuy Điển thuộc Liên hiệp Hội hữu nghị TP.HCM, giảng viên Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, chia sẻ: “Hạnh phúc đến từ cách mỗi người cảm nhận và trân trọng những gì mình đang có”.
Xem thêm