Về Trà Ôn thăm Từ đường Trúc Lâm
Tôi vốn quy y và nhận pháp danh phật tử tại Thiền viện Thường Chiếu, lại được nhân duyên từ những quyển sách nho nhỏ giảng giải phật pháp của Sư Ông Thích Thanh Từ, nên khi được hành hương nơi chôn rau cắt rốn của đấng tôn sư, tôi thấy thật đúng là một chuyến đi trong mơ của mình.
Một ngày cuối Đông, xuất phát cùng nhà xe Phương Trang ở trạm Hộ Phòng (Bạc Liêu), hành trình về Vĩnh Long dường như nhẹ nhàng hơn trong tiết trời se se lạnh miền nhiệt đới. Đến bến xe mới Cần Thơ, chúng tôi chuyển sang bến 91 B rồi "trung chuyển" tiếp bằng xe gắn máy vào các cung tỉnh, hương lộ vòng vèo thôn ấp, đồng lúa, vườn cây... Miền Trà Ôn nước ngọt mát lành nổi tiếng ở vùng sông Hậu hiện ra trước mắt. Đến Tích Thiện, nhờ sự giúp phương tiện của Đại đức trú trì Chùa Quan Âm Thích Tánh Bình, cũng là Chánh thư ký ban trị sự Phật giáo Vĩnh Long, trong ráng chiều, tôi chạy xe đến Từ đường Trúc Lâm không xa...
Cánh học trò chơi nhàn trước ngõ vào từ đường, tối về nhập nhòe trên các lối sỏi. Thả nhẹ bước khẽ khàng trên sỏi hay hành lang thanh tịnh, viếng hết các dãy của công trình bề thế với lối kiến trúc đặc thù theo mô típ Thường Chiếu hay hầu hết các cơ sở tu học thuộc thiền phái Trúc Lâm. Chân dung Sư Ông bằng kích thước thật đang tọa thiền, vẳng tiếng thuyết pháp của Ngài qua loa với âm lượng vừa đủ nghe, đoạn giảng về tính không, sự không chấp tướng chấp ngã... Thân thuộc, hiền từ, nhẹ nhõm.
Tôi bước nhẹ. Cổng hướng ra dòng kênh hiền hòa và bờ bên kia sỏi dãn vào thôn xóm ấm êm vắng vẻ. Đứng từ chiếc cầu nhẹ cong vênh, nhìn dòng nước, suy tư thờ thơ bé của bậc tiền nhân đi trước mà lòng bâng khuâng.
Khi quay lại đọc bia tạc những dòng ghi chú rõ ràng về từ đường, việc xây dựng khẩn trương trong vòng có 4 tháng cho khối công trình lớn và đòi hỏi nhiều không chỉ vật tư, tấm lòng môn đệ thiền phái kết tụ tri ân Sư Ông qua một công trình xiển dương đạo lý hướng về nguồn cội. Tôi đọc vang vang bia ấy và vị sư trông coi nhẹ bước mời bánh nước trang trọng ở bàn.
Ở nơi này, Từ đường Trúc Lâm, Tích Khánh- xã Thiện Mỹ, Trà Ôn- Vĩnh Long, trong vùng đất có ngôi chùa Phật Quang sư ông xuất gia tu học, Chùa Phước Hậu và mỗi bước chân, khóm trúc, bờ tre hay dòng kênh đều mang dấu ấn của thầy từ thuở đầu.
Tôi được mời cơm chay ở bếp ăn của từ đường, một bữa chay không đạm bạc chút nào: cơm, đồ chay đủ món, có sữa và trái cây tráng miệng. Vị sư quản lý, Thích Đạt Ma Quang Thuận nghe tôi nhắc về những quyển sách nhỏ của sư ông, về thiền viện Thường Chiếu và.... "sư ông về nghỉ ở đây một đêm, sư phụ Nhật Quang đến hai lần"- vị Thích Đạt Ma kể, "ngày biết tin khánh thành công trình từ đường, sư ông rơi nước mắt, vì mừng, cảm kích. Biết tôi đến từ Bạc Liêu, thầy Đạt Ma hoan hỉ nói "thầy Ngộ Bá, Tông Truyền… đều có đến viếng và nghỉ ở đây".
Đảnh lễ tạm biệt thầy quản lý, bâng khuâng lên xe. Về chùa Quan Âm bên Tích Thiện, Đại đức trú trì Tánh Bình nới với tôi câu "cùng tông môn" và vị sư trẻ nhắc đến thời gian hoàn thành từ đường như kỳ tích về thời gian.
Đến nhà, gọi điện cảm ơn bữa chay và mừng vì vị Đạt Ma nhắc ngay tên mình: Chú Công hả, có duyên thì lại viếng Từ đường nhé! Vào mạng xem lại các đoạn phim và cảm nhận không khí trang nghiêm ngày khánh thành trọng thể chưa lâu, 23/11/2015, sư ông về, có sư phụ Nhật Quang và đông đảo phật tử, quan khách. Chủ tịch nước Trương Tấn sang và Phó chủ tịch Nguyễn Thị Doan gửi lẵng hoa chúc mừng, Đại tướng Phạm Văn Trà có mặt chứng dự. Tôi chăm chú nghe lại bài phát biểu xúc động của vị ni trong dòng tộc họ Trần của sư ông, quý sư cô tri ân tấm lòng môn đệ trong thiền phái và bà con khắp nơi, bàn tay khối óc tấm lòng đã hoàn thành công trình thiêng liêng.
Một chuyến đi nhiều cảm xúc ở miệt cây trái miền Tây hiền hòa. Ba lô đường về trĩu nặng đu đủ chín, sa - bo - che, cam… và lòng thì mênh mang cảm nghĩ. Đoạn thuyết pháp sống động của sư ông ở từ đường, qua loa mở nhẹ, "tính không. Không chấp tướng, chấp ngã..." vang vang.
Tưởng nhớ chiếc nôi chào đời của Hòa thượng Tôn sư thượng Thanh Hạ Từ, nơi người sanh ra, lớn lên, từng sống và phụng dưỡng cha mẹ, giữ tròn hiếu đạo đối với ông bà tổ tiên; Tăng Ni môn hạ cùng các Phật tử mơ ước có được ngôi từ đường để con cháu ngàn đời hương khói tri ân và đây cũng là truyền thống quý báu muôn đời của dân tộc Việt Nam, đặc biệt của những người con Phật.
Nhận thấy ý nghĩa cao đẹp này, Tăng ni và Phật tử Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử phát tâm mua lại những phần đất chung quanh nền nhà cũ, xây dựng ngôi từ đường Trúc Lâm, kỷ niệm nơi phát tích của Hòa thượng Ân Sư. Đồng thời hy vọng nơi đây cũng là ngôi nhà tâm linh cho dân chúng quanh vùng có nơi quy hướng, cải thiện đời sống đạo đức ngày một tốt đẹp hơn. Đây cũng chính là tâm nguyện của Hòa thượng Ân Sư trong suốt bao năm qua.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tuổi nào cho em
Phật pháp và cuộc sống 13:43 22/11/2024Tôi vác ba lô trên lưng trở về sau chuyến hành trình nơi đất khách, trong hành trang tôi mang vài thứ từ quê xa làm quà cho anh em. Vừa bước vào cổng chùa nghe hơi lạnh… thoáng mùi chia ly.
Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân
Phật pháp và cuộc sống 10:24 22/11/2024Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.
Để Sư nấu
Phật pháp và cuộc sống 10:06 22/11/2024Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.
Nói xấu người
Phật pháp và cuộc sống 09:51 22/11/2024Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.
Xem thêm