Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 20/08/2023, 13:33 PM

Câu chuyện khẩu nghiệp

Ta đã nghe nhiều về câu: Bệnh từ khẩu mà vào, nghiệp từ khẩu mà ra. Chúng ta mới chỉ hiểu nghĩa bóng chứ nghĩa đen, nghĩa trực tiếp của nó thì ít người hiểu thấu đáo.

Bệnh từ khẩu mà vào bởi tất cả những thực phẩm mà ta ăn uống hàng ngày, bỏ qua tình trạng nhiểm bẩn, hóa chất tràn lan, đầu độc người tiêu dùng khủng khiếp như hiện nay, tất cả bắt đầu từ thịt động vật, mà thịt động vật khi bị giết thịt sự sợ hãi, sự khiếp đảm tạo nên độc tố trên tất cả các tế bào. Mỗi ngày ta đang tạo ra sự rối loạn trên các mô tế bào từ độc tố đó. Đã vậy tiệc tùng, các buổi liên hoan, sinh nhật, đầy tháng, tân gia…nối tiếp bằng những độc tố đó thường xuyên.

Người phương Đông chúng ta hay nói nhiều về nghiệp, về nhân quả nhưng lại không ứng dụng được quy luật nhân quả. Trong khi người châu Âu và các nước tiên tiến trên thế giới thì họ ý thức rất rõ việc giết thịt động vật tạo nên độc tố trong tế bào từ sự sợ hãi, căm giận, hờn oán…và nhiều phương pháp giết thịt được cải tiến để động vật “chết bất ngờ, chết nhẹ nhàng”. Ở ta, nhiều người bày ra trò vừa khấn vừa cắt cổ gà vịt, mổ heo…thật tội cho những chú gà, vịt đang bị tra tấn tinh thần trước khi dao kề cổ. 

Và ban biết không, cứ mỗi lần nạp vào cơ thể thức ăn là một lần kinh đởm (mật) lại phải sản xuất mật để giúp bao tử tiêu hóa. Chúng ta quen sinh hoạt không có một qui trình qui phạm, giờ giấc ăn uống bao giờ. Tất cả các kinh (12 kinh: đởm vị, bàng quang, can, tì, thận, tam tiêu, đại trường , tiểu trường, phế, tâm bào, tâm) đều hoạt động theo giờ giấc của nó. Nhưng chúng ta lại thô bạo, làm rối loạn trật tự sinh hóa đó. Do đó, tất cả rối loạn sinh học đã tạo nên tình trạng can vị bất hòa thức ăn thường xuyên “bị ép” đưa vào cơ thể, tiêu hóa, chuyển hóa nghịch thời, phi thời, tạo thành độc tố trong quá trình chuyển hóa. 

Hãy bắt đầu từ số 0

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Chu kỳ vận hành của lục khí trên 12 kinh:

Tí ( 23-1h sáng) tâm (khí thử) – Sửu (1-3h sáng) can ( khí Mộc) – Dần (3-5h sáng) tâm bào (khí hỏa) – Mão (5-7h sáng) tỳ (khí Thổ) - Thìn (7-9h) phế (khí Kim)- Tị (9-11) THẬN (khí Thủy) – Tí-Sửu - Dần - Mão - Thìn - Tị thuộc giờ dương. 

Ngọ (11-13h chiều) đởm (khí Mộc) - Mùi (13-15h chiều) Tam tiêu (khí Hỏa) - Thân ( 15-17h) vị ( khí Thổ)- Dậu (17-19h) đại trường (khí Kim) - Tuất (19-21h) bàng quang (khí Thủy) – Hợi (21-23 h đêm) tiểu trường (khí Thử) - Ngọ - Mùi - Thân - Dậu -Tuất - Hợi thuộc giờ âm. 

Việc khí hóa trên các kinh được hiểu khá sai lệch từ kinh nghiệm dân gian của Đông y: Phế dần-Đại mão -Vị thìn cung/Tì tỵ-tâm ngọ-tiểu mùi trung/Thân bàng( quang) - Dậu thận - Tâm bào tuất/Hợi Tam (tiêu) - Tí Đởm - Sửu Can thông. Cách đọc nghe suông câu nhưng lại không thể hiện đúng qui trình khí hóa của vạn vật, qui trình tương sinh của các hành trong tự nhiên.

Bắt đầu từ Tý: Tâm-thử, Sử: Can-mộc, Dần: Tâm bào-hỏa, Mão: Tỳ-thổ, Thìn: phế-kim, Tị: Thận-thủy, Ngọ: Đởm-mộc, Mùi: Tam tiêu-hỏa, Thân: Vị-thổ, Dậu: đại trường-kim, Tuất: Bàng quang-Thủy, Hợi: Tiểu trường-thử.

