Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 28/02/2016, 14:25 PM

Vết nứt và giá trị

Mỗi con người sẽ mang một cá tính khác nhau, không một ai giống ai. Bởi vậy chúng ta cần dung hòa những sự khác biệt ấy để đi đến một tiếng nói chung, một suy nghĩ tương đồng và để hiểu nhau hơn.

Chuyện kể rằng:

Có một người gánh nước mang hai chiếc bình lớn treo hai đầu một cái đòn gánh đeo ngang vai. Một trong hai chiếc bình ấy bị một vết nứt. Còn bình kia thì tuyệt hảo và luôn luôn đem về đủ lượng nước. Cuối đoạn đường dài từ con suối về đến nhà chiếc bình nứt lúc nào cũng vơi chỉ còn một nửa bình.
 Ảnh minh họa
Suốt hai năm tròn ngày nào cũng vậy, người gánh nước chỉ mang về nhà có một bình rưỡi nước. Dĩ nhiên, cái bình nguyên vẹn rất hãnh diện về thành tích của mình, hoàn tất tuyệt hảo nhiệm vụ nó được tạo ra để thực hiện. Còn tội nghiệp chiếc bình nứt, nó rất đau khổ về khuyết điểm của mình và khổ sở vì chỉ hoàn tất được có một nửa công việc nó được tạo ra để làm. Sau hai năm chịu đựng cái mà nó cho là một thất bại cay đắng, một ngày nọ chiếc bình nứt bèn lên tiếng với người gánh nước bên bờ suối:

“Con thật lấy làm xấu hổ vì vết nứt bên hông làm rỉ mất nước suốt dọc đường đi về nhà bác.” Người gánh nước trả lời: “Con đã chẳng để ý thấy chỉ có hoa mọc trên đường đi bên phía của con à? Đó là vì ta luôn biết khuyết điểm của con nên ta đã gieo hạt hoa dọc đường bên phía của con. Và mỗi ngày trên đường về con đều tưới nước cho chúng. Hai năm nay ta vẫn luôn hái được mấy đóa hoa đẹp đó để chưng trên bàn. Nếu mà con không phải là con như thế này thì trong nhà đâu có được trang hoàng đẹp đẽ như vậy.”

Mỗi người trong chúng ta đều có khuyết điểm rất riêng biệt. Ai cũng là một chiếc bình nứt. Nhưng chính những khuyết điểm đó của mỗi người trong chúng ta mới khiến cho đời sống chung và các vết nứt trở nên thú vị. Chúng ta phải chấp nhận cá tính của từng người trong cuộc sống và tìm cho ra cái tốt của họ.

Chúng ta cần cố gắng bỏ dần tập khí sân giận, tham đắm, mê muội, cạnh tranh, ganh tỵ, nói xấu người này người nọ. Có như vậy tâm của mình mới thanh tịnh, thoải mái.

Người tu hành mà thấy ai làm điều gì cũng chê bai, gặp gì cũng bài xích, chống hết người này đến người khác thì dù hình tướng có là gì đi nữa cũng không phải là bậc chân chánh tu hành đâu.

“Nhược chơn tu đạo nhơn, bất kiến thế gian quả”
(Nếu là người chơn chính tu hành, không được nhìn lỗi của người khác)

Ấy thế mà có nhiều người cứ tìm lỗi lầm của người khác để chống báng. Thậm chí, nhiều khi họ không có lỗi, mình cũng tìm cho ra lỗi để chửi bới, bài xích… Đây là điều rất phổ biến của người thế tục. Đáng buồn thay!

Người tu hành mà tâm không từ bi hỷ xả, cố chấp thì nhất định không thể thành tựu đạo quả. “Nhân vô thập toàn”, đã là con người thì làm gì có ai là hoàn hảo tuyệt đối. Điều quan trọng là chúng ta cần nhìn thấy thiếu sót của người khác để bù lấp cho họ. Chứ nếu chúng ta cứ cười cợt, chê bai sẽ chỉ khiến họ thấy tự ti và chán ghét bản thân mình hơn mà thôi.

Làm người cần nhất phải có tình yêu thương. Và đã là một phật tử thì tình thương yêu ấy cần lớn hơn bao giờ hết. “Bạn phải luôn mở lòng khoan dung lượng thứ cho chúng sinh, cho dù họ xấu bao nhiêu, thậm chí họ đã làm tổn thương bạn, bạn phải buông bỏ, mới có được niềm vui đích thực.”

Mỗi con người sẽ mang một cá tính khác nhau, không một ai giống ai. Bởi vậy chúng ta cần dung hòa những sự khác biệt ấy để đi đến một tiếng nói chung, một suy nghĩ tương đồng và để hiểu nhau hơn.

“Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ nghe được tiếng lòng người khác.” Nếu mọi việc chỉ nhìn bằng con mắt của mình thì sẽ không tránh được cái nhìn thiển cận và thiếu chính xác. Cứ giữ trong mình sự bất mãn hay sân hận trước những khiếm khuyết của người khác là tự chuốc khổ cho chính bạn. Đôi khi trong cuộc sống chính khiếm khuyết của họ lại là mảnh ghép còn thiếu cho bức tranh cuộc đời bạn. 

Những khiếm khuyết ấy giúp bạn nhận ra nhiều điều trong cuộc sống, có thể thay đổi bản thân theo một chiều hướng tốt đẹp hơn rất nhiều. “Nếu có thể đứng ở góc độ của người khác để nghĩ cho họ thì đó mới là từ bi.” Khi sống bằng sự từ bi thì bạn sẽ luôn tìm thấy được sự bình yên. Không còn phải bận tâm vì những khuyết điểm của mọi người xung quanh.

Giống như Nick Vujicic là một diễn giả nổi tiếng trên thế giới với điểm đặc biệt là anh bị khuyết đi bốn chi. Với một con người bình thường thì đây chắc chắn là một khiếm khuyết tồi tệ nhất mà không ai muốn gặp phải. Thay vì sống trong sự mặc cảm, buồn rầu trước những lời chế giễu của các bạn học anh đã vươn lên, khắc phục những thiếu sót về thân thể bằng trí tuệ và tình yêu thương của mình. 

Anh đã truyền cảm hứng cho biết bao bạn trẻ trên khắp mọi nơi trên thế giới về sự bản lĩnh, dũng cảm và lạc quan. Không chỉ thắp sáng lên hi vọng cho những người bị khuyết tật về thể chất anh còn giúp những người bị “ khiếm khuyết” về tâm hồn nhận ra được giá trị của cuộc sống.

Hay như thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, người bị bại liệt hai tay nhưng vì khao khát được đi học đã tập viết chữ bằng chân. Từ những nét chữ nghệch ngoạc cùng với những cơn chuột rút ở chân đến tê dại, thầy đã nỗ lực từng ngày và trở thành một nhà văn, một người viết thư pháp với những con chữ vô cùng tròn trịa và nắn nót. Thầy chính là một tấm gương sáng về nghị lực sống cho tất cả mọi người.

Bạn thấy đó, đôi khi thành công lại khởi nguồn từ những “vết nứt” - thứ mà bạn vẫn luôn ghét bỏ, tự ti và kì thị nó. Bởi vậy, "hãy biết sống ngay cả khi cuộc đời trở nên không thể chịu đựng được nữa". Bạn hãy học cách vượt lên trên mọi nghịch cảnh, lạc quan tự tin để "biến không thành có, biến khó thành dễ, biến thách thức thành cơ hội". Và đừng bao giờ quên, ai cũng có “vết nứt” của riêng mình. 

Nguyễn Linh Chi
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm