Văn hóa thần tượng của người Phật tử
Văn hóa thần tượng tạo ra những tác động khá tích cực tới thái độ, niềm tin, nhận thức và cảm hứng... của các fan, giúp họ nỗ lực phấn đấu rèn luyện, học tập, tu tập, vươn lên trong cuộc sống
Ai trong đời cũng có ít nhất một người để ái mộ, tôn thờ. Thường người ta hay dành tình cảm thương mến cuồng nhiệt cho những ca sĩ, diễn viên, nghệ sĩ, ban nhạc, nhóm nhạc, vận động viên thể thao... Những đối tượng này được gọi chung là thần tượng. “Thần tượng” được người ta dùng như một mỹ từ để chỉ một người hay một nhóm người sở hữu những tài năng khiến người khác phải ngưỡng mộ, kính trọng. Nhìn chung, văn hóa “thần tượng” khá đa dạng, đã xuất hiện từ rất lâu, vượt qua mọi ranh giới, giai cấp, tôn giáo, chủng tộc, màu da.
Ở mức độ phù hợp, văn hóa thần tượng tạo ra những tác động khá tích cực tới thái độ, niềm tin, nhận thức và cảm hứng... của các fan, giúp họ nỗ lực phấn đấu rèn luyện, học tập, tu tập, vươn lên trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu không biết lựa chọn, tìm cho mình một thần tượng đúng nghĩa, mà chạy theo thần tượng sai lầm đến mê muội, mù quáng, đó lại là nguyên nhân đưa đến những lệch lạc trong suy nghĩ và hành động, mang lại nhiều bất hạnh đau khổ cho bản thân, gia đình và ngay cả chính người được thần tượng. Nhìn từ nhiều góc độ, thần tượng vốn không phải là điều xấu, nhưng “cuồng thần tượng” một cách quá đáng là việc cần phải được loại bỏ để bản thân giữ được trạng thái tâm lý cân bằng.
Thần tượng của giới trẻ hiện hay, họ là ai?
Văn hóa thần tượng, ở mọi thời đại luôn có một điểm chung đồng nhất, đó là tính phổ biến và lây lan nhanh chóng trong cộng đồng. Bất cứ ai sở hữu những yếu tố vượt trội, đều có khả năng được tôn lên làm thần tượng, ngay cả những người tu sĩ xuất gia, được mệnh danh là bậc xuất trần thượng sĩ, bỏ sau mọi danh lợi... cũng bị người ta gắn cho cái nhãn “thần tượng của tôi”. Ở đây, chúng ta không bàn nhiều về văn hóa thần tượng của xã hội, mà bàn đến văn hóa thần tượng của người Phật tử.
Nhìn thẳng vào thực trạng hiện nay, chúng ta thấy ra nhiều sự thật đáng buồn. Câu hỏi được đặt ra: Tại sao tiêu chuẩn thần tượng của Phật tử ngày nay lại dễ dãi như vậy? Nếu như trước đây, chỉ có những bậc thầy mô phạm xuất chúng về giới, định, tuệ, có khả năng giảng giải thâm nghĩa giáo pháp mới được tôn lên làm thần tượng. Ngày nay, những thầy tu trẻ sở hữu vài thứ năng khiếu đời như hát hay, đàn giỏi, vẽ tranh đẹp, nấu ăn ngon, sở hữu gương mặt ăn hình... cũng được tung hô, tôn lên làm thần tượng. Không ít Phật tử trẻ, còn lập ra nhiều fc trên mạng xã hội để lôi kéo fan, đánh bóng danh tiếng cho thần tượng của mình. Họ cũng không ngần ngại dùng chiêu bài “dìm hàng” đối thủ ngang hàng hay vượt trội hơn thần tượng của mình. Chỉ cần lướt qua vài hội nhóm trên facebook hay các kênh youtube, chúng ta dễ dàng nhìn thấy những comment mang tính châm chích, chê bai theo kiểu “thầy này nói không đúng”, “thầy kia nói không đúng chánh pháp”... Chỉ có “thầy của tôi nói mới đúng”.
Sự cuồng nhiệt thần tượng quá mức của những người tự xưng là con Phật kia được bậc trí gọi là hành động của kẻ si mê, tạo ra nhiều điều vô phước. Đây là một căn bệnh nặng mang tính lây nhiễm cộng đồng, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho bản thân, gia đình, xã hội và đạo pháp, cần phải được đem ra bàn giải để tìm ra những tư duy đúng đắn, lành mạnh.
Có nhiều phụ huynh Phật tử đến chùa tâm sự rằng, họ rất lo ngại về việc con cái của họ thần tượng quá mức đối với vị thầy đó rồi bỏ bê việc học, luôn tìm cớ xin đi chùa lễ Phật hay phụ làm công quả, nhưng mục đích chính là để gặp mặt, gần gũi thần tượng của mình. Nhiều trường hợp khác đáng buồn hơn, khi nhiều bạn trẻ tiếp xúc quá sâu với thần tượng của mình, đêm về thầm thương trộm nhớ, tương tư “quyết phen này ta là của nhau”. Không được như ý là “một phen tìm cách quyên sinh” để chứng minh tình yêu với thần tượng của mình. Điều đó làm cho nhiều phụ huynh phải đau lòng, thương thầy, xót con.
