Vấn đề tâm linh dưới góc nhìn Phật giáo
Thế giới tâm linh của đạo Phật không phải là một cảnh giới nào đó mơ hồ, xa xôi diệu vợi, hay một sự hứa hẹn ở một thiên đường giả dối vẽ vời; mà đó là thực tại hiện tiền, ở đây và bây giờ, ngay trong tâm hồn mỗi con người và ngay tại thế giới chúng ta đang sống.
Đời sống tâm linh
Đối với đạo Phật, tâm linh là một vấn đề rất quan trọng trong đời sống con người. Theo quan điểm của Phật giáo, con người ở thế gian thường có hai đời sống căn bản:
Đời sống vật chất (vật lý, sinh lý): đó là các nhu cầu sinh hoạt ăn, ở, mặc, ngủ, các hoạt động cơ bắp để có một cơ thể khỏe mạnh.
Đời sống tinh thần, tình cảm (tâm lý, văn hóa): đó là các trạng thái tâm lý, cảm thọ cùng các mối quan hệ giữa các nhân, cộng đồng, xã hội…
Song, đối với người Phật tử, họ có thêm một đời sống quan trọng thứ ba đó là đời sống tâm linh. Hai loại đời sống đầu chỉ giúp con người đáp ứng những nhu cầu bình thường trong đời sống thường nhật, đơn giản. Chúng chỉ mang tính nhất thời, chỉ chạm vào lớp vỏ bên ngoài, chưa tiếp cận vào bản chất và ý nghĩa sâu xa của sự sống.
Chính đời sống tâm linh sẽ khơi mở và giúp cho mỗi hành giả hiểu được những vấn đế ách yếu, sâu thẳm của kiếp người: ta là ai? mình từ đâu đến? vì sao mình là nữ không phải là nam hay ngược lại? vì sao có những khác biệt muôn trùng trong hình dáng, tính cách, ước vọng, tâm lý, trí tuệ.v.v… của mỗi người? sau khi chết mình sẽ đi về đâu?...
Tâm linh trong Phật giáo: bản chất, ý nghĩa, giá trị và tầm quan trọng
Phật giáo có thể được xem là một truyền thống tâm linh, nói cho đủ là truyền thống tâm linh tỉnh thức được thiết lập trên nền tảng của từ bi và soi sáng bằng ánh sáng của trí tuệ. Khi thái tử Siddhattha dự lễ hạ điền lúc còn niên thiếu, Ngài đã có những thể nghiệm tâm linh quan trọng về những tương quan nhân quả sinh diệt trong cuộc sống. Cảm thức tâm linh của Ngài càng mạnh mẽ hơn khi dạo quanh kinh thành Kapilavatthu và chứng kiến cảnh sanh, lão, bệnh, tử của cuộc đời. Những trải nghiệm tâm linh khi xuất gia tầm đạo, thực tập khổ hạnh, tiếp xúc với các bậc đạo sư tầm vóc đương thời và rồi nương theo lộ trình tâm linh trung đạo, Ngài đã thành tựu được cứu cánh của lộ trình tâm linh chân chánh, đó là tìm ra và an trú trong thể tánh trong suốt, chói sáng và linh diệu muôn thuở xưa nay của chính mình.
Mục đích của đời sống tâm linh trong Phật giáo không phải là tìm cầu sự hiệp thông với một vị thượng đế mơ hồ, một đấng siêu nhiên viễn vông phi khoa học, phi nhân quả, phi nhân tính; mà đó là một lộ trình hướng nội, tìm lại chính mình, nhận diện được trạng thái của tâm thức, thực hành các môn tu tập để chuyển hóa và thăng hoa tâm thức từ bản tính sân hận, tham cầu, mê muội, khổ đau, tuyệt vọng, phàm tục… sang trạng thái nhân từ, rộng lượng, sáng suốt, hạnh phúc, lạc quan và thánh thiện. Để có được như thế, đức Phật khuyên mỗi chúng ta nên khởi đầu đời sống tâm linh chân chính bằng niềm tin chân chính10.
