Vẻ tráng lệ của bảo tháp Gotama Cetiya
Bảo tháp Xá Lợi Gotama Cetiya (Nguyễn Xiển, P. Long Bình, Q.9, Tp. Hồ Chí Minh) là ngôi bảo tháp lớn nhất Việt Nam được thiết kế kết hợp giữa kiến trúc hiện đại với nền văn minh Suvannabhumi cổ xưa của vùng Đông Nam Á. Ngôi bảo tháp nằm trong tổng thể kiến trúc Tổ đình Bửu Long, là địa điểm tâm linh thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, khách thập phương tới chiêm ngưỡng, cúng bái mỗi ngày.
Theo đó, bảo tháp do chính tay trụ trì Viên Minh thiết kế, rồi đứng ra quyên góp, xây dựng và hoàn thành năm 2013. Đây không chỉ là nơi tôn thờ ngọc Xá Lợi đức Phật và Xá Lợi chư Thánh Arahán, mà còn có giảng đường lớn để hội họp, thuyết pháp, hành thiền... Đồng thời, ông cũng cho xây dựng thêm nhiều công trình phụ như: Khách đường, ni viện, Bồ đề Phật Cảnh, Phật nhập Niết bàn…
![]() |
Bảo tháp Xá Lợi Gotama Cetiya được xây dựng kết hợp giữa kiến trúc hiện đại với nền văn minh Suvannabhūmi cổ xưa của vùng Đông Nam Á với quy mô lớn nhất Việt Nam |
![]() |
Bảo tháp Gotama Cetiya tọa lạc trên một khu đồi, Chánh điện hướng ra sông Đồng Nai tạo cảnh quan thoáng mát cho người thưởng ngoạn |
![]() |
Ngọn tháp Chánh điện được dát đồng thau vàng óng |
Hai bên tả hữu là hai tháp chuông cao 15m. Ngay dưới chân bảo tháp là hồ bán nguyệt có diện tích 280m2 chứa khoảng 800 khối nước, ở giữa có vòi phun nước hình rồng, bao quanh là các thạch đăng tự rất đặc trưng của kiến trúc Suvannabhūmi cổ xưa. Ngoài ra, quanh tháp còn có 32 cây đèn cao khoảng 4m, đây là điểm nhấn trong kiến trúc hiện đại của bảo tháp.
Bên trong bảo tháp được thiết kế theo kiểu tương xứng, đối lập nhưng hài hòa. Tổng diện tích các sàn tầng là 7.256m2, chiều cao 80m so với mặt nước biển. Bảo tháp có thể chứa trên 2.000 người cùng vào tham quan chiêm bái Xá Lợi Phật.
![]() |
Các hành lang bảo tháp Xá Lợi Gotama Cetiya được trang trí rất nhiều hoa văn đặc trưng của Phật giáo Nam tông |
![]() |
Linh vật rồng ngậm ngọc uốn lượn cùng mây tạo thành mái vòm đóng vai trò chủ đạo trong kiến trúc bảo tháp Xá Lợi Gotama Cetiya |
![]() |
Những cột đèn được thếp vàng, xung quanh gắn 4 chim phượng hoàng tạo tính thẩm mỹ cao tại bảo tháp Xá Lợi Gotama Cetiya |
![]() |
Họa tiết nổi Chư thánh tăng Arahán tọa thiền trên đài sen trên những cánh cửa của tòa bảo tháp |
![]() |
Hàng thạch đăng tự rất đặc trưng của kiến trúc Suvannabhmi cổ xưa xung quanh bảo tháp |
![]() |
Mặt tiền của bảo tháp khá rộng rãi |
![]() |
Chòi lục giác trong khuôn viên Tổ đình Bửu Long |
Ngày nay, kiến trúc cổ của nền văn minh Phù Nam còn được giữ lại qua các di tích lịch sử nổi tiếng như Ankor Thom, Ankor Wat của Campuchia, Thánh địa Mỹ Sơn ở Quảng Nam và Tháp Bà ở Nha Trang của Việt Nam... Thế nhưng, bảo tháp lại được thiết kế theo lối kiến trúc cổ nhất của văn hóa Phù Nam kết hợp với kiến trúc hiện đại và chọn những mẫu hoa văn cổ rồi biến tấu cho gần gũi nhất với tâm hồn người Việt để tạo thành một kiến trúc vừa có nét chung của Phật giáo Nam Tông vùng Đông Nam Á, vừa có phong thái riêng của Phật giáo Nam tông Việt Nam.
![]() |
Bảo tháp Gotama Cetiya nhìn từ phía sau cho thấy nét kiến trúc đối xứng, hài hòa |
![]() |
Khách thập phương tham quan tháp Xá Lợi trưng thờ Xá Lợi đức Phật và Chư Thánh tăng Arahán bên trong đỉnh tháp Chính điện |
Đỗ Văn - Lê Minh
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Về Thái Bình thăm ngôi chùa cổ gần 400 năm tuổi có hai bảo vật quốc gia
Chùa Việt
Có dịp đến thăm chùa Keo – ngôi chùa cổ gần 400 năm tuổi ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, du khách sẽ được chiêm ngưỡng bảo vật quốc gia hương án và phiên bản bộ cánh cửa gỗ chạm hình tượng rồng.

Đầu năm đến chùa có tượng Phật nhập Niết bàn lớn nhất Đông Nam Á
Chùa Việt
Tà Cú - Ngọn núi hình tượng con voi phục này được người dân nơi đây xem là núi tâm linh, có tượng Đức Phật Thích Ca nhập niết bàn dài 49m. Chỉ riêng trong 7 ngày đầu năm mới Ất Tỵ, Tà Cú có khoảng 12.000 lượt khách du lịch, vãn cảnh, hành hương.

Kỳ bí về chiếc hang có tượng đôi rắn trong ngôi chùa nổi tiếng ở TPHCM
Chùa Việt
Trong khuôn viên ngôi chùa ở Hóc Môn (TP. HCM) có cái hang kỳ lạ nằm dưới bộ rễ của cây cổ thụ khổng lồ. Người dân địa phương cho rằng đây là nơi trú ngụ của “rắn ông, rắn bà” khi vào chùa nghe kinh.

Khám phá ngôi chùa cổ ở Tây Nguyên được phong Sắc tứ
Chùa Việt
Chùa Sắc tứ Khải Đoan tọa lạc tại trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Ngôi chùa được xây dựng trong giai đoạn từ 1951–1953 và sau nhiều lần trùng tu thì hoàn thành vào những năm đầu thập niên 2000. Chùa được phong tặng danh hiệu Sắc tứ cuối cùng bởi chế độ phong kiến Việt Nam.
Xem thêm