Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 22/08/2015, 11:09 AM

Văn hóa mính đàm

Tôi xin phép dùng lại một danh từ xưa của một tờ báo chuyên ngành đầu tiên ở miền Nam Việt Nam bàn về nông nghiệp và thương nghiệp, tờ Nông Cổ Mín Đàm (農賈茗談) xuất bản năm 1901, xin sửa lại chút xíu, chữ Mín thành Mính cho đúng chính tả. 

Mính là lá trà non, còn có nghĩa là trà hái vào đợt thứ tư trong năm đợt hái trà mà trong sách Trà Kinh, Lục Vũ đã phân chia. Văn hóa mính đàm (Causeries sur la culture) là nhàn đàm, đàm luận một cách nhẹ nhàng về văn hóa trong lúc uống trà.

Văn hóa chia làm hai loại lớn: vật thể và phi vật thể. Cả hai loại này đều là tập quán. Điều này có thể gây ngạc nhiên cho một số người, chẳng lẽ văn hóa vật thể như các công trình xây dựng kiến trúc, đền đài, chùa chiền, nhà thờ, thành phố, bến cảng, đường sá, cầu cống cũng đều là tập quán nhận thức ? Đúng như vậy, tất cả vũ trụ vạn vật, ngôi sao, hành tinh, sơn hà đại địa…đều là tập quán, thói quen của tâm thức. Đã vậy thì văn hóa phi vật thể như văn học, nghệ thuật, âm nhạc, hội họa, chế độ, chính sách, triết học, khoa học, tôn giáo…tất nhiên là tập quán. Tại sao như thế ?

Căn nguyên nhất, như giáo pháp của Đức Phật đã hướng dẫn, “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức” (trích Thành Duy thức luận của đại sư Huyền Trang). Tất cả các pháp đều do tâm tạo, đều là nghiệp hay thói quen của tâm thức, đều là tập quán, thuật ngữ Phật giáo còn gọi là tập khí 習氣  trong đó tập là thói quen lặp đi lặp lại, khí nghĩa đen là hơi thở, quan trọng hơn, còn để chỉ một sự vật vô hình nhưng có năng lực, có tác động thực tế tới đời sống của con người, chữ khí trong khí công 氣功  cũng được dùng với nghĩa như vậy. Tập khí chính là nghiệp khiến chúng ta thấy có thế giới, có vạn vật.

Tập khí là thói quen đã ăn sâu trong tiềm thức, nó chính là năng lực điều khiển hành vi của chúng sinh trong đó tiêu biểu là con người (từ đây về sau, tôi lấy con người làm đại biểu cho chúng sinh cho gọn). Tác động của tập khí như thế nào ? Chúng ta sẽ xem xét nó từ ngoài vào trong qua một số điển hình như sau :

Văn hóa phi vật thể

1/Ngôn ngữ: các âm thanh và chữ viết của các ngôn ngữ vốn vô nghĩa. Nhưng chúng được gán cho những ý nghĩa, sau một quá trình lặp đi lặp lại rất nhiều lần và lâu ngày thành thói quen ngôn ngữ, bấy giờ con người sẽ phản ứng theo các ý nghĩa được gán ghép đó. Ngôn ngữ của một dân tộc, như Hán ngữ chẳng hạn, thì chỉ có người đã quen thuộc với ngôn ngữ đó đến một mức độ nhuần nhuyễn mới hiểu được, còn đối với người của dân tộc khác, chưa học thuần thục nó thì không thể hiểu được. Các ngôn ngữ khác cũng tương tự như vậy. Người ta gọi ngôn ngữ là văn hóa phi vật thể.

Ví dụ Hán ngữ là một ngôn ngữ cổ đã xuất hiện từ hơn 3000 năm trước, nó phản ánh rõ rệt thói quen nhận thức của con người đối với môi trường chung quanh, các hình ảnh của sự vật đi vào ngôn ngữ. Ban đầu người ta dùng hình vẽ để diễn tả sự vật cụ thể, đó là chữ tượng hình, tìm thấy trên mai rùa và xương thú gọi là giáp cốt văn cách nay hơn 3000 năm, như :

Cung copy Cung 弓 cây cung
Cungdien copy Cung 宫 cung điện
Dien copy Diện 面  bề mặt, cái mặt (vẽ một dấu hiệu trên tấm lụa)
Ho copy Hổ 虎 con cọp
Hoa copy Hỏa 火 ngọn lửa
Ho-cua copy Hộ 户  cánh cửa đơn
Khuyen copy Khuyển  犬  con chó
Long copy Long 龍  con rồng
Moc copy Mộc 木  cây cối
Mon copy Môn  門 cửa hai cánh
Qui copy Qui  龜 con rùa
Son copy Sơn 山 dãy núi
Tho copy Thố 兔 con thỏ
Tu-con copy Tử 子 đứa con trai
Tuoc copy Tước 雀 con chim sẻ
Xi copy Xỉ 齒 răng

Rồi người ta cũng tìm cách diễn tả một số sự vật trừu tượng và hiện tượng mà họ nhìn thấy, như:

Ðan copy Đán 旦 buổi sáng (vẽ hình mặt trời tượng trưng ánh bình minh bên trên khung cửa)
Minh copy Minh 明 sáng sủa (vẽ hình mặt trời và mặt trăng cạnh nhau)
Vu copy Vũ  雨 mưa (vẽ hình nhiều hạt mưa rơi từ bầu trời)
Dung-mangthai Dựng 孕 mang thai (vẽ hình người đàn bà bụng to)

Chữ tượng hình là một thói quen viết chữ của người Trung Hoa được duy trì cho tới ngày nay, nhưng trong quá trình phát triển, hình vẽ đã được giản lược và chuẩn hóa thành ngôn ngữ Hán tự ngày nay.

Trong sách The history of the art of writing (Lịch sử nghệ thuật viết chữ) W.A. Mason đánh giá rằng, vì trí thông minh kém cõi, người Trung Hoa không tạo được một thứ văn tự ký âm như của người Tây phương mà phải đành lòng với thứ chữ tượng hình thô sơ, nguyên thủy, còn có tính cách bán khai. Đánh giá này là phiến diện và hết sức sai lầm, vì tuy chữ Hán khó học, khó nhớ, khó viết, rất bất tiện trong sử dụng, trong đời sống xã hội, nhưng nó có ưu điểm cực lớn là khả năng thống nhất văn tự từ đó thống nhất chính trị và nhiều hoạt động khác của quốc dân, từ đó hình thành một quốc gia vĩ đại. Trong lịch sử Trung Hoa có hai lần thống nhất văn tự lớn. Lần thứ nhất diễn ra dưới thời Hoàng Đế cách nay khoảng 5 000 năm, Hoàng Đế thống nhất ba hệ thống chữ viết lưu hành thời đó, hệ bát quái của họ Phục Hy tại đông bộ, hệ kết thằng (thắt nút) của họ Thần Nông ở phương nam, hệ tượng hình của chủng tộc vùng tây bắc. Kết quả là lối chữ khoa đẩu 蝌 蚪 (con nòng nọc) của Thương Hiệt ra đời. Chữ khoa đẩu bị thất truyền ở Trung Quốc, nhưng lại được tìm thấy nhiều ở Việt Nam. Theo nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền, chữ khoa đẩu là hệ thống chữ phát âm như chữ La Tinh chứ không phải tượng hình.
 

