Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 21/10/2016, 09:48 AM

Văn hóa thuần túy

Một ngày, bỗng, sợ chữ nghĩa! Khi chữ nghĩa trở thành một thứ của cải riêng, cho một triều đại, đế vương. Và một ngày bỗng nhiên ngẫm ra, rằng, “chữ” sắc như dao, kẻ chơi dao có ngày đứt tay là nhẹ, nặng thì vong mạng!

Một ngày, nghe người ta kháo nhau con “chữ” này, câu văn kia hiển nhiên trở thành một thứ nô lệ của những ông chủ đầy quyền thế, để lúc nói ra, viết thành là tức khắc được đặt tên, mà trong bất kỳ hoàn cảnh nào chỉ là những tên gọi phù phiếm. Nói khác đi, trong trường hợp này, con chữ là những “tử tội!”

Một ngày, thoắt thất kinh tự hỏi: nguồn gốc của chữ sinh ra từ đâu, từ vương triều cao nghều nghệu, hay từ thấp bé cổ miệng dân dã!?
 
Không có câu trả lời, bao lâu khi nó vẫn luôn là một thứ vũ khí của những kẻ đầu cơ chữ nghĩa, cốt cho những thủ thuật chính trị sáo rỗng.

Lấy lời Phạm Quỳnh, nêu chuyện xưa mà ngẫm nhân tình thế thái bây giờ: “Ngày nay những người phản đối chữ Nho thường lấy hai cớ sau này:

Một cớ là chữ Nho là chữ của người Tàu, người Tàu trong bao lâu đã áp-chế dân mình, hiện nay vẫn còn tranh hết lợi-quyền của người mình về đường buôn bán. Người Việt-Nam cớ chi lại học chữ Tàu, dùng chữ Tàu, để chịu lấy cái áp-chế vô-hình của người Tàu nữa? - Người nào nói như vậy là lẫn việc văn-tự với việc chính-trị, việc kinh-tế. Người Tàu xưa kia về đường chính-trị đã áp-chế ta nhiều, ta nên ghét là phải, nhưng sự ghét đó là thuộc về lịch sử…”

“… Còn như chữ Nho là văn-tự của Tàu thì hiện không có quan hệ gì đến chính-trị kinh-tế cả. Trên kia đã nói chữ Nho là một thứ “tử-văn” chung cho cả nước Á-đông đã chịu văn-hóa của Nho học. Ta học chữ Nho không phải là chịu quyền chuyên-chế của người Tàu, tức cũng như người Âu-châu học chữ Latin không phải là chịu quyền chuyên-chế của người Ý-đại-lợi ngày nay. Ta học chữ Nho mà thử mở quốc-sử coi, biết bao nhiêu phen ta đánh Tàu siểng-liểng, đuổi người Tàu ra ngoài bờ-cõi nước nhà? Xét về vấn-đề này phải phân-biệt rõ-ràng không nên lẫn việc nọ với việc kia, mà làm cho rối trí…” (trích tr.113-114, Thượng Chi Văn Tập. Bộ Quốc Gia Giáo Dục tái bản lần thứ I 1962) 

Lại liên tưởng qua một câu chuyện khác, là lần về thăm thầy, trút hết câu chuyện mình cho là cả kinh “mất đất, mất biển” để phàn nàn ông sao chẳng hề lên tiếng, ông rót trà bình thản, mà ánh mắt trừng sáng: “bao phen mất đất, mất biển mình có thể lấy lại được, còn như mất văn hóa là mất hết tất cả con à!”

Câu nói này, ai dám bảo người làm văn hóa đích thực không hàm chứa ý thức chính trị, nhưng ngược lại người làm chính trị, thiếu ý thức văn hóa, ắt tai họa đã sẵn.

Người ta nói với tôi, chê ông chỉ là người làm văn hóa thuần túy!

Mà làm văn hóa thuần túy bây giờ, như ông, chắc gì đã dễ!

Uyên Nguyên
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ám áp bên Thầy ngày Nhà giáo Việt Nam

Văn hóa 16:57 20/11/2018

Sáng ngày 20/11/2018 (14/10/Mậu Tuất), phật tử đạo tràng BQT chùa Đức Hòa và Thiên Bửu đã vân tập về Tổ đình Thiên Bửu (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa) để chúc mừng Hòa thượng viện chủ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

Phật

Văn hóa 12:28 14/11/2018

Phật ngồi trên sườn núi,/Nhìn xuống đường bụi mù,/Phật đang nghĩ gì thế nhỉ!/Thương con người ngược xuôi?

Tọa đàm về tác giả bài thơ bất hủ “Em đi chùa Hương”

Văn hóa 12:18 14/11/2018

Sáng ngày 9/11/2018, Nhà xuất bản Phụ nữ và Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức tọa đàm “Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp” về sự nghiệp văn chương, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày mất của nhà thơ tài hoa bạc mệnh.

An lành

Văn hóa 10:12 13/11/2018

Xin cầu thấu rõ chân diệu pháp/Hiện tượng vạn vật luôn biến đổi/Muôn sự hết thảy nương nhau thành/Để tâm tịch lặng an lành nhất/An lành như thế thật an lành!

Xem thêm