Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Vấn đề về giải thoát (I)

"Nước trong bốn biển chỉ có một vị là vị mặn, cũng như thế giáo lý của ta chỉ có một vị là vị giải thoát". Câu nói ấy của Đức Phật đã xác nhận rằng mục đích duy nhất của đạo Phật là đưa chúng sinh đến chỗ giải thoát giác ngộ.

>>Tư liệu nghiên cứu

Nói đến giải thoát tức là nói đến một sự cởi mở, thoát ly. Mà chỉ khi nào người ta cảm thấy bị ràng buộc, tù túng người ta mới nghĩ đến sự cởi mở, thoát ly, nói tóm lại, mới nghĩ đến việc giải thoát. Vậy thì ở đây, con người bị cái gì ràng buộc? "Tất cả các chúng sinh vì vô minh che lấp mất chân tính, bị dục vọng phiền não sai khiến, tạo ra muôn ngàn nghiệp ác vì đó mà phải trôi nổi trong biển khổ luân hồi" (Kinh Lăng Nghiêm).

Đức Phật từng nói:

Đức Phật từng nói: "Nước trong bốn biển chỉ có một vị là vị mặn, cũng như thế giáo lý của ta chỉ có một vị là vị giải thoát".

Bài liên quan

Đi từ quả đến nhân, ta thấy: Biển khổ sinh tử luân hồi – nghiệp ác – dục vọng phiền não – lấp mất chân tính – vô minh. Do vô minh mà chân tính bị mờ ám, chân tính mờ ám cho nên sinh ra dục vọng phiền não, dục vọng tạo ra nghiệp ác, và nghiệp ác đưa đến kết quả khổ đau luân hồi. Giải thoát nghĩa là phá tan được dòng nhân quả liên tục ấy. Nhưng muốn được giải thoát, trước hết, người ta phải nhận thấy rằng mình đang bị ràng buộc. Biết bao nhiêu kẻ đang sống trong sự ràng buộc mà không hề biết rằng mình bị buộc ràng, cho nên không hề nghĩ đến sự giải thoát. Vì thế, muốn cho họ có ý tưởng giải thoát, phải tìm cách làm cho họ nhận thấy rằng họ đang bị ràng buộc đã.

Phương pháp của đạo Phật là làm cho con người có ý thức rõ ràng về cuộc đời mà mình đang sống: một cuộc đời khổ đau. Con người không thể an vui được trong cuộc đời khổ đau: phải tìm cách thoát ly cuộc đời ấy. Những dây xích nào đã ràng buộc con người vào cuộc đời khổ đau? Đấy chính là dục vọng, là phiền não, là ác nghiệp, là vô minh. Phá tan những xiềng xích này thì có thể tìm đến một chân trời tự do, không còn bị khổ đau bức bách. Vậy con đường giải thoát bắt đầu bằng một nhận thức: nhận thức cuộc đời là khổ.

Phương pháp của đạo Phật là làm cho con người có ý thức rõ ràng về cuộc đời mà mình đang sống: một cuộc đời khổ đau.

Phương pháp của đạo Phật là làm cho con người có ý thức rõ ràng về cuộc đời mà mình đang sống: một cuộc đời khổ đau.

Bài liên quan

Đó là chân lý thứ nhất trong Tứ diệu đế. Biết bao nhiêu người đã nhờ ý thức sâu xa chân lý ấy mà được giải thoát. Càng cảm thấy đời là khổ đau bao nhiêu, người ta càng mạnh mẽ bước lên đường giải thoát bấy nhiêu. Khổ đau ở đây là một thứ thuốc đắng, thật đắng, nhưng đã là một thứ thần dược giúp người mau thoát được bệnh não phiền. Nhưng "khổ đau" ở đây không những chỉ có nghĩa là những cảm giác đớn đau mà thôi. Tiếng khổ của đạo Phật còn có nghĩa là vô ngã, bất tịnh, vô thường và u tối nữa. Sống, nhưng ta có thể thắc mắc rất nhiều về tự thân chúng ta.

Bản ngã chúng ta là một cái gì mà chính ta cũng không thể nhận biết được. Đó là một cái thể sinh lý (sắc) hay đó là những hiện tượng tâm lý (thọ, tưởng, hành, thức) kết hợp? Tại sao qua những hiện tượng biến đổi vô thường lại có thể có một cái Ta đồng nhất bất biến? Phải chăng cái Ta ấy chỉ là một giả danh, một đối tượng của óc vọng tưởng? Sống, nhưng ta luôn luôn nhận thấy rằng tâm ta là nguồn gốc phát sinh bao nhiêu tư tưởng bất thiện tội lỗi: tham lam, giận dữ, si mê, thân ta là một khí cụ để tạo bao nhiêu nghiệp ác: sát hại, trộm cắp, tà hạnh…

Chúng ta bị vây trong vòng nghiệp báo, bị đắm trong đêm tối của vô minh. Chúng ta có được sống trong hiện tại đâu, có thấy được hiện tại đâu, có vươn được tới hiện tại đâu? Hình thể của cuộc đời mà ta nhận thấy bằng giác quan, đã là hình thể của một cuộc đời quá khứ mất rồi! Vạn vật luôn luôn chuyển biến vô thường.