Chữ khoa đẩu và âm của nó

Thống nhất văn tự lần thứ hai diễn ra dưới đời Tần Thủy Hoàng cách nay 22 thế kỷ. Vua Tần muốn rằng tất cả các dân tộc, tất cả các địa phương trong nước đều thống nhất dùng một thứ văn tự, đó là văn tự hiện hành của nước Tần, vùng tây bắc Trung Quốc.

Qua hai lần thống nhất văn tự, chúng ta thấy rằng người Trung Hoa không chuộng lối chữ khoa đẩu phát âm của Thương Hiệt chứ không phải không biết về ký tự phát âm, mà thiên về lối chữ tượng hình của các chủng tộc vùng tây bắc. Chữ tượng hình biểu ý lại chính là cơ sở thuận lợi cho thống nhất văn tự, các dân tộc có tiếng nói khác nhau, nếu dùng lối chữ phát âm thì không thể thống nhất được, nhưng với chữ tượng hình thì lại được. Cùng một mặt chữ nhưng dân tộc nào thì cứ phát âm theo tiếng của dân tộc mình. Ví dụ câu :

天行健 君子以自强不息
Người Bắc Kinh đọc là : tiān xíng jiàn jūn zǐ yǐ zǐ qiáng bù xī

Người Việt Nam đọc là : Thiên hành kiện quân tử dĩ tự cường bất tức (trời đất vận động mạnh mẽ người quân tử phải tự cường không ngơi nghỉ)
Đọc lên thì không hiểu nhau, nhưng viết ra thì cả hai cùng hiểu như nhau. Chẳng những các dân tộc trong nước hiểu nhau mà các dân tộc nước khác đồng văn như Cao Ly, Nhật Bản, Việt Nam đọc chữ cũng đều hiểu mặc dù khi phát âm thì rất khác nhau.

Khả năng thống nhất văn tự đó khiến nước Trung Hoa ngày càng phát triển rộng lớn và đông người mà vẫn là quốc gia thống nhất. Đây là trường hợp độc nhất vô nhị trên thế giới. Hán tự là ngôn ngữ tượng hình thành công nhất trong số các ngôn ngữ tượng tình trong buổi sơ khai của lịch sử nhân loại. Ấn Độ là quốc gia có dân số đông không kém Trung Quốc bao nhiêu, nhưng ngôn ngữ chính Hindi của người Ấn chỉ có 500 triệu người sử dụng, so với Hán tự có 1,3 tỉ người sử dụng, lý do vì Ấn không có thống nhất văn tự. Người Trung Hoa hiện nay vẫn sử dụng thứ chữ viết cổ xưa hơn 3000 năm đó, và nó là thứ chữ có đông người sử dụng nhất trên thế giới hiện nay, chiếm lĩnh internet, và chỉ trong vài năm nữa thôi, sẽ vượt qua tiếng Anh để trở thành ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trên internet. Trong khi đó thì tiếng Hindi của Ấn Độ không có mặt trong top 10 mặc dù Ấn Độ là cường quốc sản xuất phần mềm tin học.
 
2/Âm nhạc: cũng là một loại văn hóa phi vật thể, nội dung chủ yếu là giai điệu các âm thanh. Giai điệu này có tính chất chung nên mọi dân tộc đều có thể cảm nhận được, nhưng ca từ hay lời của bài hát thì có dính tới ngôn ngữ, nên chỉ có người quen thuộc với ngôn ngữ được thể hiện mới hiểu được ca từ. Tâm tình của mỗi dân tộc bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh nơi họ sống, bởi thói quen tư duy và tình cảm của họ, được phản ánh trong âm nhạc của họ, nên âm nhạc của mỗi dân tộc có sắc thái riêng, là văn hóa tinh thần của họ.

Ví dụ đây là nhạc Mỹ biểu diễn bởi một ca sĩ nổi danh. Bài hát thể hiện cái phong cách riêng của mỗi cá nhân. Làm bất cứ việc gì cũng theo phong cách của mình, đó chính là văn hóa hay tập quán của mỗi con người.
 
Frank Sinatra, My Way, With Lyrics
https://www.youtube.com/watch?v=6E2hYDIFDIU

Đây là nhạc Ấn Độ, chỉ cần nghe giai điệu, không cần hiểu ca từ, chúng ta cũng nhận ra đó là nhạc Ấn vì nét văn hóa riêng của nó.  

Heer Hindi English Subtitles Full Song HD Jab Tak Hai Jaan

Còn đây là nhạc dân ca Trung Quốc, nó phản ánh văn hóa truyền thống của Trung Hoa

A Lý Sơn Cô Nương – Hàn Bảo Nghi – Karaoke – Việt dịch

https://www.youtube.com/watch?v=M52iIvOYD8U

Dưới đây là tình ca Trung Hoa phản ánh tâm tình luyến ái của nam nữ.

Đông Luyến – Hàn Bảo Nghi – Ca từ – Việt dịch

https://www.youtube.com/watch?v=p5Hd3lIsNBM

Dưới đây là bài hát ca ngợi con đường sắt Bắc Kinh- Thanh Tạng dẫn tới Lhassa được coi là đường xe lửa cao nhất trên thế giới do Bà Bành Lệ Viện, phu nhân của ông Tập Cận Bình thể hiện.

Thiên Lộ – Bành Lệ Viện – Ca từ – Việt dịch
https://www.youtube.com/watch?v=re9_z6vCRoM

Còn đây là một bài tình ca Pháp :

L’amour Est Un Soleil – Helene Segara – Lyrics – Traduction Vietnamienne
https://www.youtube.com/watch?v=ztpkr2QCTa0

Còn đây là nhạc Pháp thể hiện một tinh thần cởi mở coi trái đất là xứ sở của mình, nhân loại nên cùng chung sống hòa bình. Bài hát này do chính Hélène Ségara sáng tác và trình bày.

