Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 19/12/2023, 19:00 PM

Văn sám hối tội khẩu nghiệp

Khẩu nghiệp là một trong những nghiệp nặng nề nhất mà một người có thể tạo ra. Vết thương bạn gây ra trên thân thể người khác còn có ngày lành, còn vết thương gây ra do lời nói thì chẳng biết khi nào mới lành lặn được.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trong Kinh nói: "Những tội nghiệp do miệng gây ra, thường làm chúng sanh bị đoạ vào địa ngục, ngạ quỷ chịu khổ vô cùng. Nếu đầu thai vào loài súc sanh phải làm thân chim Cú, chim Mèo, tiếng kêu đáng ghét. Nếu được sanh vào loài người thì hơi miệng hôi thối, nói không ai tin, còn trong bà con quyến thuộc thường xảy ra bất hoà, đánh lộn cãi lẫn.

Nghiệp của miệng đã có những ác quả như thế, nên ngày nay chúng con chí thành quy y Tam bảo, cầu xin sám hối.

Chúng con...từ vô thỉ đến nay, vì nghiệp ác khẩu nên phải ở trong bốn nẻo, sáu loài, tạo nhiều tội lỗi, nói năng thô tháo, lời lẽ hung bạo ngang tàng, không biết tôn ty, đối với kẻ thân người sơ, kẻ sang người hèn, hơi trái ý mình, đã nổi giận hờn la mắng. Mắng nhiếc hủy nhục nhiều điều hèn hạ xấu xa, ác độc, không chừa điều chi, khiến cho người khác ôm hận suốt đời không quên, gây họa kết thù chẳng bao giờ dứt, lại còn oán thán trời đất, trách móc quỷ thần, chê bai các bậc Hiền Thánh, vu oan biếm nhục người lương thiện.

Những tội nghiệp do ác khẩu gây ra như thế thật vô lượng vô biên, ngày nay chúng con đều xin chí thành Sám hối.

Lại từ vô thỉ đến nay, vì nghiệp nói dối, tạo ra bao nhiêu tội lỗi: Trong ý mong cầu danh dự, lợi dưỡng, giấu diếm tình thực, dối trá đủ điều, trong tâm mê muội, ngoài mặt dạn dày, chuyện có nói không, chuyện không nói có; thấy nói không thấy, không thấy nói thấy; nghe nói không nghe, không nghe nói nghe; biết nói không biết, không biết nói biết; làm nói không làm, không làm nói làm; khi miệt Thánh Hiền, lường đảo dối hoặc người đời, đến như cha con, vua tôi, họ hàng, bè bạn mà nói năng gì cũng không khi nào thành thật, khiến người khác lầm nghe mình, đến nỗi phải tan nhà mất nước.

Lại còn giả trò yêu thuật thường tự khen mình, khoe mình đã chứng tới bậc Tứ thiền, tứ Vô sắc định, An-nà-bát-na, mười sáu quán hạnh, chứng bậc Tu-đà-hoàn, đến bậc A-la-hán, Bích Chi Phật, bậc Bất thoái Bồ Tát và thiên long quỷ thần, thần gió, thần đất đều đến bên mình, lại bày trò lạ mê hoặc lòng người để mong cung kính cúng dâng bốn món cần dùng.

Những nghiệp do vọng ngữ gây ra như thế vô lượng vô biên, ngày nay chúng con đều xin chí thành Sám hối.

Lại từ vô thỉ đến nay, vì nghiệp nói thêu dệt (ỷ ngữ) tạo ra bao nhiêu tội lỗi: dùng âm từ hoa mỹ, văn chương bóng bẩy, xuyên tạc sự sai lầm, trang sức điều trái quấy, khéo đặt những bản ca hát, hình dung vẻ yêu kiều, mô tả thói dâm ô, khiến cho hạng trung lưu, hạ lưu động tâm đãng tánh, say đắm tửu sắc không thể tự giác. Hoặc phóng túng tư thù, không kể lời nghị bàn công chính, dẫu người kia là bậc trung thần, hiếu tử hay là chí sĩ, hiền nhân, vẫn cứ làm văn thêu dệt nên tội, để người đời sau tin cho là thật, khiến người kia phải ôm hận dưới cửu tuyển không biết đâu mà biện bạch.

