Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 27/02/2023, 15:00 PM

Vì đâu sinh ra con cái hỗn láo?

Trong sám văn nói: “Tập khí xấu đời này không đoạn, kiếp sau sẽ càng tăng” là có thực không dối. Phàm là đệ tử Phật, thì phải nỗ lực hành trì cho thấu đáo, “nghĩa là danh hiệu Phật cần niệm vang vang nơi miệng, thầm thầm nơi tâm”.

Ở Bắc Kinh có Lê nữ sĩ, chồng bà họ Tiêu, có một cậu con trai tên Tiêu Tiếu, được mười ba tuổi. Từ khi Tiêu Tiếu sinh ra, thị lực đôi mắt rất kém chỉ được 0.1.

Vì vậy lúc học tập hầu như Tiêu Tiếu phải dán mắt sát tập sách mới thấy chữ. Hơn nữa nhãn cầu loạn động không ngừng. Bác sĩ chẩn đoán do tròng đen bị tổn thương lại mang khuyết tật bẩm sinh, thêm phần nhãn cầu thường rung động nên không thấy rõ. Thế nhưng vì sao Tiêu Tiếu bị mà các bạn khác không bị, thì bác sĩ không trả lời được.

Tiêu Tiếu tuy thị lực kém, nhưng bản tính rất tự cao, hung hãn. Nếu gặp ai tỏ thái độ khinh khi là nó lập tức tung chưởng, ra đòn thần tốc, nó hay đấm vào mặt bạn học, làm nạn nhân bị thương nơi mắt, cha mẹ nó thường vì chuyện này mà bị trường mời tới liên tục.

Còn một chuyện khiến mẹ nó rất phiền muộn là, Tiêu Tiếu thường bất hòa hục hặc với cha, cha cậu cũng chẳng ưa con trai. Hai cha con hễ gần nhau là gây chuyện ầm náo không dứt. Nếu con trai ra ngoài đánh đấm gây họa, về nhà tất nhiên sẽ bị cha thịnh nộ quát mắng. Mỗi lần như thế, Tiêu Tiếu thường căm phẫn nói:

- Đợi tôi lớn khôn rồi, sẽ tính sổ với ông!

Bà Lê là người hiền hậu thiện lương, hết dạ kính chồng yêu con, bà đứng ở giữa không biết làm sao, do vậy mà ngày ngày sầu muộn khôn nguôi.

Một hôm bà xem cuốn “Báo ứng Hiện đời” trải qua bao kiếm tìm vất vả, cuối cùng cũng điện thoại được cho tôi. Bà thống thiết kể lể bao khổ não của mình, cầu xin giúp đỡ.

3 mối nhân duyên giữa cha mẹ và con cái theo quan điểm đạo Phật

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tôi bảo:

- Con trai bà ra đòn, toàn đánh vào mặt đối phương, đó là tại “cha nó truyền dạy cho nó”. Hơn nữa chồng và con bà cực kỳ ưa xem phim võ thuật đấm đá.

Nghe tôi nói bà lộ vẻ rất ngạc nhiên rồi gật gù xác nhận:

- Dạ đúng! Đúng thế ạ!

Sau đó cả nhà bà đi xe hỏa đến gặp tôi, tôi kể cho họ nghe câu chuyện xa xưa:

“Vào thời Minh có đôi vợ chồng là võ sư, do không có con, nên họ thu nhận một đồ đệ làm con nuôi và cưng yêu như con đẻ. Sư phụ bèn truyền cho đệ tử thế võ tuyệt kỹ gia truyền có tên là “Ưng trảo công”, chuyên móc mắt đối thủ.

Sau này, đệ tử vào làm cho một tổ chức tình báo giống như Cẩm Y Vệ hoàng cung, chuyên thay chủ đi ám sát những kẻ đối nghịch bất đồng chính kiến, anh làm nhiều người bị mất đi tròng mắt, sống không bằng chết.

Vì vậy đã khiến cho giới võ lâm phẫn nộ, họ hợp lại cùng bày mưu và bắt được anh, sau đó dùng cực hình bức cung, ép anh rằng: Nếu đồng ý khai ra tên sư phụ, thì sẽ được tha mạng.

Anh đệ tử (cũng là con nuôi) do bị cực hình tàn khốc nên chịu hết nổi, bèn khai tên sư phụ ra, giới võ lâm giữ đúng lời hứa, cho anh giữ lại mạng tàn nhưng họ phế hết võ công và đánh trọng thương hai mắt anh.