Chúng ta bị vây trong vòng nghiệp báo, bị đắm trong đêm tối của vô minh. Chúng ta có được sống trong hiện tại đâu, có thấy được hiện tại đâu, có vươn được tới hiện tại đâu? Hình thể của cuộc đời mà ta nhận thấy bằng giác quan, đã là hình thể của một cuộc đời quá khứ mất rồi! Vạn vật luôn luôn chuyển biến vô thường.

Bài liên quan

Tâm cũng như thân, đều là những rừng tội (tâm thị ác nguyên, hình vi tội tẩu: Kinh Bát đại nhân giác). Nhiều lúc chúng ta lại tự chán ghét chính cả cái bản thân của chúng ta. Sống, nhưng ta luôn luôn cảm thấy ta là nô lệ. Nô lệ cho dục vọng. Nô lệ cho cả cuộc đời do ác nghiệp của chúng ta dựng nên. Chúng ta bị vây trong vòng nghiệp báo, bị đắm trong đêm tối của vô minh. Chúng ta có được sống trong hiện tại đâu, có thấy được hiện tại đâu, có vươn được tới hiện tại đâu? Hình thể của cuộc đời mà ta nhận thấy bằng giác quan, đã là hình thể của một cuộc đời quá khứ mất rồi! Vạn vật luôn luôn chuyển biến vô thường.

Ta chỉ sống được trong cái quá khứ của cuộc sống chứ chưa bao giờ được sống trong cuộc sống cả. Chúng ta cũng giống hệt, như những người ngồi trên xe hơi, lưng quay về phía trước, và chỉ thấy được cảnh vật đã qua. Ban đêm, vũ trụ đầy tinh tú mà ta trông thấy đây chắc chắn không phải là vũ trụ của hiện tại. Bởi vì có hàng triệu ngôi sao đã tan vỡ từ bao nhiêu thế kỷ, mà hình dáng vẫn còn để cho ta trông thấy hôm nay. Và vũ trụ tinh tú của hôm nay, có lẽ đến bao nhiêu đời sau, cháu chắt ta mới trông thấy được!

Những khổ đau, những cảm tưởng tù đày của cuộc sống ấy, làm tiêu tán nơi ta những ước muốn thỏa mãn dục lạc phờ phỉnh của cuộc đời và làm cho ta cương quyết tiến bước mạnh dạn trên đường tự giải phóng.

Những khổ đau, những cảm tưởng tù đày của cuộc sống ấy, làm tiêu tán nơi ta những ước muốn thỏa mãn dục lạc phờ phỉnh của cuộc đời và làm cho ta cương quyết tiến bước mạnh dạn trên đường tự giải phóng.

Chưa bao giờ được sống trong cuộc sống, chưa bao giờ được sống với hiện tại! Khổ đau cho chúng ta đến chừng nào! Ta tưởng như bao nhiêu uất ức dồn lên, ta muốn phá tan bao nhiêu xiềng xích vô minh, ràng buộc, để vươn đến chân trời thực tại, sống tự do trong bản thân cuộc sống, thể nhập vào cuộc sống muôn đời. Những khổ đau, những cảm tưởng tù đày của cuộc sống ấy, làm tiêu tán nơi ta những ước muốn thỏa mãn dục lạc phờ phỉnh của cuộc đời và làm cho ta cương quyết tiến bước mạnh dạn trên đường tự giải phóng.

(Còn tiếp)

Phương Bối

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thăm Đại học Phật giáo Nalanda nghe từng trang sử thiêng

Nghiên cứu 07:13 20/09/2024

Trên đường hành hương đất Phật, có một địa điểm đặc biệt, nằm gần Vương Xá (Rājagaha, Rajgir) là khu di tích Đại học cổ Nalanda. Nalanda cách thủ phủ Patna 90km về hướng Đông nam, cách Vương Xá khoảng 12km. Địa danh này ngày nay được xác định nằm tại ngôi làng Bada Ganon.

Phép màu Quán Thế Âm

Nghiên cứu 15:44 19/09/2024

Ngồi ngẫm nghĩ lại, tôi cảm thấy hai câu kinh trong bài sám nguyện nói trên thật đúng với trường hợp của cậu tôi, như một phép màu kỳ diệu.

Cách dạy trò của người xưa

Nghiên cứu 10:20 18/09/2024

Xưa, có một chú học trò được dịp lên phố chơi. Nhằm ngày chợ phiên, một vụ mất cắp xảy ra tại quán trọ, chú học trò liền bị quan huyện bắt nhốt vì người ta ngờ chú là thủ phạm. Sau khi trải qua những thủ tục tra hỏi phiền phức, quan huyện tìm ra thủ phạm, chú học trò được thả về.

Không có gì là rác cả!

Nghiên cứu 12:55 16/09/2024

Thiền sư Soko Morinaga đã bắt đầu bài học nhập môn chỉ bằng niềm tin và lời dạy thật đơn giản rằng “Không có gì là rác cả!”. Vậy mà về sau ngài trở thành thiền sư danh tiếng, Viện trưởng Đại học Hanazono, thuộc tông Lâm Tế Nhật Bản.

Xem thêm