Hay nhiều ông chồng bà vợ đăng các dòng tin trên trang mạng xã hội cá nhân, than phiền rằng từ ngày chồng, vợ tôi đi chùa thân với ông thấy ấy, bỏ bê công việc gia đình, chi tiêu tài chính quá mức cho việc cúng dường, hỗ trợ Phật sự cho vị thầy ấy... Những sự việc trên tạo ra nhiều vết rạn trong quan hệ gia đình, và nhiều khi điều đó cũng khiến cho thần tượng phải rơi vào cảnh “tai bay vạ gió” hàm oan, vô phương giải thích. Đáng sợ hơn nữa là những cuộc chiến tranh lạnh giữa Phật tử trẻ và Phật tử già trong chùa, đấu tranh “giành thần tượng”.
Giới trẻ sống ảo và cách khắc phục
Khi Phật tử trẻ tiếp xúc thân với thần tượng của mình, nếu cô đó mặt xấu, chân tay thô... thì không sao, nhưng dáng đẹp, mặt xinh là thôi có chuyện rồi, ta phải bảo vệ thần tượng của mình. “Ra vào mặt nặng, mày sưng, mắt trợn trừng”. Còn khi mấy Phật tử trẻ thấy thần tượng của mình quá thân với mấy bậc lão bô, lại than trách thầy chỉ quan tâm mấy cô lớn tuổi hay cúng dường... hờn ghen giận dỗi bỏ không qua chùa. Lâu dần hai bên già trẻ va chạm nhau vì tranh giành phần quan tâm của thần tượng. “Gặp nhau là thấy ghét rồi đó”. Nhiều vụ căng thẳng, hai phe lật đổ luôn thần tượng của mình.
Đây là những biểu hiện lệch lạc có phần bệnh về mặt tâm lý, ảnh hưởng trực tiếp tới bản thân người thần tượng, gây ra nhiều tác động xấu tới gia đình, xã hội và hơn nữa làm ảnh hưởng đến danh tiếng của bậc thầy xuất gia. Có thể nói, “cuồng thần tượng” là người xuất gia, là một căn bệnh mang tính nghiêm trọng đặc biệt dễ lây nhiễm với đối với những người đi chùa, có xu hướng tâm lý mộng mơ hay yếu đuối, gặp nhiều thất bại đau khổ trong gia đình, sự nghiệp và học tập... Họ tìm đến thần tượng như một liệu pháp xoa dịu nỗi đau của bản thân, hay sự tìm kiếm bù đắp thiếu thốn tình cảm thương yêu của gia đình, một điểm tựa để dựa vào khi cảm thấy cuộc đời chênh vênh không nơi bám víu, vô phương hướng. Chính vì thế mà họ trở nên sống dựa dẫm vào thần tượng, vui buồn lệ thuộc vào người khác, quên đi sự nỗ lực tu tập, phấn đấu của bản thân.
Khắc phục tình trạng sống ảo của giới trẻ theo tinh thần Phật giáo
Khi thần tượng của họ tỏa sáng, họ hân hoan trong những cảm giác hạnh phúc, tự hào ảo mộng. Nhưng khi thần tượng vì một nguyên nhân nào đó mất đi tài năng, sự nổi tiếng, họ cũng sụp đổ theo thần tượng của mình. Nếu chúng ta không hiểu thấu đáo về căn bệnh “cuồng thần tượng” này, sẽ không biết cân bằng cảm xúc đối với thần tượng. Khi đó, những hệ lụy đáng tiếc xảy ra với bản thân và thần tượng của mình, là điều khó thể tránh khỏi.
Có một sự thật là, không có một điểm tựa nào thật sự là vững chắc cả. Chúng ta không thể nương tựa ai suốt đời được, ngoại trừ bản thân chúng ta. Thần tượng dù tốt như thế nào đi nữa, cũng chỉ đi cùng chúng ta một đoạn đường ngắn, đoạn đường dài phía trước chúng ta phải tự mình đi. Là người con Phật, chúng ta phải luôn khắc ghi điều đó. “Hãy tự làm hòn đảo của chính mình. Hãy nương tựa giáo pháp của đức Phật. Nương tựa mình, không nương tựa một ai khác”.
Thần tượng của họ được hiểu như bậc thang giúp họ bước lên cao, chứ ko phải thuần túy là chỗ dựa cho kẻ yếu đuối. Sự sụp đổ của thần tượng, khi đó không còn là sự thất vọng đau khổ với họ nữa, mà nó là dấu hiệu điểm báo cho sự trưởng thành về tâm linh của họ: ta đã rời bỏ được những gánh nặng của ái luyến, sự yếu mềm, sợ hãi, chạm đến trạng thái tinh thần mạnh mẽ và sáng suốt hơn; từ nay, ta đã tự đứng vững được bằng đôi chân của mình. Có như thế, sự ái mộ dành cho thần tượng mới đúng nghĩa, và hai chữ “thần tượng” mới thật sự được dành đúng cho những người xứng đáng.
Mời quý Phật tử xem thêm video: "Tu thân theo lời Phật dạy":
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tuổi nào cho em
Góc nhìn Phật tử 13:43 22/11/2024Tôi vác ba lô trên lưng trở về sau chuyến hành trình nơi đất khách, trong hành trang tôi mang vài thứ từ quê xa làm quà cho anh em. Vừa bước vào cổng chùa nghe hơi lạnh… thoáng mùi chia ly.
Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân
Góc nhìn Phật tử 10:24 22/11/2024Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.
Để Sư nấu
Góc nhìn Phật tử 10:06 22/11/2024Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.
Nói xấu người
Góc nhìn Phật tử 09:51 22/11/2024Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.
Xem thêm