Hướng đi tâm linh của đạo Phật không phải là sự cầu nguyện viễn vông, nương nhờ một năng lực siêu nhiên huyền ảo; mà là trau dồi một nghệ thuật sống tỉnh thức, an trú trong giây phút hiện tại để thấy được chuỗi nhân quả tương duyên trong quá khứ và hiện tại, giữa cá nhân và tập thể, giữa lý và sự, để từ đó sống có ý thức tự giác, có trách nhiệm, có sự phòng hộ, có sự hướng thượng và có định hướng chân chính trong đời này và đời sau.
Sự hành trì tâm linh của đạo Phật không phải là cứ van xin cầu khẩn một sự cứu rỗi, ban ân của một đấng quyền năng cao cả nào đó, mà là quá trình trau dồi đời sống đạo đức thánh thiện (giới), nhiếp phục và an định tâm hồn trong trạng thái lắng đọng và thanh tịnh, tự tại an nhiên trước những giông tố, thăng trầm của cuộc sống (định), và nhận chân được những sự thật của cuộc đời những chân lý của nhân sinh và vũ trụ (tuệ) đó là những nguyên lý vô thường, khổ, vô ngã, nhân quả, duyên sinh…của vạn hữu.
Sự thành tựu tâm linh trong đạo Phật không phải là sự chứng đắc thần thông ảo hóa, thông suốt thiên văn địa lý, am tường thời vận số mạng; mà đó là sự thanh lọc ba nghiệp thân, khẩu, ý, an trú trong tâm hồn thanh tịnh, sống một đời sống an nhiên, thông tuệ, tràn ngập năng lượng yêu thương vô phân biệt.
Thế giới tâm linh của đạo Phật không phải là một cảnh giới nào đó mơ hồ, xa xôi diệu vợi, hay một sự hứa hẹn ở một thiên đường giả dối vẽ vời; mà đó là thực tại hiện tiền, ở đây và bây giờ, ngay trong tâm hồn mỗi con người và ngay tại thế giới chúng ta đang sống. Truyền thống tâm linh của đạo Phật không phải là khuyên con người ta chán đời, lánh đời, thù hận cuộc đời, mà ngược lại luôn mang tính nhập thế tích cực. Đạo Phật khuyên mỗi người nên biết nâng niu, quý trọng mỗi khoảnh khoắc của thời gian, mỗi nhân duyên trong cuộc sống, nhìn đời bằng cặp mắt tri ân, hành xử với cuộc đời bằng thái độ khiêm cung, luôn hướng tất cả những suy nghĩ, lời nói và hành động để làm sao xây dựng một nhân gian tịnh độ ngay trên trái đất này.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Học cách Phật dạy con
Kiến thức 13:52 01/11/2024Khi Phật thành đạo, có dịp về thăm Vua cha thì La-Hầu-La đã lên bảy tuổi. Và ngay dịp đó, La Hầu La cũng xin theo Phật, xuất gia.
Hạnh phúc của sự buông bỏ
Kiến thức 11:00 01/11/2024Thời Phật tại thế có Tỳ kheo Bạt Đề, khi chưa xuất gia ông làm quan, sau khi quy y Phật chuyên tu hạnh đầu đà, chỉ ngủ dưới gốc cây và chuyên cần thực hành thiền quán.
Nói về mười điều thiện
Kiến thức 10:15 01/11/2024Người nào tụng đọc hiểu, thực hành mười đều lành này thì sau khi mạng chung sẽ được quả báo sanh vào các cõi trời tốt lành hoặc tái sanh làm người thì sanh vào các gia đình hiền đức phú quý.
Ngũ căn - ngũ lực: Năm cội rễ, sức mạnh đưa đến an vui giải thoát
Kiến thức 08:30 01/11/2024Ngũ căn, ngũ lực là nền tảng sức mạnh thúc đẩy tu tập các thiện pháp đưa đến an lạc, hạnh phúc giác ngộ giải thoát sinh tử luân hồi khổ đau bất tận.
Xem thêm