Đấy là chu kỳ tương sinh hoàn hảo của các kinh mạch. 

Không phải ngẫu nhiên mà Đức Phật, người đã từ bỏ pháp tu khổ hạnh, nhịn đói, nhịn khát và tìm ra phương pháp trung đạo. Ăn chay ngày một bữa, đó là giới hạnh, vừa là giới luật của người đưa ra mà tất cả trong Tăng đoàn đều thực hiện nghiêm mật và cũng từ đây tất cả đã chứng đắc. Còn sau thời Đức Phật các Tăng Ni, tu sĩ, kể cả hiện nay đều không thực hiện được. Và đây là lý do mà chẳng còn người chứng đạo. Và bệnh tật, tai ương và đủ loại chúng sinh khổ nạn vì bệnh tật cũng từ đó. Đức Phật chẳng thuyết về khoa học nhưng lại là một khoa học về kinh lạc, về sinh hóa, về sự cân bằng thiết yếu của cơ thể. Mười hai chu kỳ khí hóa cơ thể vận hành qua 24 giờ khít khao chỉ cho phép ăn một lần. Thế mà ngày nay lại có nhiều phương pháp tiết thực (nhịn đói) Osawa (Thực dưỡng) tịnh dưỡng, nhập thất v.v…cũng chỉ là chữa cháy, đâu lại vào đấy.

Không phải ngẫu nhiên mà Đức Phật để lại lời nhắn gửi cho hậu thế rằng: Hãy lấy giới luật làm Thầy. Và con đường tu tập theo chánh pháp, đó là Giới - Định - Tuệ. Giới luôn là mục tiêu thiết yếu, nghiêm mật, tuyệt đối. Đức Phật dạy: Giới luật ở đâu thì trí tuệ ở đó. Trí tuệ ở đâu thì giới luật ở đó. Giới luật làm thanh tịnh trí tuệ; trí tuệ làm thanh tịnh giới luật." (hay Giới sanh Định, Định sanh Tuệ).

Ăn chay ngày một bữa chính là phương pháp đẩy mạnh ý thức lực, làm thay đổi dục lạc về ăn uống và điều tiết được tham ái cố hữu ở mỗi người. Cho dù bạn không phải là tu sĩ hay cư sĩ với mục tiêu tu tập thì việc thực hiện ăn chay ngày một bữa cũng là phép tiết thực cần thiết

Các bạn thử dùng máy đo HA để kiểm chứng. Chuyển hóa thuận làm 3 chỉ số Khí - Huyết - Nhiệt trên máy đều biến động trước và sau khi ăn (theo đúng thời). Đặc biệt, chỉ số thứ nhất (Khí) trước và sau khi ăn chênh lệch đến 10 chỉ số ở hai tay. Tay phải sau ăn thấp hơn tay trái do chỉ số tay phải biểu thị khí huyết của đởm (hoạt động của túi mật), và chỉ số tay trái biểu thị khí huyết của vị. Tất cả là sự biểu thị chuyển hóa, hấp thụ của qui trình tiêu hóa. 

Người viết bài này luyện tập khí công y đạo, thực tập việc điều chỉnh các số đo HA một cách chăm chỉ. Bắt đầu từ việc chuyển đổi chế độ ăn. Sau khi bỏ mấy năm trời luyện tập trường chay, cuối cùng chuyển từ chay qua mặn, phở, bún bò huế… theo đúng lời khuyên của người sáng lập: ông Đỗ Đức Ngọc. Gần một năm kết hợp cả Động công và Tĩnh công với ăn uống nhưng tình trạng can vị bất hòa, không thay đổi mấy. Lúc hiệu quả nhất chênh lệch cũng chỉ là 4 đên 5 chỉ số ( tương đương 20-25 % chuyển hóa), nhưng không lâu lại “tụt xuống” thậm chí bắt đầu “chuyển hóa nghịch”, lúc sau ăn tay phải lại cao hơn!

Theo dõi phân và nước tiểu, chúng ta có thể rõ sự chuyển hóa tốt xấu cũng rõ rệt. Bao giờ phân cũng chặt, cứng và nổi phều lên mặt nước, tức sự chuyển hóa hoàn toàn trong thực phẩm. Còn phân rả nát, nhão, lõng là dấu hiệu rối loạn chuyển hóa. Kể cả phương pháp Osawa (thực dưỡng) khi ăn theo số 7 tức tuyệt đối gạo lức muối mè tôi thử theo dõi thời gian sau 15 ngày vẫn không thể có được tình trạng cân bằng như vừa kể. Nhiều người ăn số 7 lâu hơn, cả tháng, cả năm cũng vậy.