Mon Pays C’est La Terre – Hélène Ségara – Lyrics – Traduction Vietnamienne
https://www.youtube.com/watch?v=hZgg6E_aDBw

Tình ca Việt Nam với tình cảm luyến ái thật là sâu đậm :
Đêm bơ vơ – Ngọc Hạ.

Thông điệp về cách hành xử trong đời :

Hãy là chính mình -Ngọc Duyên 
https://www.youtube.com/watch?v=kACP1glccmQ

Trong clip trên, người truyền đạt thông điệp, sau khi trình bày những kinh nghiệm của mình, khuyên chúng ta hãy là chính mình, nhưng một câu hỏi quan trọng nhất lại còn để trống, đó là câu hỏi : mình là ai ? Nếu chưa biết mình là ai thì làm sao là chính mình được ? Các tu sĩ Phật giáo bỏ cả đời tu tập cũng chỉ để giải quyết câu hỏi mình là ai. Giáo pháp cơ bản của Phật nói nhân vô ngã, pháp vô thường. Vậy cái ta không có thật, mình không có thật thì làm sao để là mình ? Pháp vô thường có nghĩa là các pháp đều luôn luôn biến đổi, không có cái gì là chân lý vĩnh cửu, vậy thì làm sao xác định mình là ai hay là cái gì ? hay những kinh nghiệm mà người truyền đạt nêu ra đảm bảo tính đúng đắn ?

3/ Văn học, lịch sử, triết học, tôn giáo, khoa học, nghệ thuật, chế độ…là những văn hóa phi vật thể, đó là thói quen suy nghĩ, nhận thức, cảm nhận, vận dụng của con người trong đời sống xã hội. Không phải ai cũng am tường các loại văn hóa đó, chỉ có những người đã có học tập, đã tập thành một thói quen nghiên cứu, đã quen nhận thức mới nắm được chúng. Càng tập tành nghiên cứu vận dụng nhiều chừng nào thì càng nắm vững chừng ấy.

Người Việt Nam nên lấy làm tự hào vì PG du nhập vào Việt Nam rất sớm bằng đường biển, trước cả Trung Quốc. Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn đến dân tộc Việt Nam, gắn bó rất mật thiết với triều đình và với đời sống của nhân dân, từng có thời được xem là quốc giáo dưới các triều đại Lý, Trần. Theo sách Lĩnh Nam chích quái, vào thời đại Hùng Vương, hai vợ chồng Chử Đồng Tử và Tiên Dung công chúa đã được một nhà sư Ấn Độ tên là Phật Quang thuyết giảng về Đạo Phật tại núi Quỳnh Viên. Mặc dù đây là truyền thuyết nhưng không hẳn là không có thật. Theo khảo cứu của các học giả, núi Quỳnh Viên ở phía nam Cửa Sót nơi con sông cùng tên chảy ra biển (nay thuộc Hà Tĩnh). Lịch sử PG  cho biết rằng vào thời vua A Dục (Asoka 273 – 232 TCN), ông là vua của nước Ma Kiệt Đà (Magadha- bắc Ấn Độ), đã cử 9 phái đoàn để truyền bá đạo Phật ra các nước chung quanh, trong số đó có phái đoàn do hai cao tăng Uttara và Sona đi bằng đường biển đến Suvannabhumi (xứ vàng, nay là Myanmar và Thái Lan) truyền đạo. Sử của Thái Lan và Myanma có ghi nhận công cuộc hoằng pháp của phái đoàn này. Một đoàn khác do Mahoda, con của vua A Dục cầm đầu, đã đến nước Văn Lang của vua Hùng vào năm 240 trước CN. Do đó mới có việc truyền Đạo Phật cho Chử Đồng Tử và Tiên Dung công chúa. Cũng nên biết thời đại Hùng Vương kết thúc vào năm 208 trước CN (không phải năm 258 trước CN như trong sử ghi do có sự nhầm lẫn về niên đại). Do đó, lúc Mahoda đến, nước Văn Lang vẫn còn là triều đại Hùng Vương. Như vậy Phật giáo du nhập vào Việt Nam trước Trung Quốc hơn 300 năm. (Phật giáo chính thức du nhập vào Trung Quốc năm 68 CN do hai nhà sư Thiên Trúc Ca Diếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan).

Cuối năm 2011 – những nhà khảo cổ Trung Hoa đã tìm thấy những dấu ấn liên quan đến nền văn minh Việt cổ ở phía nam sông Dương tử – cụ thể là tại huyện Bình Quả (tây bắc Nam Ninh, cách Nam Ninh khoảng 100km, cách Cao Bằng khoảng 150km đường chim bay) tỉnh Quảng Tây vừa khai quật được hơn chục mảnh đá có khắc hơn ngàn ký tự biểu ý cổ Lạc Việt. Các chuyên gia TQ nhận định niên đại của các mảnh đá này là vào thời đại đồ đá mới, cách nay 4000-6000 năm tức là vượt xa niên đại của chữ giáp cốt Hoa Hạ (cách nay khoảng 3.000 năm).
VantuLacViet3 copy
 
Văn tự Lạc Việt cổ có niên đại cách nay 4000-6000 năm.

Phát hiện này càng củng cố thêm lập luận rằng Phật giáo đã đến Việt Nam sớm hơn Trung Quốc nhiều. Như thế lúc Mahoda đến nước Văn Lang thì ở đó đã có văn tự, có đủ trình độ văn hóa để tiếp thu Phật giáo.

Việc khám phá văn tự Lạc Việt lại đặt ra vấn đề quan trọng. Vì niên đại của văn tự này sớm hơn giáp cốt văn cả ngàn năm, nên người ta nêu ra vấn đề phải chăng Hán tự là hậu sinh của thứ văn tự này ? và văn minh Lạc Việt là tiền thân của văn minh Hán ? Những điều ghi trong cổ sử Việt là có cơ sở ? Dân Bách Việt có văn hóa trồng lúa nước, khác với dân Hán có văn hóa trồng lúa mì. Bách Việt đã có văn tự trước và có một nền văn minh lâu đời mà người Hán kế thừa mặc dù họ là kẻ chinh phục ? Cổ sử ghi rằng :

Nguyên Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam đến núi Ngũ Lĩnh, Hồ Nam, Trung Quốc, đóng lại đó rồi lấy con gái bà Vụ Tiên (鶩僊), sau đó sinh được một người con trai tư chất thông minh đặt tên Lộc Tục (祿續).

