Khắc phục tình trạng sống ảo của giới trẻ theo tinh thần Phật giáo
Sống ảo là hồi chuông cảnh báo cho những ai đang có hiện tượng nghiện mạng xã hội, đặc biệt là facebook. Nếu muốn tìm giá trị đích thực của cuộc sống, hãy bỏ ngay điện thoại, laptop và bước chân đi ra bên ngoài. Vì ở đó có những diều tốt đẹp đang chờ bạn!
Tăng ni trẻ và mạng xã hội Facebook
Hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay chính là căn bệnh trầm kha nhất. Khi thời đại công nghệ thông tin phát triển, những sản phẩm công nghệ tối tân ra đời và tiện lợi có sức hút mãnh liệt khiến giới trẻ dễ rơi vào thế giới ấy mà quên mất cuộc sống thực tại đang diễn ra. Hậu quả của hiện tượng sống ảo là gì và cần khắc phục bằng cách nào?
Hậu quả của sống ảo
Dễ dàng nhận thấy hiện tượng sống ảo bằng hình ảnh những đứa trẻ gán mắt suốt vào điện thoại hay máy vi tính. Nếu như ngày xưa bọn trẻ thường tụ tập nhau để chơi đùa với nhau ở xóm làng thì ngày nay, cho dù ở gần nhau chúng cũng cảm thấy xa lạ và không có tình cảm gắn bó với nhau nữa. Chủ đề trò chuyện của chúng không còn là những con siêu nhân, búp bê, đồ chơi đẹp mà thay đó bằng những trò chơi game đang rầm rộ trên mạng xã hội. Đó là nói về những bọn trẻ con. Còn với giới trẻ, những người chủ tương lai của đất nước, ở độ tuổi trên 18 càng bị lúng sâu hơn vào tình trạng này.
Sống ảo là sống không thực với hiện tại, luôn có những suy nghĩ, ý tưởng dựa vào những gì xa vời mà internet mang lại. Internet ra đời nhằm mục đích giúp con người nắm bắt thông tin dễ dàng hơn. Tuy nhiên, do sự lạm dụng quá mức khiến chúng ngày càng trở nên tiêu cực, mất đi giá trị thật sự ban đầu. Có thể thấy điển hình là triệu chứng nghiện Facebook và những trò chơi games.
Fanpage facebook đưa tin sai lệch, gây ảnh hưởng xấu đến Phật giáo
Facebook là một phần mềm ứng dụng rất hay và thực tế để giúp bạn bè tìm kiếm nhau dễ dàng, để giúp tạo dựng lại mối quan hệ nếu chúng ta bị trở ngại về địa lý. Nhưng sự thật, việc lạm dụng của facebook lại là nguyên nhân để mọi người càng xa nhau. Không ít những cảnh tượng các bạn trẻ ngồi cùng bàn café hay bữa tiệc mà không nói chuyện nhau, mỗi người cầm một Smartphone để lướt. Hay chúng ta thường rất lười gặp gỡ bạn bè, nghĩ rằng nhắn tin, chat chít trên facebook là đã đủ rồi.
Truy cập facebook mỗi ngày là một thói quen khó bỏ. Một thống kế chính xác người Việt Nam thường dành 52 phút trung bình để truy cập trên mạng Facebook vào khung giờ từ 9-10 giờ; 14-15 giờ; 21-22 giờ là những thời điểm có nhiều người đăng hình ảnh, chia sẻ cảm xúc nhất. Nói như vậy không phải facebook là một ứng dụng xấu xa làm hư thế hệ trẻ nếu họ thật sự biết điểm dừng.
Giới trẻ thường đăng những hình ảnh gợi cảm, gây sốc để tạo sự chú ý. Hoặc trước khi ăn, họ thường đăng hình ảnh món ăn, thức uống trên facebook để khoe khoang với mọi người. Hành động này hay gọi là “Cúng facebook”. Hoặc khi học bệnh hoạn, té xe với gương mặt khờ khạo, mệt mỏi, dù xấu đẹp gì cũng đăng lên facebook để dân tình biết. Mục đích là để có những cái like, những câu comment ảo mà thôi. Thật sự họ có được quan tâm, thăm hỏi như tình người của thời xưa, khi bạn bè ốm đau chạy đến hỏi han, chăm sóc. Nút like có một ma lực rất lớn. Dường như nó là mục tiêu duy nhất cho mọi hành động.
