Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 28/06/2022, 07:48 AM

Vạn vật đều vô thường

Không ai thoát khỏi già chết, kể cả bậc Thánh nhân, vì thế phải sống hết mình, sống cho đáng sống...

Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi, rồi một hôm vua Pàsenadi nước Kosala đi đến, ngồi một bên, bạch Thế Tôn:

Bạch Thế Tôn, có cái gì sanh mà không già và không chết không?Thưa Đại vương, không có cái gì sanh mà không già và không chết.Thưa Đại vương, dầu cho những vị Sát đế lỵ là những bậc đại phú, có tiền của lớn, có tài sản lớn, có nhiều vàng bạc, có nhiều tài sản, vật dụng, có nhiều ngũ cốc. Các vị ấy có sanh thì cũng không thoát khỏi già và chết.Thưa Đại vương, dầu cho những vị Bà la môn là những bậc đại phú, có tiền của lớn, có tài sản lớn, có nhiều vàng bạc, có nhiều tài sản, vật dụng, có nhiều ngũ cốc. Các vị ấy có sanh thì cũng không thoát khỏi già và chết.Thưa Đại vương, cho đến các vị Tỷ kheo, những bậc A la hán đã đoạn tận các lậu hoặc, phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích tối hậu, đã hoàn toàn giải thoát, cho đến thân này của các vị ấy cũng phải bị hủy hoại, cũng phải bị từ bỏ.(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ I, chương 3, phẩm 1, phần Vua, VNCPHVN ấn hành, 1993, tr.165)

Quy luật sanh già bệnh chết là quá trình của một kiếp sống con người. Ảnh: Vua Pasenadi (Ba-tư-nặc) quỳ lạy dưới chân Đức Phật trong khi ông trình bày và giải thích những phẩm hạnh của Đức Phật

Quy luật sanh già bệnh chết là quá trình của một kiếp sống con người. Ảnh: Vua Pasenadi (Ba-tư-nặc) quỳ lạy dưới chân Đức Phật trong khi ông trình bày và giải thích những phẩm hạnh của Đức Phật

LỜI BÀN:

Sanh diệt là lẽ thường nhiên vận động tương tục trong xoay vần của tạo hóa. Vạn sự vạn vật, từ vật chất đến tinh thần, từ hữu hình đến vô hình nếu được sanh ra tất nhiên sẽ bị diệt đi. Con người cũng vậy, một khi đã sanh ra trên cõi đời, dù sang hay hèn, đẹp hay xấu, hạnh phúc hay bất hạnh thì đều có một điểm chung là sẽ chết.

Làm người, ai cũng biết rất rõ rằng cái chết sẽ đến với mình. Tuy vậy, mấy ai ý thức về điều ấy một cách thường trực. Tất cả đều hy vọng mong manh rằng cái chết sẽ còn xa lắm, thậm chí cố tình lãng tránh, cố quên cái chung cục bi thảm của thân phận con người. Nhưng cái chết lại thân thiện và luôn ưu ái dành cho con người mọi lúc, mọi nơi.

Nhận thức một cách thường trực về sự chết đang chờ đón con người phải chăng là một tâm lý tiêu cực? Vì rằng sự sống của con người dưới nhận thức như thế tràn ngập bi quan chẳng khác nào kẻ tử tù đợi ngày hành quyết? Nhưng chết là một sự thật, nên nhận thức sâu sắc với sự chết sẽ đến với con người bất cứ lúc nào lại trở thành cơ hội. Cơ hội tốt để cuộc sống tạm bợ này trở nên có ý nghĩa, ít ra cũng đem lại lợi ích thiết thực cho cuộc đời.

Cuộc đời sẽ bớt tang thương hơn nếu mỗi người từng có đôi lần ưu tư về thân phận ngắn ngủi. Con người sẽ tha thứ, bao dung và bớt xung đột, tranh chấp hơn khi nhận ra kiếp người giả tạm, mong manh. Yêu thương sẽ thay thế hận thù, vị ngã sẽ chuyển thành vị tha, cuộc sống sẽ ý nghĩa hơn, những gì chưa làm được phải nên làm là lẽ sống của người khi nhận thức sâu sắc về sự chết.

Không ai thoát khỏi già chết, kể cả bậc Thánh nhân, vì thế phải sống hết mình, sống cho đáng sống.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nhân duyên của giàu và nghèo

Kiến thức 10:16 15/04/2024

Một thời, Thế Tôn ở Sàvatthi, tại tinh xá ông Anàthapindika. Có thanh niên Subha Todeyyaputta đi đến đảnh lễ, bạch Thế Tôn: Thưa Thế Tôn, do nhân gì, duyên gì giữa loài người với nhau, chúng tôi thấy có người tài sản nhỏ, có người tài sản lớn? Này Thanh niên, hãy nghe và suy nghĩ kỹ, Ta sẽ nói:

Tám đặc điểm hiếm có trong giáo pháp Như Lai

Kiến thức 20:26 14/04/2024

“Có tám pháp hiếm có khiến các Tỳ-kheo vui thích ở trong đó. Sao gọi là tám? Trong pháp của Ta đầy đủ giới luật, không có hành phóng dật. Đó gọi là pháp hiếm có thứ nhất, các Tỳ-kheo thấy rồi vui thích ở trong đó, như biển cả kia rất sâu và rộng.

Thấu lý duyên khởi, vượt thoát khổ sầu

Kiến thức 10:15 14/04/2024

Phật pháp rộng lớn uyên áo thâm sâu vô cùng không phải ai cũng có thể hiểu đến nơi đến chốn. Chính vì vậy, không ít người hiểu Phật pháp một cách nửa vời, ít đạt hiệu quả chuyển hóa khổ đau trong đời sống hiện thực.

Tương quan giữa cho và nhận

Kiến thức 08:50 14/04/2024

Cho người thực ra đó là cho mình là một nhận thức quen thuộc của những người con Phật. Vì thế, ngoài tấm lòng từ bi bao dung, độ lượng đối với tha nhân, người Phật tử thực hành bố thí với mục đích nhằm vun bồi phước báo cho chính mình.

Xem thêm