Sau Đế Minh truyền ngôi cho con trưởng là Đế Nghi, làm vua phương Bắc và phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam xưng là Kinh Dương Vương (涇陽王). Theo Đại Việt Sử Ký Toàn thư thì Kinh Dương Vương làm vua và cai trị từ khoảng năm 2879 tước CN trở về sau, tức cách nay gần 5000 năm, gần như đồng thời với Hoàng Đế ở phía bắc.

“Kinh Dương Vương cai trị nước Xích Quỷ với bờ cõi rộng lớn phía nam sông Dương Tử, Đông giáp Nam Hải, Tây đến Ba Thục, Bắc đến Động Đình Hồ, Nam đến nước Hồ Tôn Tinh (Chiêm Thành) chia nước làm 15 bộ…”

Lộc Tục lấy con gái vua Động Đình Hồ tên là Thần Long (Đại Việt sử ký ghi là con gái của Thần Long, Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim ghi là Long nữ), sinh được một con trai đặt tên là Sùng Lãm, nối ngôi làm vua xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái của Đế Lai là bà Âu Cơ sinh ra trăm trứng nở ra trăm con. Một trăm người con của Lạc Long Quân chính là thủy tổ của các dân tộc Bách Việt cư trú trên một địa bàn rộng lớn phía nam sông Dương tử. Con trưởng của Lạc Long Quân lập ra triều đại Hùng Vương thứ nhất (một triều đại có thể có nhiều ông vua), là thủy tổ của dân tộc Lạc Việt, làm vua nước Văn Lang. Địa bàn của nước Văn Lang thời đó rộng lớn, chắc chắn bao gồm Quảng Tây (nơi khám phá văn tự Lạc Việt), đến triều đại Hùng Vương thứ 18, sau 2500 năm, khi đoàn truyền giáo của Mahoda đến, thì nước Văn Lang chỉ còn là một địa bàn nhỏ hẹp ở châu thổ sông Hồng tức là Bắc Việt. Đến năm 208 trước CN, Thục Phán diệt nước Văn Lang, chấm dứt thời đại Hùng Vương, lập ra nước Âu Lạc. Đến năm 176 trước CN, (niên đại này còn chưa thống nhất, chúng ta có thể tạm hiểu thế này, sau khi lấy được nỏ thần, Trọng Thủy về nước thăm cha là Triệu Đà, có gần gũi với người vợ lớn tại Phiên Ngung, sau đó mang quân đánh chiếm nước Âu Lạc, chiếm thành xong, theo dấu lông ngỗng đi tìm Mỵ Châu, đến khi tìm gặp thì thấy Mỵ Châu đã chết thê thảm vì bị cha là An Dương Vương Thục Phán chém đứt đầu. Trọng Thủy quá sốc và hối hận, sau khi đưa xác vợ về Cổ Loa an táng xong, bèn nhảy xuống giếng tự tử. Qua năm sau, tức năm 175,  con của Trọng Thủy là Triệu Mạt ra đời, Triệu Đà có nhắc tới đứa trẻ này trong thơ gởi Hán Văn Đế “Lão phu ở đất Việt 49 năm, đến nay đã ẵm cháu rồi“(老夫處粤四十九年,于今抱孫焉 Lão phu xử Việt tứ thập cửu niên, vu kim bão tôn yên). Năm 137 Triệu Đà mất, Triệu Mạt nối ngôi ông nội, hiệu là Triệu Văn Vương). Đến năm 111 trước CN, dưới thời Triệu Kiến Đức và thừa tướng Lữ Gia, nhà Tây Hán sai tướng là Lộ Bác Đức đánh diệt nước Nam Việt, mở đầu cuộc Bắc thuộc lần thứ nhất.

Người Việt Nam nói mình là dân tộc Kinh, với ý nghĩa đó là người miền xuôi (vùng đồng bằng) để phân biệt với dân mạn ngược (miền núi) tức là người Thượng như các dân tộc Mường, Thổ, Tày, Thái, Nùng, Mèo, Dao, Ba Na, Gia Rai…chứ chữ Kinh không phải là tên vùng đất của tổ tiên, không phải là đất Kinh 荆 hay Kinh Sở 荆楚 của các dân tộc Bách Việt.

Văn hóa vật thể

Vũ trụ vạn vật, sông núi biển đảo, nhà cửa, xe cộ, các trang thiết bị tiện nghi sinh hoạt trong nhà, quần áo, giày dép, lương thực thực phẩm, đường sá, cầu cống, bệnh viện, trường học, chợ búa, lâu đài, cung văn hóa, công viên, nhà bảo tàng…rất nhiều không thể kể hết, đều là văn hóa vật thể hay nói một cách chính xác rõ ràng, là thói quen nhận thức về thế giới, môi trường chung quanh của con người. Ở đây xin phép đi sâu một chút về những sự vật đang là thời thượng hiện nay. Đó là :

Phương tiện nghe nhìn. Những văn hóa phi vật thể kể trên phải được đi kèm, chứa đựng, chuyển tải bằng các thứ văn hóa vật thể như : sách vở, băng đĩa nhạc, đĩa hình, nhạc cụ, tivi, đầu đĩa, computer, điện thoại, internet…

Mà những thứ văn hóa vật thể này cũng đòi hỏi phải có thói quen nhận thức, sản xuất và sử dụng thì mới hoạt động được.

Tại sao nhận thức là một thói quen ? Một vật cũng cần có thói quen nhận thức mới biết chúng là vật gì, có công năng thế nào, sử dụng ra sao, đem lại hiệu ứng gì.

Một chiếc điện thoại thông minh (smartphone) rơi vào tay một người của một bộ lạc man di chưa biết văn minh là gì, anh ta không biết nó là vật gì, có công năng gì, sử dụng ra sao, có hiệu ứng gì, bởi vì anh ta chưa có thói quen nhận thức đối với nó. Anh ta thấy nó cũng chẳng khác gì một cục sắt. Đối với những xứ mà trình độ khoa học kỹ thuật còn kém cõi hay nghèo nàn, thì dù có nhận thức được và biết cách sử dụng smartphone, cũng không thể sản xuất ra chúng, vì họ không có tri thức, thói quen cũng như điều kiện để sản xuất chúng. Muốn sản xuất được chúng, họ phải rèn luyện thói quen bằng cách học tập nghiên cứu chúng, phải nghiên cứu thị hiếu của người sử dụng, nghiên cứu thiết kế kiểu dáng, công năng nào được nhiều người ưa chuộng, nghiên cứu cách tiếp thị hiệu quả nhất, chưa kể phải có vốn đầu tư khổng lồ và nhân lực hùng hậu. Nói chung là rất khó khăn phức tạp nên ngay cả một đại gia về điện tử như Nhật Bản gần đây mới có Sony đạt thứ hạng tốp đầu trong sản xuất smartphone, còn những anh đã tập tành được thói quen rất nhuần nhuyễn trong sản xuất món này cũng phải cạnh tranh nhau gay gắt để sản xuất chúng như Samsung, Apple, Huawei, Sony, ZTE, HTC, Nokia…Mười đại gia hàng đầu thế giới về sản xuất và tiêu thụ smartphone như sau (Tomi Ahonen tổng kết năm 2012).