Riêng sư phụ, sư mẫu anh nhờ võ công cao cường, nên họ trốn thoát được cuộc truy sát của giới võ lâm và phải ẩn cư tận chốn thâm sơn. Sư phụ biết được do đệ tử đã khai tên mình ra nên căm phẫn ngút trời, mặc dù sư mẫu khuyên can hết lời, song ông khó thể nguôi ngoai.

Phần đệ tử sau khi chữa lành vết thương thì hai mắt cực yếu, qua bao cố gắng, anh tìm được sư phụ sư mẫu, nhưng bị sư phụ căm hận báo thù bằng cách dùng độc dược hại chết anh.

Đệ tử chết rồi thì vào địa ngục chịu vô lượng khổ, thoát khỏi địa ngục thì đầu thai làm rắn hổ mang mắt kính, mãn kiếp rắn thì sinh vào nhân gian, có thị lực yếu kém, là do phải chịu dư báo của ác nghiệp xa xưa.

Riêng sư phụ sư mẫu anh, trải qua bao kiếp luân hồi cũng đầu thai vào nhân gian, do nghiệp lực chiêu dẫn, duyên nợ xui họ tìm tới nhau kết làm vợ chồng. Còn anh đệ tử quá khứ kiếp này sinh làm con ruột của họ, chính là Tiêu Tiếu. Oán hận xa xưa bị sư phụ giết vẫn còn, mới khiến cha con đối nghịch nhau như kẻ đại thù ngay trong đời hiện tại. Còn cái thói hễ đánh lộn là cứ nhè mặt người mà đánh, khiến họ bị thương nơi mắt, là tập khí ác mấy kiếp trước anh đệ tử còn mang theo qua đến đời này. Nếu hiện đời không biết ăn năn sám hối, cùng nhau hóa giải oán hận thì kiếp sau hai cha con sẽ gặp lại nhau trong cõi súc sinh và cùng ăn nuốt lẫn nhau, khi đó có muốn mang thân người lại cũng là chuyện “vạn kiếp khó được”.

Tiêu Tiếu nghe xong thì rất tin, không chút nghi ngờ, vội hướng tôi tha thiết hỏi cách làm sao để diệt tội?

Tôi đáp:

- Hiện nay con đã là phận con, lại dám cùng cha gây cãi đánh mắng tay đôi, còn phát thệ lớn lên sẽ báo thù, thêm tật bướng lì không nghe lời mẹ khuyên, như vậy là phạm tội bất hiếu ngỗ nghịch với cha mẹ, nếu chẳng mau sám hối, thì ngay trong đời này sẽ thọ khổ vô tận, rồi tương lai sau khi chết đi sẽ đọa vào địa ngục vô gián.

Tiêu Tiếu nói:

- Con đã biết lỗi rồi, giờ phải sám hối như thế nào?

Tôi quay qua chỉ vào cha cháu bảo:

- Đây là cha, người sinh dưỡng ra con hiện đang ở trước mặt, nếu con muốn bày tỏ tâm ý chân thành sám hối, thì hãy tự nghĩ xem mình phải làm sao và nói như thế nào để cầu xin cha tha thứ cho?...

Tiêu Tiếu thưa:

- Con sẽ quỳ xuống xin lỗi…

Tôi bảo:

- Thế thì còn đợi gì nữa mà không làm ngay?

Tiêu Tiếu thật ngoan, cháu lập tức quỳ xuống trước mặt cha và thưa:

- Cha ơi, do trước đây con không hiểu chuyện, nên mới đánh cãi với cha, làm cha giận, con biết mình sai rồi, cầu xin cha hãy tha thứ cho con. Từ nay trở đi, con nguyện làm đứa con hiếu thuận vâng lời.

Những người có mặt tại đó đều bị lòng thành của thằng bé làm cho cảm động, thảy đều vỗ tay khích lệ. Nhưng người cha chẳng thèm nói năng chi, mặt lộ vẻ không thoải mái. Rất dễ hiểu, oán hận trong lòng ông chưa thể tiêu tan.

