Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 13/10/2019, 11:24 AM

Vấn đề thừa kế trong tôn giáo theo Bộ luật Dân sự

Ý kiến này đã được đăng trên báo Giác Ngộ nhiều năm trước đây, trong chuỗi góp ý về Bộ luật Dân sự (sửa đổi) khi còn là dự thảo, đặc biệt liên quan tới giáo sản và kế thừa sở hữu hợp pháp liên quan Phật giáo. Nay xin giới thiệu lại cùng quý độc giả.

 >>Kiến thức

Vừa qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi).

Bộ luật Dân sự cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp, là những quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong quan hệ dân sự; bảo vệ quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng cũng như tính bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, làm cho xã hội ổn định và phát triển.

Hoà thượng Thích Giác Toàn

Hoà thượng Thích Giác Toàn

Bài liên quan

Với sự vận động của xã hội, đặc biệt là sau khi Hiến pháp 2013 được ban hành, Bộ luật Dân sự 2005 cho thấy chưa đáp ứng được yêu cầu của đời sống thực tiễn trong xã hội chúng ta hiện nay, do đó, sửa đổi là một yêu cầu chính đáng. Để có những góp ý cho nội dung 712 điều cụ thể trong Bộ luật Dân sự (sửa đổi) sẽ là quá khó đối với một công dân bình thường.

Với nhân duyên của một người hoạt động tôn giáo, ở đây chúng tôi chỉ xin lưu ý nội dung các điều khoản thuộc phần thứ tư liên quan đến việc thừa kế.

Trong 4 chương liên quan trực tiếp tới phần thừa kế, không thấy có nội dung cụ thể nào đề cập đến thừa kế tài sản tôn giáo (giáo sản).

Đối với Phật giáo, cơ sở vật chất liên quan tới đất đai chùa, tự viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường… khi được Giáo hội chính thức công nhận được xem là tài sản của Giáo hội. Vị trụ trì được bổ nhiệm coi sóc, hướng dẫn sinh hoạt Phật sự ở cơ sở đó do Giáo hội quyết định, căn cứ phối hợp theo Hiến chương, Nội quy Tăng sự, pháp luật hiện hành và công đức, phẩm hạnh của cá nhân đó.

Đối với Phật giáo, cơ sở vật chất liên quan tới đất đai chùa, tự viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường… khi được Giáo hội chính thức công nhận được xem là tài sản của Giáo hội.

Đối với Phật giáo, cơ sở vật chất liên quan tới đất đai chùa, tự viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường… khi được Giáo hội chính thức công nhận được xem là tài sản của Giáo hội.

Sau khi cá nhân vị trụ trì đã mất, hoặc vì một lý do nào đó không còn đảm nhận vai trò trụ trì nữa, thì việc bổ nhiệm vị trụ trì mới cũng do Giáo hội quyết định. Nhưng thực tế, hiện có một số cơ sở chùa chiền, tịnh xá, tịnh thất vẫn được chuyển giao từ người trụ trì (chủ hộ) cho một cá nhân khác, hoặc một cá nhân mặc nhiên được thừa kế một phần hoặc toàn bộ tài sản cơ sở tôn giáo chỉ vì người đó có quan hệ huyết thống với vị trụ trì.

Bài liên quan

Thí dụ, một ông A đã lập gia đình, có giấy tờ hôn nhân và sinh con cái hợp pháp, sau đó ông A đi xuất gia, được Phật tử thập phương hùn phước cúng dường một sở đất để lập chùa. Các thủ tục pháp lý được tiến hành, và cơ sở sinh hoạt tín ngưỡng cũng được hình thành với người đại diện pháp lý là sư A. Vị sư A qua đời đột ngột, vấn đề thừa kế cơ sở đó được đặt ra, và đương nhiên, những thành viên huyết thống của sư A (là con, vợ trước khi xuất gia) chắc chắn được quyền thừa kế nếu chiếu theo các điều khoản trong Bộ luật Dân sự hiện hành cũng như trong Bộ luật Dân sự sửa đổi.

Đó là chỉ mới đơn cử một thí dụ, còn trong thực tế còn nhiều trường hợp phức tạp hơn nhiều. Để đảm bảo được tính công bằng trong mối quan hệ dân sự đúng với thực tế, thiết nghĩ cần bổ sung những điều khoản liên quan tới các tôn giáo, trong đó có Phật giáo, đặc biệt trong nội dung liên quan tới thừa kế.

Có như vậy, sự điều chỉnh, sửa đổi lần này mới bảo đảm tính khả thi thiết thực của hệ thống pháp luật được cụ thể hóa qua Bộ luật Dân sự.

HT. Thích Giác Toàn

Theo: Giacngo.vn

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hải đảo tự thân

Kiến thức 15:07 28/03/2024

Khi bước vào ngôi nhà của mình, ta có thể thư giãn, trở về với chính mình. Ta cảm thấy ấm cúng, thoải mái, an toàn và hạnh phúc. Nhưng thực sự thì ngôi nhà đích thực của ta ở đâu?

Buông xả là trí tuệ

Kiến thức 15:00 28/03/2024

Ta học xả vì ta biết có cố chấp nắm giữ cũng không thể nào được. Ta xả vì ta biết rằng đó là cách duy nhất làm cho cuộc sống của ta và người thân được an vui hạnh phúc.

Hiểu được nhân duyên 

Kiến thức 14:56 28/03/2024

Thiền sư Dược Sơn Duy Nghiễm từng ở dưới tòa của thiền sư Thạch Đầu Hi Thiên mà được mật chứng tâm ấn. Về sau ở dưới tòa của thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất được triệt ngộ. 

Dùng sợi chỉ để thuyết pháp 

Kiến thức 14:48 28/03/2024

Một Thiền sư thấy một cội tùng già cành lá sum xuê, tán lá như cây dù Ngài liền quyết định nghỉ ngơi ở trên. Về sau lại có rất nhiều chim khách làm tổ xung quanh, thần thái Ngài tự tại hòa thuận rất dễ mến, mọi người nhân đó gọi là Thiền sư Ô Khòa (ổ quạ). 

Xem thêm