1/Samsung (Hàn Quốc) – 56,2 triệu máy
2/Apple (Mỹ) – 26,9 triệu máy
3/Huawei  (Trung Quốc) – 16 triệu máy
4/Sony (Nhật) – 8, 8 triệu máy
5/ZTE (Trung Quốc) – 8 triệu máy
6/HTC (Đài Loan) – 7,8 triệu máy
7/RIM (Canada)  – 7,4 triệu máy
8/LG (Hàn Quốc) – 7,2 triệu máy
9/Lenovo (Trung Quốc) – 7 triệu máy
10/Nokia (Phần Lan) – 6,3 triệu máy

Các sản vật này là văn hóa vật thể, chúng là thiết bị tinh vi để liên lạc viễn thông qua dịch vụ của các hãng điện thoại trong nước như Vinaphone, Mobifone, Viettel…và qua internet với các dịch vụ như email, mạng xã hội, các công cụ liên lạc miễn phí qua mạng internet như Skype, Viber. Ngoài ra còn nhiều website cung cấp dịch vụ xem phim, video, clip, nghe nhạc miễn phí như Youtube, Dailymotion, Zing mp3. Chưa hết, còn có các báo điện tử trên mạng, vô số blog cá nhân, dịch vụ tìm kiếm tư liệu, phiên dịch, miễn phí của Google.

Chúng tôi đặc biệt chú ý đến loại vật thể này vì chúng là sự kết hợp siêu đẳng giữa văn hóa vật thể và phi vật thể. Ví dụ ngôn ngữ, văn tự, thông tin báo chí, âm nhạc nghệ thuật, video tivi giải trí, tra cứu học tập…đều có thể thực hiện dễ dàng trên văn hóa vật thể là chiếc điện thoại thông minh, bất kể chúng ta đang ở đâu, bất kể giờ giấc nào. Hiện nay qua các công cụ Yahoo Messenger, Skype, Viber…chúng ta có thể liên lạc với thân nhân bạn bè mà không tùy thuộc vào việc họ đang ở đâu trên thế giới và cũng rất rẻ tiền. Tuy nhiên nhiều người chưa có văn hóa thông tin tức thời này vì họ chưa quen với việc đó, vì nó còn khá mới mẻ và cũng đòi hỏi phải có chút kiến thức về tin học mà nhiều người chưa có thói quen đó, nên thực tế chỉ có cư dân mạng là có thực hiện văn hóa, tức thói quen này.

Bây giờ chúng ta bắt đầu đi vào trọng tâm của bài viết này để trả lời câu hỏi : tại sao vật thể cũng là một tập quán, tức là thói quen nhận thức ?

Điều này liên quan đến triết lý và khoa học. Duy thức học Phật giáo nói rằng tất cả các pháp đều là tâm thức (vạn pháp duy thức). Khoa học sau nhiều thế kỷ bác bỏ học thuyết này, đến nay bắt buộc phải thừa nhận, vì khi khoa cơ học lượng tử đi tới chỗ khám phá tận cùng của vật chất thì đâm ra hoang mang cực độ vì không biết vật chất thực tế nó là cái gì, lượng tử có những tính chất quái đản không sao hiểu nổi, dùng từ ngữ “quái đản” không hề quá đáng chút nào, vì nhà khoa học lừng danh nhất thế kỷ 20 là Einstein đã phải bối rối nói về hiện tượng rối, vướng víu lượng tử (quantum entanglement), ông nói rằng đó là “tác động ma quái từ xa” (Spooky action at a distance). Ông không sao hiểu nổi tại sao hai photon ở cách xa nhau lại có tác động liên kết vướng víu với nhau (entangled) một cách tức thời, không chịu tuân theo định đề của ông nói rằng vận tốc ánh sáng 300.000 km/giây là vận tốc cao nhất của vật chất, không thể có vật chất nào vượt qua được vận tốc đó.

Nếu Einstein sống tới ngày nay, ông sẽ càng kinh ngạc hơn nữa. Năm 2008, Nicolas Gisin và các đồng sự của ông tại Đại học Geneva, Thụy Sĩ, làm lại thí nghiệm với nhiều điều kiện tối tân chính xác hơn xưa, thì thấy rằng hai photon cách nhau 18 km nhưng vẫn biến đổi tức thời theo nhau, nếu nói tín hiệu di chuyển từ photon này tới photon kia thì tốc độ phải là hơn 10 triệu lần tốc độ ánh sáng, thật là không tưởng ! Einstein ắt sẽ kinh hãi thấy lý thuyết của mình sụp đổ, thấy rằng giả thuyết EPR (Einstein, Podolsky và Rosen) của nhóm mình đưa ra để bác thuyết lượng tử là quá sai lầm. Lượng tử là bất định xứ (nonlocality) chứ không phải định xứ (locality) như ông vẫn thường nghĩ.

Năm 1964, John Bell đã mở một hội thảo về nghịch lý EPR. Ông tạo ra bất đẳng thức mang tên mình là Bell.

Thế nào là bất đẳng thức Bell (Bell’s inequality)?

Sau đây là một thí nghiệm để suy ra bất đẳng thức Bell. Ông lập ra một bất đẳng thức toán học chứa mối tương quan giữa các trạng thái của các hạt cách xa nhau trong thí nghiệm, trong đó thỏa mãn ba điều kiện “hợp lí” theo quan niệm của các nhà thí nghiệm EPR, họ có quyền tự do thiết lập cái họ muốn, đó là :

-các tính chất hạt đang được đo là có thực và đã tồn tại trước,
-các tính chất của hạt không phải phát sinh trong tích tắc lúc tiến hành đo
-và không có tốc độ nào truyền nhanh hơn tốc độ ánh sáng, đó là tốc độ giới hạn trong vũ trụ.