Nhịn ăn (tiết thực) để lặp lại sự cân bằng sinh hóa của cơ thể để điều trị bệnh là hiệu quả. Nhưng cách này lại phải thực hiện một năm đôi ba lần, còn sau khi nhịn ăn, thấy ngon miệng hơn, lại nạp tới thì lại tiếp tục “chết” như thường. Nhịn ăn 15 ngày là phương pháp được thầy Đỗ Đức Ngọc lặp lại một năm 2 lần. Nhiều pháp môn thiền cũng thực hiện trong các lần nhập thất, tịnh dưỡng v.v…nhưng chỉ theo cách chữa cháy mà thôi.

Gia đình tôi có 4 người, là tín đồ của một phái thiền chữa bệnh, nhiều năm gắn bó với TTDS BD, trong đó con dâu bệnh kéo dài “Hội chứng ruột kích thích”. Tìm đủ phương pháp chạy chữa vẫn vậy. Cho đến khi người thầy thuốc Đông y đã bó tay đành chỉ cầu may tìm đến với Phật giáo Nguyên Thủy - Tu Viện Chơn Như - Trảng Bàng - Tây Ninh. Mọi thứ ổn định từ khi bắt đầu thực hiện giới luật vừa nêu. Vẫn chưa thật tin tưởng, đến vợ tôi. Bà bị tăng đường huyết lên đến trên 150g/dm3. Tôi vẫn thủy chung tuyệt đối với Khí Công Y Đạo. Tôi đã chứng minh phương pháp kéo ép gối với người đứng đầu câu lạc bộ tiểu đường (một bệnh nhân tiểu đường), chỉ cần kéo 200 cái, chỉ số đã tụt xuống hơn 10 chỉ số. Nhưng khốn nổi, bà xã chỉ thực hiện chưa đến 100 cái thì phản ứng buồn nôn, khó chịu, nhức đầu… đủ các thứ. Cùng với việc kiêng ăn tuyệt đối, cứ vài hôm lại bắt tôi kiểm tra đường, vẫn chỉ hạ đến 130-140 g/dm3. Khi bắt đầu thực hiện ăn chay ngày một bữa. Một tuần sau, chỉ số đã tụt xuống rõ rệt. Hiện nay sau 3 tháng thực hiện giới luật  chỉ số đã vào hàng lý tưởng cho dù ăn kiểu nào trong thời ngọ trai: 110-120 g/dm3.

Khi mọi thứ được hiệu chỉnh từ giới luật, giới hạnh này bạn có cơ thể nhẹ nhàng, thân tâm thư thái. Cộng với việc xả tâm ly dục, ly ác pháp, bạn thiền định tăng tiến rõ rệt.

Hiện nay, yoga, thảo dược, thể dục…để giảm béo, giảm cân tràn lan và chen nhau lên mạng, nhưng nghiệp thì vẫn len vào đời sống. Bạn cứ thử dùng phép này xem, chủ yếu là nghị lực, là ý thức lực là đời sống tinh thần mạnh mẽ…

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ơn nước luôn tròn đầy

Góc nhìn Phật tử 07:51 05/05/2024

20 năm trước, khi cùng một người bạn đăng ký dự một khóa thiền do Thiền sư Nhất Hạnh và tăng thân Làng Mai hướng dẫn ở Bảo Lộc (Lâm Đồng), tôi bỡ ngỡ vì làm bất cứ việc gì cũng có một bài kệ để thực tập.

Chỉ có tâm người là đáng sợ

Góc nhìn Phật tử 20:07 04/05/2024

Có một người đến vấn hỏi thiền sư, “Để phòng ngừa tai họa, xin thầy từ bi cho biết cái gì đáng sợ nhất trên cõi đời này?”

Có một cảnh giới mà chúng ta sẽ cùng nhau đoàn tụ vĩnh viễn

Góc nhìn Phật tử 11:45 04/05/2024

"Thầy xin các con tâm niệm: Chẳng sáng thì chiều, chẳng hôm nay thì ngày mai, chẳng tháng này thì tháng khác, chẳng năm nay thì năm sau, Thầy cũng như ba má và tất cả những người các con nương tựa thế nào cũng phải có ngày khuất bóng."

Tâm tham

Góc nhìn Phật tử 07:51 03/05/2024

Tâm tham là một trong những loại tâm bất thiện (Tâm chẳng lành, tâm xấu,…). Khi chưa là A La Hán thì tâm này vẫn chi phối chúng ta, khiến chúng ta tạo tác và luân hồi sinh tử trong nhiều kiếp. Tâm này do huân tập từ nhiều đời cho nên khi gặp cảnh tốt đẹp, hài lòng thì sinh ham muốn.

Xem thêm