Về tạo nghiệp đối với người học Phật
Nếu mình muốn chân chính tu hành thành Phật thì trước khi thành Phật mình phải dũng mãnh tinh tấn, không được tùy tiện. Cần phải biết rằng: Một ngày đã qua, Mạng cũng giảm dần, Như cá cạn nước, Thử hỏi gì vui? Ðại chúng! Hãy siêng tinh tấn, Như đầu bị đốt. Chỉ nhớ vô thường, Chớ mặc buông lung.
Người tu hành chân chính, cần làm chủ tâm mình, khiến tâm luôn bảo trì chánh niệm, nếu tâm chạy lệch, phải kéo về chính niệm ngay, nếu giữ được tâm không lăng xăng tà vạy, ắt là không tạo nghiệp.
Pháp môn tu hành tuy có vô số, nhưng chỉ cần làm chủ mình, quản tâm không hướng ác, bảo trì chính niệm thì tu pháp gì cũng đúng. Ngược lại, nếu chỉ chú trọng tu ngoài miệng mà tâm không tu, nghĩa là tuy miệng có niệm Phật, trì chú, tụng kinh… mà không lưu ý điều tâm ly ác hướng thiện, bội trần hiệp giác, thì cho dù có tu pháp gì cũng vẫn là sai, vì đây gọi là ngoài tâm cầu pháp, nên muốn thành tựu thì không có lý đó. Trong Phật môn có câu: Tâm chánh tu tà pháp, tà cũng biến thành chánh. Tâm tà tu chánh pháp, chánh cũng biến thành tà.”
Hòa Thượng Tuyên Hóa dạy:
Vãng tích sở tạo chư ác nghiệp,
Giai do vô thủy tham sân si,
Tùng thân ngữ ý chi sở sanh,
Nhất thiết ngã kim giai sám hối.”
Dịch là:
Tất cả ác nghiệp tạo từ xưa,
Ðều do vô thủy tham, sân, si,
Theo thân miệng ý mà phát sanh,
Con nay hết thảy xin sám hối.”
Chúng ta từ xa xưa đến nay tạo nghiệp ra có thứ ác, thứ thiện; thiện ác trộn lẫn chẳng rõ ràng. Cho nên có lúc thì mình sinh tâm lành, có lúc thì sinh ra ý niệm ác. Một niệm thiện thì “không làm điều ác mà làm tất cả điều lành.” Nhưng khi khởi niệm ác thì chỉ nghĩ “làm tất cả điều ác, không làm điều lành.”
Bởi vì từ vô lượng kiếp đến nay lẫn lộn thiện ác như vậy, nên ngày nay làm thiện song ngày mai lại muốn làm ác, rồi ngày mốt thì tạo ra điều chẳng thiện chẳng ác.
Ðến khi tu Ðạo thì mình khó mà thoát khỏi nghiệp báo. Nên có lúc thì muốn tu hành, có lúc thì chẳng muốn tu, có lúc muốn thanh tịnh, có lúc lại muốn nhiễm ô. Cứ mặc cho ngọn sóng đưa đẩy, không biết phiêu lưu tới chỗ nào. Ðó đều do những ý niệm dấy khởi hồi xa xưa bây giờ kết thành cái quả. Có ý niệm lúc đầu muốn tu hành, mà ý niệm sau thì muốn hoàn tục; ý niệm trước thì muốn hoằng dương Phật Pháp nhưng ý niệm sau thì muốn hủy diệt Phật Pháp. Thật là vô cùng phức tạp. Như vậy thì phải làm sao? Thì cần phải học trí huệ Bát Nhã; nghĩa là:
Trạch thiện nhi tùng,
Phi thiện tắc cải.
Thị Ðạo tắc tiến,
Phi Ðạo tắc thối!”Dịch là:
Lựa điều lành mà theo,
Hễ điều xấu thì sửa.
Nếu là Ðạo thì tiến tới,
Không phải là Ðạo thì thối lui!” *Lúc nào mình cũng phải đề cao cảnh giác tựa như là đi bên bờ vực thẳm, hệt như là đi trên mặt băng mỏng. Tu hành cần phải vô cùng cẩn thận như vậy! Nên nói: Sai chi hào ly, mậu chi thiên lý. (Sai một ly đi một dặm.)
Cho nên tu hành là: “Cử động hành vi quản tự kỷ, Hành, trụ, tọa, ngọa bất ly gia “.( Phải quản chế cử động, hành vi của chính mình, Ði, đứng, nằm, ngồi thì không rời “nhà.”) Lúc nào mình cũng cần có ý niệm thanh tịnh, ý niệm sáng suốt quang minh; đừng khởi ý niệm nhiễm ô, đừng khởi ý niệm hắc ám. Phải hết sức cẩn thận trong mỗi một suy tư, mỗi một ý nghĩ. Mỗi ý niệm nếu là thiện thì quang minh càng nhiều, nếu ý niệm là ác thì mình càng hắc ám. Người thiện thì có ánh hào quang trắng, người ác thì chỉ toàn là khí đen. Thế nên làm thiện hay làm ác đều tự nhiên biểu hiện nơi hình tướng của mình.
Các vị có thể lừa người nhưng không thể lừa quỷ, thần, Phật, Bồ Tát. Do vậy, bất luận là kẻ xuất gia hay kẻ tại gia, nếu lừa dối như vậy thì chỉ tạo ác nghiệp, chẳng có công lao gì với Phật Giáo. Phải hiểu rằng vì sao mà từ vô lượng kiếp đến nay mình không thoát khỏi cái khổ luân hồi sinh tử, luôn luôn hồ đồ ngu tối như vậy? Là bởi vì cái “trương mục ngân hàng” của mình không có rõ ràng; đầy những thứ hỗn tạp, cái thanh tịnh và cái nhiễm ô mỗi thứ một nửa, cho nên không ra khỏi Lục Ðạo luân hồi!
Nếu mình muốn chân chính tu hành thành Phật thì trước khi thành Phật mình phải dũng mãnh tinh tấn, không được tùy tiện. Cần phải biết rằng: Một ngày đã qua, Mạng cũng giảm dần, Như cá cạn nước, Thử hỏi gì vui? Ðại chúng! Hãy siêng tinh tấn, Như đầu bị đốt. Chỉ nhớ vô thường, Chớ mặc buông lung.
Có người hoài nghi: “Phải chăng có ông Diêm La Vương và có con quỷ Vô Thường (Thần Chết) thật?” Cái đó phải xét coi các vị có thể chẳng chết hay không? Nếu các vị có thể chẳng chết tức là không có con quỷ Vô Thường. Nếu các vị có bản lãnh ghê gớm, không thọ quả báo thì tức là không có ông Diêm La Vương. Bạn có thể chẳng chết hay không? Nếu không thể được thì đương nhiên là có ông Diêm La Vương và con quỷ Vô Thường; các vị đừng cho rằng mình hết sức thông minh, “tự bịt tai đi ăn cắp chuông, vừa rung chuông vừa chạy” tự mình lừa dối chính mình.
Các vị phải biết, từ vô lượng kiếp đến nay bởi vì không tin có ông Diêm La Vương hay có quỷ Vô Thường cho nên mình mới ở trong Lục Ðạo luân hồi, quay đi quay lại, chẳng cách gì thoát khỏi vòng sinh tử được!”
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Xem thêm