Vào đầu thập niên 80, nền khoa học kỹ thuật đã đủ trình độ để cho nhà vật lý Alain Aspect và những người trong nhóm của ông tại Paris có thể thực hiện một loạt những thí nghiệm trên một cặp photon “vướng víu” nhau (entanglement) để trắc nghiệm bất đẳng thức Bell.
 Sơ đồ thí nghiệm hai kênh (two channel) của Bell

Nguồn S tạo ra một cặp photon vướng víu phóng đi theo hai hướng trái chiều. Mỗi photon chạm vào một kính phân tia (polariser) mà hướng đi có thể được người làm thí nghiệm ấn định. Tín hiệu đi thẳng và tín hiệu phản chiếu (vuông góc) từ mỗi đường được phát hiện và đếm bởi màn hình CM.

Charlie chuẩn bị 2 hạt photon (không quan trọng là Charlie đã chuẩn bị như thế nào) và gửi cho Alice và Bob mỗi người một hạt. Alice và Bob mỗi người thực hiện hai phép đo. Và kết quả các phép đo cho trị số hoặc +1 nếu cặp phù hợp nhau hoặc -1 nếu cặp không phù hợp nhau. Gọi các trị số  Alice thu được là Q và R, còn Bob thu được là S và T.

Nếu thực hiện các phép tính theo tư duy hiện thực và định xứ thì một tổ hợp nhất định của các giá trị trung bình của Q, R, S và T phải nhỏ hơn hoặc bằng 2.

Tính toán đo đạc theo thực tế cơ học lượng tử đối với hai hạt vướng víu lượng tử thì lại thu được số 2 x căn 2  = 2,82843 cho tổ hợp đó.

Như vậy họ khám phá rằng Bất đẳng thức Bell luôn luôn bị vi phạm. Điều này chứng minh rằng những điều kiện ở trên đều không được thỏa mãn, có nghĩa là Cơ học lượng tử đã đúng và nhóm EPR sai lầm.

Hai vấn đề gắn liền với bất đẳng thức Bell :

(1). Cho rằng Q, R, S, T tồn tại độc lập với các phép đo. Đó là quan điểm hiện thực (realism).
(2). Việc giả định rằng Alice khi tiến hành phép đo không ảnh hưởng gì đến kết quả các phép đo do Bob thực hiện. Đó là quan điểm định xứ (locality).

Hai quan điểm trên kết hợp lại thành quan điểm hiện thực định xứ (local realism). Bất đẳng thức Bell không nghiệm đúng với thực tế đo đạc và như vậy ít nhất một trong hai quan điểm nói trên là sai lầm. Đây là bài học lớn cho chúng ta : vũ trụ không phải hiện thực định xứ !

Einstein sẽ càng kinh ngạc hơn nữa nếu ông sống được tới thập niên 80 của thế kỷ 20 và nhìn thấy biểu diễn đặc dị công năng của Trương Bảo Thắng, nó chứng tỏ tính “không hiện thực định xứ” chẳng phải chỉ xảy ra trong thế giới lượng tử, mà còn xảy ra đối với vật thể trong thế giới đời thường.

Chiếc áo ngực và áo lót của một nữ ảo thuật gia người nước ngoài và sợi dây nịt của một nhà xã hội học (vì lý do tế nhị, người ta không nêu tên) họ đang mang trong người, ngay trong lúc họ đang lớn tiếng công kích đặc dị công năng giữa hội trường đông người, không phải chỉ có thể nằm yên trên người họ, mà còn có thể chạy đi vào tay của Trương Bảo Thắng theo ý niệm của anh mà chính họ cũng không hay biết, chỉ đến khi Trương Bảo Thắng đưa trả họ mới hay. Vị nữ ảo thuật gia đã phải bẽn lẽn rút lui không dám nhận lại áo ngực và áo lót của mình, ban tổ chức phải cho người chạy theo để đưa trả. Nhà xã hội học phải đợi khán giả về hết mới dám đứng dậy vịn quần đi vào trong.

Tính chất không hiện thực và bất định xứ của lượng tử và vật thể cho thấy rằng triết lý về tánh không của đạo Phật không phải là nói suông, càng không phải là nói chuyện hồ đồ không có thật.

Một trong các danh hiệu của Phật là Như Lai, là bất định xứ (nonlocality). Ý nghĩa gốc của từ này như sau :
如来(梵语: Tathāgata), 音譯為多陀阿伽陀,佛的十大稱號之 - tatha 意思是“如”, agata 意思是“來”,如来,“就像來了一樣”,更進一步講,“就在這兒”,所以在這裡“來”

[Như Lai, Phạn ngữ là Tathāgata, dịch âm là Đa Đà A Ca Đà, một trong mười đại danh hiệu của Phật.  Tathā nghĩa là như, agatha nghĩa là lai (đến), Như Lai nghĩa là “giống như đến” (nhưng không phải thật đến), giảng sâu thêm bước nữa, nó có nghĩa là “chính là tại chỗ này” tại chỗ này mà đến (nghĩa đích thực là không đi không đến tức là bất định xứ- nonlocality)]

Tại sao không đi không đến ? vì khoảng cách không có thật, chỉ là do tâm tạo, chúng ta thấy có đi có đến, thật ra chỉ là ảo, thật ra là không đi không đến. Lượng tử là bất định xứ, vật thể cũng là bất định xứ, chúng sinh mê muội khó hiểu điều này, nhân thể đặc dị công năng chứng thực điều đó, sợi dây nịt đang nằm trong lưng quần của nhà xã hội học, tại sao lại chạy vào tay của Trương Bảo Thắng ? đó chính là vì tính bất định xứ của nó, nhưng chúng ta cũng không thể chấp vào tính bất định xứ, vì cuộc sống ảo đời thường của chúng ta vẫn là có định xứ.

Nó cho chúng ta một khái niệm rõ ràng là vật thể chỉ là ảo không phải thật. Thân thể của chúng ta cũng chỉ là ảo không phải thật. Vì trái táo, cơm, thực phẩm, nước uống và thân thể con người đều là vật ảo nên chúng ta ăn cơm, ăn trái cây, ăn thực phẩm, uống nước một cách tự nhiên và rất thật, ăn biết no, cơ thể biết tiêu hóa, tăng trưởng, rồi già chết, không ai ngờ rằng đó là ảo, chỉ có các bậc giác ngộ như Phật, Bồ Tát, thiền sư kiến tánh, mới biết con người đang nằm mơ giữa ban ngày mà không biết. Toán học cho chúng ta biết rằng -6 x -3 = +18 (âm sáu nhân với âm ba bằng dương mười tám, ý nghĩa là lục căn + lục trần + lục thức bằng 18 giới). Dương mười tám chính là 18 giới, cảm nhận của giác quan thấy tất cả đều là thật trăm phần trăm.  Tương tự như vậy thân thể con người là một loại cấu trúc ảo với lục căn, khi tương tác với một loại cấu trúc ảo khác là lục trần, thì phát sinh lục thức. Lục thức chính là văn hóa vật thể và phi vật thể của con người mà chúng ta tưởng là thật.

