Vai trò của trung đạo trong hệ thống giáo lý Phật giáo
Trung đạo là lời dạy đầu tiên đức Phật tuyên bố trước khi Ngài thuyết giảng bốn chân lý cao thượng (Tứ Diệu Đế). Hơn 26 thế kỷ qua, giáo lý trung đạo này vẫn là ngọn đuốc soi đường cho những ai mong muốn tìm kiếm an lạc và hạnh phúc thật sự cho tự thân và tha nhân.
Con đường Trung đạo và Tâm lý trị liệu pháp của phương Tây
Trung đạo là lời dạy đầu tiên đức Phật tuyên bố trước khi Ngài thuyết giảng bốn chân lý cao thượng (Tứ Diệu Đế). Thông điệp “trung đạo” này đã mở ra một triết lý sống mới cho con người trong thời đại của đức Phật và cả thế giới ngày nay, vốn đang bị ngập chìm trong những tư tưởng cực đoan, đang gieo rắc nỗi sợ hãi đối với con người trong mọi lãnh vực của cuộc sống. Hơn 26 thế kỷ qua, giáo lý trung đạo này vẫn là ngọn đuốc soi đường cho những ai mong muốn tìm kiếm an lạc và hạnh phúc thật sự cho tự thân và tha nhân.
Đặc biệt, trong những giai đoạn khi mà khuynh hướng cực đoan là mối đe dọa đối với đời sống con người từ vật chất đến tinh thần, tư tưởng trung đạo này lại trở nên vô cùng cần thiết đối với mọi người. Có thể thấy rằng mọi rối ren từ cấp độ cá nhân, gia đình, xã hội cho đến cấp độ tôn giáo hay quốc gia đều bắt nguồn từ hai chữ “cực đoan”. Những người nuôi dưỡng tư duy cực đoan, có lối sống cực đoan, có cách hành xử cực đoan là bởi vì họ quá chủ quan, quá đề cao bản thân, họ đang rơi vào trong thế giới chấp ngã gồm thân kiến, kiến thủ, giới cấm thủ và ngã luận thủ.
Trung đạo là hạnh tu thù thắng nhất
Khi rơi vào trong cái bẫy chấp ngã này người ta luôn có ảo tưởng rằng họ là trung tâm của vũ trụ, chỉ có những gì họ làm là đúng, họ nghĩ là đúng, họ nói là đúng, còn lại tất cả đều sai. Từ đó, những gì đi ngược với cách suy nghĩ của họ, ngôn ngữ của họ, lối sống của họ đều được xem là tà đạo, sai lầm, và cần phải triệt tiêu. Đây chính là nguyên nhân gây ra những mâu thuẫn, tranh cãi, xung đột, đấu tranh, chiến tranh tạo nên mọi sự bất hòa trong đời sống thường nhật, là cội nguồn của mọi hình thái khổ đau từ cấp độ cá nhân, gia đình, xã hội cho đến quốc gia, đặc biệt là trong lãnh vực tôn giáo.
Cần phải xác định rằng trong hệ thống giáo lý Phật giáo, mọi tư tưởng cực đoan đều không có chân đứng, mọi ý niệm mang tính chấp thủ, ngay cả chấp thủ chân lý cũng bị loại trừ; bởi vì toàn bộ lời dạy của đức Phật chỉ là chiếc bè để qua sông, chứ không phải là để nắm lấy. Toàn bộ hệ thống Kinh Luật Luận là phương tiện để giúp con người nhận diện khổ đau và phương pháp đoạn trừ khổ đau, mà không nhằm vào bất cứ mục đích gì.
Nói theo ngôn ngữ y học, giáo lý Phật giáo là những phương thuốc để chữa bệnh, vì chúng sanh có vô số bệnh nên người thầy thuốc cũng cần được vận dụng một cách thiện xảo các loại phương thuốc để phù hợp với từng căn bệnh. Rõ ràng, mỗi căn bệnh không chỉ cần một loại thuốc mà người thầy thuốc phải luôn phối hợp nhiều loại để chúng hỗ trợ cho nhau thì mới thật sự có hiệu quả. Cần lưu ý rằng khi có bệnh thì người ta mới cần thuốc, bệnh thuyên giảm rồi thì cần phải dừng lại, nếu không thuốc bị lờn và sẽ mất tác dụng.
Tương tự như thế, lời Phật dạy là những giải pháp trung đạo cần được vận dụng một cách linh hoạt trong việc chữa trị những căn bịnh trầm kha mang tên tham sân si, nguồn gốc của mọi hình thái khổ đau. Làm dừng lại tham sân si, chuyển hóa tham sân si, loại trừ mọi ngã tướng, ngã tưởng là mục tiêu của chánh Pháp, vì vậy bất cứ pháp môn nào phục vụ cho các mục tiêu này đều là Phật pháp. Cần lưu ý rằng theo quan điểm của Phật giáo Bắc truyền, chúng sanh có khoảng 84.000 căn tánh khác nhau; do vậy người hành đạo phải tùy theo căn tánh của từng đối tượng, từng học trò mà chỉ dạy các pháp môn tu tập thích hợp, chứ không thể giáo dưỡng một cách cứng nhắc, bởi Phật tử không phải là những tín đồ cần phải tuân thủ những giáo điều, tín điều một cách máy móc.
Thuyết “Trung đạo”: Nền tảng và điểm xuất phát cho tư tưởng kinh tế Phật giáo
Tín đồ Phật giáo không là những chúng sanh cần sự cứu vớt của tha lực, của tha nhân vì đạo Phật không phải là đạo thần quyền, mà Phật tử là những con người luôn là chủ nhân của chính mình, phải trách nhiệm với hành động tự thân; họ có quyền phán xét đúng, sai, có quyền tin hay không đối với mọi giáo thuyết. Khổ đau hay hạnh phúc của mỗi cá nhân luôn tùy thuộc vào sự hiểu biết của người ấy như đức Phật đã dạy: “Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng sự đoạn tận lậu hoặc…”.
> Xem thêm video Đệ tử Đức Thế Tôn:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tìm lại chính mình
Kiến thức 09:00 03/11/2024Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Xem thêm