Games cũng có sức ảnh hưởng rất lớn. Nhất là các bạn nam thường rất dễ bị lôi cuốn vào những trò chơi đầy bạo lực trên mạng. Chơi game trên mạng mục đích ban đầu nhằm để thư giãn đầu óc, nhưng chính vì lạm dụng khiến những giới trẻ trở nên khờ khạo hơn và lãng phí thời gian, tiền bạc rất nhiều. Một thanh niên có thể ăn ngủ suốt mấy ngày tại phòng net chỉ để chinh phục danh hiệu người hùng của một trò chơi đang theo đuổi. Thời gian qua, báo chí không ít lần đưa tin các game thủ đã phải kiệt sức trầm trọng và nhập viện vì bỏ ăn bỏ ngủ. Tình trạng tệ nạn xã hội tăng do trộm cắp để có tiền chơi game. Hành vi bạo lực gia đình diễn ra với cảnh tượng con đánh mẹ, giết mẹ chỉ vì để có tiền chơi game.
Facebook: Công cụ hỗ trợ cho việc hoằng pháp
Tháng 5-2019, một thanh niên xông vào Trường tiểu học Đồng Lương (Lang Chánh, Thanh Hóa) dùng dao đâm chém loạn xạ vào học sinh. Sự việc khiến một học sinh lớp 5 tử vong, 4 học sinh và 1 cô giáo bị thương. Điều tra của công an cho thấy thanh niên trên có biểu hiện nghiện game. Đối tượng không có việc làm, ít nói, nhốt mình trong phòng chơi game suốt ngày.
Năm 2018, một vụ án mạng xảy ra ở huyện Quế Phong, Nghệ An: một cậu bé 11 tuổi dùng dao chém vào đầu bạn gây tử vong. Sự việc xuất phát từ một nguyên nhân lãng xẹt: nạn nhân tranh luận với hung thủ về một nhân vật trong game dẫn tới xích mích.
Cũng năm 2018, hai học sinh 13 tuổi ở Thái Nguyên đã sát hại một người bà họ để cướp tiền chơi game.
Năm 2017, ở Mũi Né, TP Phan Thiết, hai thiếu niên 14 tuổi cùng chơi game trong một quán Internet và xảy ra mâu thuẫn. Một trong hai cậu thiếu niên đã rút dao đâm bạn dẫn tới tử vong...
Gần đây một vụ án gây xôn xao dư luận khi một bé trai 5 tuổi chết nghi do bị nam sinh nghiện game giấu vào hồi tháng 6 năm 2020.
Sống ảo còn khiến cho con người trở nên thụ động. Họ làm biếng giao tiếp bên ngoài mà chỉ muốn tìm bạn, tìm người yêu trên mạng. Thời đại công nghệ phát triển, kỹ thuật chụp ảnh, chỉnh sửa ảnh ngày càng cao cấp, một con vịt có thể biến thành một chú thiên nga xinh đẹp chỉ trong vài phút, nên nhiều người thường bị mắc lừa bởi điều đó. Những cô nàng, anh chàng trên mạng nhìn rất xinh đẹp, gợi cảm hay manly, nhưng khi gặp ngoài đời thì không thể nhận ra bởi nó hoàn toàn ngược lại. Hoặc giới trẻ cứ luôn bị ảo tưởng tình yêu qua mạng bằng những câu nói ngọt ngào, lời hứa hẹn lãng mạn như trong phim và chìm đắm trong cái ảo giác này. Rồi lúc nào đó, họ lại hối hận khi sự thật phơi bày bằng sau những buổi hẹn hò ngoài đời.
Sống ảo còn khiến cho con người trở nên vô cảm. Những bạn trẻ thường thể hiện tình thương cha mẹ, sự động cảm với những mảnh đời bất hạnh của người nghèo, những đứa trẻ mồ côi hay những con vật đáng thương chỉ bằng hình ảnh like và share. Chỉ vậy thôi các bạn trẻ vỗ ngực cho rằng mình biết yêu thương người khác. Hoặc “ Ai like và chia sẻ ảnh này thì sẽ may mắn cả tuần”, bên dưới là hình ảnh của vị Phật, Bồ Tát. Thế là hàng ngàn người cứ share ầm ầm lên để mong có sự may mắn. Sống ảo hóa ra là dị đoan, khiến chúng ta mù quáng trước mọi thứ và ủng hộ những kẻ lạm dụng để câu like nhằm mục đích riêng.
Cần một bộ quy chuẩn về ứng xử trên mạng xã hội dành cho Tăng Ni
Làm gì để khắc phục tình trạng sống ảo ở giới trẻ?