Vật không có thực chất nhưng do thói quen nhận thức thấy : đây là con trâu, đây là con ngựa, kia là con sông, nọ là hòn núi, là nhà cửa, xe cộ v.v…Tập quán đó chính là nghiệp, nghiệp là thói quen làm cho tâm thức chúng ta thấy có vật này vật nọ, nếu không có tập quán thì sẽ không thấy. Trong đời thường chúng ta cũng hay nói “méo mó nghề nghiệp” tức vì chúng ta có một thói quen nào đó thì sẽ thấy cái mà người khác không thấy.

Thật vậy một ngôn ngữ là vô nghĩa nếu chúng ta chưa có thói quen nắm bắt được ngôn ngữ đó. Đối với dân của một bộ lạc, chẳng hạn bộ lạc Kogi ở Nam Mỹ, họ sống hoàn toàn biệt lập giữa rừng hoang, không tiếp xúc với thế giới văn minh bên ngoài, thì họ sẽ thấy chiếc smartphone là một vật vô dụng, vì họ không có thói quen sử dụng nó, không biết nó là vật gì có công dụng ra sao trong khi đối với chúng ta thì smartphone là cái vật không thể thiếu. Cùng một vật nhưng cái thấy của các loài khác nhau cũng không giống nhau. Ví dụ cái chúng ta thấy là nước thì loài thủy tộc như cá tôm thấy đó là môi trường sống vô cùng thiết yếu của chúng. Môi trường sa mạc Kalahari khô khan, nóng bức, chúng ta không thể sống nổi, nhưng các bộ lạc du mục Phi châu lại cảm thấy gắn bó, quen thuộc, thân thiết với môi trường đó, vì họ đã có thói quen sống trong môi trường khắc nghiệt như vậy, mà có lẽ đa số chúng ta đều biết qua bộ phim nổi tiếng “Đến Thượng đế cũng phải cười (The Gods must be crazy) đã chiếu trên truyền hình.

Bức hình sau đây là dẫn chứng cho cái thấy là do thói quen : Chúng sinh nào mà chưa từng thấy con người thì dường như chỉ thấy đó là một cội cây, còn chúng ta đã quen với các gương mặt con người thì sẽ thấy trên đó có nhiều mặt người.
 Cay-faces

Cái thói quen thấy có vật này vật nọ, bao nhiêu phong cảnh thiên nhiên và nhân tạo tươi đẹp v.v…Phật giáo gọi là thế lưu bố tưởng (thói quen tưởng tượng đã lưu hành phổ biến trên thế gian) bậc giác ngộ cũng thấy giống như thế bởi vì nếu không thì không thể tiếp cận với chúng sinh mê muội để dẫn dắt họ đến giác ngộ. Nhưng người giác ngộ không chấp đó là thật nên không có phiền não, còn người thế gian cố chấp đó là thật, không biết đó chỉ là ảo hóa vô thường nên họ có rất nhiều phiền não, đau khổ, nào là sinh lão bệnh tử, cầu bất đắc, ái biệt ly, oán tắng hội (ghét mà vẫn phải gặp) ngũ ấm xí thạnh khổ v.v…ngoài ra còn thiên tai, bão lụt, động đất, sóng thần,  áp bức, bất công, thiếu tự do dân chủ, chênh lệch giàu nghèo, tranh giành biển đảo… vô số chuyện phiền não.

Tính chất không hiện thực và bất định xứ của sự vật dạy cho chúng ta một triết lý sống rất thực tế mà ai hiểu được và hành được thì sẽ thấy chúng ta vẫn có thể tạm sống an lạc ở cõi đời ô trọc đầy biến động này. Chẳng hạn trong lòng tôi vẫn cảm thấy rất biết ơn các nhà khoa học đã phát minh sáng chế ra các hàng hóa vật dụng phục vụ cho đời sống tiện nghi của con người : nhà cửa để ở, cơm ăn, áo mặc, thuốc trị bệnh, xe cộ, phương tiện để đi lại, vật dụng để dùng đặc biệt là computer và smartphone là những vật tôi sử dụng rất nhiều. Tôi cũng chân thành cảm ơn các văn nghệ sĩ sáng tác ra những áng văn rất hay, những bài hát, những giai điệu rất đẹp mà tôi cũng thường thưởng thức. Tôi cũng cảm ơn các nhà chính trị chân chính đã tìm cách xây dựng xã hội ổn định hòa bình, no ấm, khá giả. Nhưng tôi cũng phải hiểu những giới hạn của khoa học, những giới hạn của các văn nghệ sĩ, những giới hạn của các nhà chính trị. Tôi cũng như những người khác trong xã hội cũng không thể trông đợi quá nhiều ở họ. Bởi vì như câu chuyện “người mù sờ voi” mà Đức Phật đã kể, cái hiểu biết bằng lý trí hay tình cảm của họ không thể đạt tới cái toàn thể, tức chẳng khác gì các người mù sờ voi. Các bậc giác ngộ như Phật, các vị Tổ Sư như Long Thọ, Huệ Năng, hướng dẫn chúng ta tu tập để đạt tới những cảnh giới cao siêu, toàn diện hơn, những cái mà khoa học không thể quan niệm nổi như : thoát khỏi sự ràng buộc của không gian, thời gian, số lượng, tự do tự tại đích thực kể cả sinh tử tự do. Tự do tự tại cũng là một thói quen tâm lý, nó tùy thuộc vào sự giác ngộ của mình hơn là sự ban bố của nhà cầm quyền. Trương Bảo Thắng và Hầu Hi Quý cũng có lúc bị bắt giam, có lúc họ cũng có lầm lỗi, bị luật pháp khống chế, họ đều có ý thức tuân thủ luật pháp, chứ thực ra không một nhà tù nào giam cầm được họ. Họ muốn làm công dân lương thiện, sống đàng hoàng không phải trốn tránh, chứ nhà giam chẳng có nghĩa lý gì đối với họ, một khi họ muốn thoát khỏi nhà giam thì không ai ngăn cản được.