Những tội nghiệp do ỷ ngử gây ra như thế, vô lượng vô biên, ngày nay chúng con đều xin chí thành Sám hối.

Lại từ vô thỉ đến nay, vì nghiệp nói hai lưỡi gây ra bao nhiêu tội lỗi: khen trước mặt chê sau lưng, xảo trá trăm chiều, tới người kia nói chuyện người này, tới người này nói chuyện người kia, chỉ biết lợi mình, không nhìn hại đến kẻ khác, gièm siểm để ly gián vua tôi, vu oan hủy nhục người lương thiện, để cho vua tôi nghi kỵ nhau, cha con bất hoà nhau, để vợ chồng bỏ nhau, họ hàng thân thích xa nhau, làm mất ơn thầy trò, dứt đường lui tới bạn bè, cả đến làm cho hai nước đang giao hảo nhau phải hủy bỏ minh ước, mất hoà khí, gây sự oán thù đem binh đánh nhau, giết hại trăm họ.

Nghiệp nói hai lưỡi gây ra tội lỗi vô lượng vô biên như thế, ngày nay chúng con chí thành hướng về mười phương chư Phật, Tôn Pháp, Thánh chúng, đều xin giãi bày ai cầu Sám hối.

Nguyện nhờ công đức Sám hối bốn nghiệp ác khẩu, đời đời kiếp kiếp được đầy đủ tám thứ âm thanh, bốn món biện tài, thường nói những lời hoà hợp lợi ích, giọng nói thanh nhã ai cũng muốn nghe, lại được hiểu rõ ngôn ngữ chúng sanh. Nếu có nói chi đều được thích hợp căn cơ, khiến cho ai nghe cũng được tỏ ngộ, nhập Thánh siêu phàm, mở phát tuệ nhãn.

Sám hối và phát nguyện rồi xin đem hết thân mạng kính lễ Tam Bảo..."

25 lời dạy về cách nói để tránh khẩu nghiệp

Trích từ cuốn "Từ Bi Thủy Sám Pháp" - Trước thuật: NGỘ ĐẠT THIỀN SƯ - Việt dịch: Thích Huyền Dung . 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phật dạy thần chú phá trừ những việc xấu ác

Kiến thức 17:33 26/04/2024

Nếu người trì tụng muốn làm pháp này được thành tựu, trước cần phải sạch sẽ trai giới, phát tâm chí thành tụng đà-ra-ni 10 vạn biến cho được thuộc làu rồi, nhiên hậu mới tùy chỗ làm phép được thành tựu.

Thực hiện ước mơ

Kiến thức 13:50 26/04/2024

Người có phước đức, định lực, trí tuệ là điều kiện cần để thực hiện được ước mơ của mình. Không có phước đức trí tuệ thì sẽ rất khó thực hiện được ước mơ của mình. Sống thế nào có thể tăng trưởng phước đức định lực trí tuệ?

Làm thế nào để niệm Phật trong chánh niệm?

Kiến thức 09:52 26/04/2024

Niệm sáu chữ hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật tưởng dễ mà không hề dễ chút nào. Bởi mỗi khi chúng ta khởi lên một câu Phật hiệu thì kèm theo đó là những vọng tưởng khởi lên. Bài viết với mong muốn giúp người học Phật tìm được sự nhất tâm trong câu niệm Phật.

Tôi là ai? Ta là ai? Chúng ta là ai?

Kiến thức 08:45 26/04/2024

Một câu hỏi tưởng như không cần thiết, nhưng thật ra là rất cần thiết cho đời sống có ý nghĩa của con người.

Xem thêm