Sống ảo không mang đến lợi lạc gì, mà nó còn làm mất thời gian quý báu, mất đi bản chất thật sự của một con người. Không thể phủ nhận lợi ích của mạng xã hội, nhưng sự lạm dụng thoái hóa sẽ dần giết chết tuổi trẻ của chúng ta. Cách khắc phục sống ảo là hãy sống thực tế hiện tại mà nhà Phật gọi là tỉnh thức và sống trong chánh pháp
Hạn chế thời gian tham gia vào các trang mạng xã hội, tích cực hoạt động các sự kiện ngoài xã hội để tạo mối quan hệ và trao đồi kỹ năng sống
Gặp gỡ bạn bè, người thân để duy trì mối quan hệ, thể hiện sự quan tâm, thăm hỏi lẫn nhau, tạo niềm vui và sự gắn bó với nhau.
Giới trẻ khắc phục sống ảo bằng cách tham gia các hoạt động Phật Giáo
Hiện nay, các tổ chức thiện nguyện Phật giáo hay các khóa tu mùa hè, khóa tu hàng tuần ra đời thu hút sự tham gia của giới trẻ với nhiều hoạt động lành mạnh, bổ ích thu hút rất đông các bạn trẻ là sinh viên. Tham gia các chương trình này này, các bạn được hướng dẫn thực hiện những điều thiện lành như: nấu cơm từ thiện, phát quà cho các đồng bào nghèo, phóng sinh, tu học 1 ngày, nghe giảng pháp,…vừa năng động, vừa bổ ích, giúp giới trẻ hoàn thiện nhân cách và chuẩn bị hành trang tốt nhất để bước vào đời
Với những gia đình Phật tử, các chùa thường tổ chức hình thức này để tạo môi trường lành mạnh cho các trẻ nhỏ, học sinh, sinh viên có dịp được giao lưu và tiếp xúc sớm với những lời dạy của Đức Phật để ứng dụng vào cuộc sống. Tham gia tổ chức gia đình Phật tử vừa giúp các bạn trẻ rèn luyện đạo đức, vừa giúp các bạn phát huy được lòng từ tâm và đặc biệt là cha mẹ sẽ yên tâm hơn về con cái của mình.
Bên cạnh đó, một số bạn trẻ còn tham gia những công tác Phật sự ở chùa vào những dịp lễ lớn. Đến chùa làm công quả như: quét dọn, giữ xe, giữ an ninh trật tự,…sẽ giúp bạn trẻ trở nên năng động hơn, rèn luyện kỹ năng sống và mở rộng mối quan hệ với mọi người.
Đó là những cách bổ ích và thiết thực để các bạn trẻ thoát khỏi cảm giác cô đơn và sa lầy vào lối sống ảo tiêu cực. Tham gia những công tác xã hội nói chung và công quả ở chùa nói riêng là cách tốt nhất để tạo sự năng động cho giới trẻ, giúp các bạn tìm thấy được giá trị của bản thân trong cuộc sống và có hướng suy nghĩ tích cực hơn, luôn có mối chia sẻ, quan tâm từ cộng đồng.
Cha mẹ nên động viên cho con cái tiếp xúc nhiều với bên ngoài. Đừng để trẻ làm quen quá sớm với các thiết bị công nghệ. Đó là lý do để đứa trẻ dễ dàng bước vào thế giới ảo nếu cha mẹ không kiểm soát được.
> Xem thêm video: "Tu thân theo lời Phật dạy":
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Sự oán hận của vong hồn thai nhi
Phật giáo và người trẻ 20:00 19/11/2024Theo đạo Phật thì ngay từ khi bắt đầu thụ thai, ý thức, thần thức đã xâm nhập vào bào thai. Bào thai đã là một mầm sống, là một sinh linh cần được nâng niu, bảo vệ.
Đi chùa sám hối?
Phật giáo và người trẻ 08:45 15/11/2024Mưa, Long ngồi trên chiếc võng trước cửa nhà, mắt nhìn ra cổng. Chiều nay, Long có hẹn với bạn gái, hai người sẽ đi chùa sám hối. Đó là thói quen mà mỗi tháng hai lần Long cùng với bạn gái đến chùa Vạn Đức.
Quỹ Vicaris gieo hạt hiểu thương đến 2 học sinh ở Gò Quao
Phật giáo và người trẻ 12:05 10/11/2024Quỹ Bảo trợ giáo dục Vicaris vừa bảo trợ 2 học sinh ở huyện Gò Quao, Kiên Giang - Đại đức Thích Tuệ Đạt, Ủy viên Ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, chủ nhiệm Quỹ thông tin với Phatgiao.org.vn.
“Đây là lời thật lòng của tôi, người từng ở trong bùn lầy và đã ra khỏi bùn lầy”
Phật giáo và người trẻ 13:45 08/11/2024Người ta có thể phạm rất nhiều lỗi trong đời, nhưng ngàn vạn lần không nên phạm tội tà dâm! Cổ nhân nói: “Vạn ác, dâm đứng đầu!” Nhưng mãi đến hôm nay tôi mới nhận ra uy lực của câu nói này.
Xem thêm