Hiện thực định xứ và không hiện thực bất định xứ cũng không hề mâu thuẫn. Bài viết của tôi là hiện thực định xứ vì đích thực nó chỉ có trong computer của tôi. Nhưng khi tôi đưa nó lên mạng thì nó trở thành không hiện thực bất định xứ. Không hiện thực vì khi bạn không có thiết bị như computer hay smartphone có nối mạng thì không thấy nó ở đâu, không định xứ vì nó có mặt khắp thế giới dưới dạng ảo không thể thấy, nhưng khi bạn có smartphone, gõ đúng địa chỉ thì tức khắc nó sẽ hiện ra, bấy giờ thì nó hiện thực định xứ. Nếu bạn ở bên Mỹ thì nó ở bên Mỹ, nếu bạn ở bên Pháp thì nó ở bên Pháp, bạn ở đâu thì nó ở đó, rõ ràng như vậy, mà ai cũng biết điều đó.

Khả năng của tin học chỉ có hiệu lực trên địa cầu, nếu bạn rời xa quả địa cầu thì nó trở nên vô hiệu. Tốc độ của ánh sáng tuy đã rất nhanh nhưng vẫn còn giới hạn, tốc độ đó vẫn là quá chậm trong vũ trụ mênh mông, càng không có hiệu lực đối với những cõi giới khác. Thích Ca biết rằng tốc độ ánh sáng là vô dụng trong Tam giới. Tốc độ có hiệu lực phải là ý niệm. Thích Ca biết rằng Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức, nên tâm niệm đích thực là công cụ hữu hiệu để du hành trong không gian vô tận và thời gian vô cùng, đó là thực tế chứ không phải hoang tưởng. Thử hỏi các vong linh đi đầu thai chuyển kiếp bằng tốc độ nào, đi siêu thăng tới cõi tây phương cực lạc của Phật A Di Đà hay đi xuống địa ngục của Diêm vương bằng tốc độ nào, phải chăng đều bằng tốc độ của ý niệm. Thích Ca từ Niết Bàn đi xuống cõi trần gian hồi hơn 2500 năm trước đều bằng ý niệm. Khi Tất Đạt Đa mới được sinh ra thì đạo sĩ A Tư Đà đã biết ngay đây là bậc chuyển luân thánh vương, xuống trần để giáo hóa chúng sinh. Hơn 300 năm trước khi Thích Ca ra đời, bên Trung Quốc, đời Chu Chiêu Vương đã có dấu hiệu đặc biệt trên trời, thái sử Tô Do dự đoán sẽ có thánh nhân ra đời ở phía tây và một ngàn năm sau thì giáo pháp của vị thánh nhân đó sẽ truyền tới Trung Quốc, Chu Chiêu Vương bèn cho khắc trên đá sự kiện này để làm tin truyền cho đời sau.

Đến thời Hán Minh Đế (28-75), trong niên hiệu Vĩnh Bình, vào một đêm nọ, vua mộng thấy một điềm lạ kỳ. Trong giấc mộng, ông thấy một vị thân vàng, cao hơn một trượng sáu, lưng phóng ánh sáng mặt trời mặt trăng, bay trên không trung, đến trước cung điện. Hôm sau, Hán Minh Đế hội tất cả quần thần để bàn đoán mộng đó, xem coi có ý nghĩa gì. Thái sử Phó Nghị bốc chiêm tinh rồi tấu trình: “Dựa vào bia của Chu Chiêu Vương, giấc mộng đêm hôm qua của Bệ Hạ, nếu tính theo thời gian, thì hiển nhiên có sự liên quan mật thiết. Hiện tại, Thần lại nghe rằng ở Tây Vực có Đức Phật. Bệ Hạ mộng thấy người vàng, thì nhất định đó là Đức Phật vậy”.

Vua sai một phái đoàn gồm 18 sứ giả, dẫn đầu là Đậu Cố, sang Tây Vực để tìm kiếm, trên đường đi, họ gặp hai nhà sư người Thiên Trúc là Ca Diếp Ma Đằng (Kasyapa-Matanga) và Trúc Pháp Lan (Dharmaraksa), bèn thỉnh về Lạc Dương, xây chùa Bạch Mã (năm 68CN)  cho hai ông trụ trì. Chùa Bạch Mã là ngôi chùa đầu tiên của Phật giáo tại Trung Hoa. Lúc đó là khoảng 1000 năm kể từ lúc Tô Do đưa ra dự đoán. Như vậy dự đoán của Tô Do quả là chính xác. Những chi tiết kể trên đều có ghi trong sử sách Trung Quốc.

Tóm lại văn hóa dù là vật thể hay phi vật thể đều là thói quen của tâm thức, không gian, thời gian, số lượng cũng đều là thói quen tâm niệm; quá khứ, hiện tại, tương lai cũng đều là thói quen nhận thức của tâm niệm. Phật giáo gọi chung tất cả những thứ đó đều là tập khí. Một vị thiền sư kiến tánh cũng chưa dứt bỏ được hết các tập khí nên có thể vẫn chưa có thần thông. Mà một phàm phu nếu cố gắng tập luyện mãi thì cũng có thể đắc thần thông. Nhưng thần thông hay đặc dị công năng cũng chưa phải là dấu hiệu của trí huệ bát nhã, nó chỉ hé lộ những điều phi thường mà thói quen duy lý không hiểu nổi, hé lộ những điều trái với định luật vật lý, đó chưa hẳn là giác ngộ, chưa thoát được sinh tử luân hồi. Thần thông có thể giúp làm sáng tỏ một số điểm trong kinh điển, nhưng Phật giáo không bao giờ đề cao thần thông vì thần thông không thắng được nghiệp. Khoa học cũng không bao giờ đưa tới giác ngộ nếu chúng ta không bỏ công phu tu tập thiền định.

Truyền Bình
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Kinh Pháp Hoa: Ánh sáng nhân bản và hòa bình

Nghiên cứu 12:00 18/02/2024

Kinh Pháp hoa (Saddharma puṇḍarīka Sūtra) là một trong những bộ kinh thuộc truyền thống Đại thừa (Mahāyāna), hay còn gọi là Phật giáo Phát triển.

Vài nét về khái niệm tự lực và tha lực trong Phật giáo

Nghiên cứu 10:00 14/02/2024

Tự lực và tha lực tuy là hai khái niệm khác nhau nhưng không đối nghịch nhau, và hai yếu tố này không thể thiếu trong tiến trình tu tập của một người con Phật.

Dĩ hòa vi quý (Phần 1)

Nghiên cứu 11:00 04/02/2024

Dĩ hòa vi quý là lấy điều hòa làm quý, cần được tôn trọng. Đó là câu tục ngữ dạy đạo xử thế, làm cho cuộc sống chung với mọi người được êm ấm, vui vẻ. Đó là chìa khóa mở cửa lâu đài hạnh phúc cho chính mình và cho người khác trong cuộc sống tập thể từ gia đình đến xã hội.

Xem thêm