Thấy vậy, tôi liền bảo Tiêu Tiếu và mọi người:

- Tiêu Tiếu đã nhận ra lỗi, thành tâm sám hối giữa chúng, nên không tội nào mà không tiêu. Từ nay về sau chỉ cần cháu chân thành sửa lỗi, không ôm lòng hận cha nữa, thì mối oan nợ với cha xem như ngay đây được xóa sạch! Từ rày phải phụ giúp những gì mẹ làm không kịp, lo chăm chỉ học tập, không được đánh chúng bạn nữa. Nếu bị người đánh mắng, phải biết tự kềm chế không được tung đòn, vì đó là ác nghiệp quen tạo trong kiếp xưa còn mang theo đến giờ. Từ nay về sau, sáng hoặc tối, nên tranh thủ những lúc rảnh, rót một ly nước cúng trước Phật, quỳ tụng từ bảy đến 21 biến “Chú Đại Bi”. Trước khi đi ngủ hãy dùng nước này rửa mắt, thị lực sẽ dần chuyển tốt. Đương nhiên là phải ăn chay trì tụng “Chú Đại Bi” mới được gia trì không chướng ngại.

Từ nay về sau hằng ngày phải tụng từ 7 đến 21 biến “Chú Đại Bi”, thì con sẽ ngày càng thông minh, có tương lai tốt. Còn nữa, con phải thường phóng sinh để sau này thân thể khang kiện, chẳng bệnh nặng mà còn được trường thọ.

Con chỉ cần tu hành cho tốt, đợi khi tội nghiệp đời này tiêu tan, tương lai sẽ được vãng sinh thế giới Cực Lạc. Ta nói vậy, con có tin chăng?

Tiêu Tiếu thưa:

- Dạ tin ạ! (Lúc này Tiêu Tiếu vẫn còn quỳ trước mặt cha).

Tôi bảo cha hắn:

- Vừa rồi tôi đã kể chuyện nhân duyên kiếp trước cho ông nghe. Do ông truyền dạy võ độc cho đồ đệ nên hắn mới tạo ra lắm tội. Còn chuyện hắn khai ra tên sư phụ, là do bị nhục hình bức cung. Bản thân ông chẳng những không biết sám hối, ngược lại còn ra tay hạ độc giết chết đệ tử. Thù ấy hận này, nếu đổi lại là ông, ông có oán hận hay không?

Đời này nhờ vợ ông mộ đạo thành tâm, gieo duyên sâu với Phật, cũng nhờ Phật lực gia trì, mà ông mới có cơ hội biết rõ nhân duyên túc nghiệp ân oán kiếp xưa của mình. Thế mà ông không biết cảm tạ ân Phật và hiền thê, ngược lại còn đối với đứa con đang thành tâm quỳ trước ông tạ lỗi kia, không chút mềm lòng. Hiện tại con ông tội nghiệp đã tiêu. Phần ông nếu không biết sám hối ăn năn những tội lỗi mình đã làm, thì tôi vẫn có thể cho phép con ông đứng dậy. Từ nay về sau, đến lúc nghiệp báo ông trổ, thì đừng có hối!

Lúc này người cha đã nghe và hiểu minh bạch, mặc dù không muốn, song ông vẫn ráng nói một câu:

- Ba cũng có chỗ không đúng! - rồi đưa tay đỡ con đứng dậy.

Thấy cảnh này, mọi người đều vỗ tay tán thưởng. Hôm sau, bà Lê gọi điện tới, mừng rỡ kể lể:

- Vừa lên xe lửa thì hai cha con đã chịu ngồi chung bên nhau, câu chuyện đời trước và tập quán đời này, trở thành đầu đề bàn luận cười vui của cả nhà.

Nghe vậy, tôi cũng mừng cho họ. Sau này có vị cư sĩ kể cho tôi:

- Tiêu Tiếu đã thi đậu trung học, thành tích đứng hạng nhì toàn trường. Em cũng không còn đánh bạn, quan hệ hai cha con đã chuyển tốt.

Tôi nghe xong cảm thấy rất an ủi, thầm tạ ân Phật pháp đã cứu độ vô lượng tín chúng lìa khổ được vui.

Trong sám văn nói: “Tập khí xấu đời này không đoạn, kiếp sau sẽ càng tăng” là có thực không dối. Phàm là đệ tử Phật, thì phải nỗ lực hành trì cho thấu đáo, “nghĩa là danh hiệu Phật cần niệm vang vang nơi miệng, thầm thầm nơi tâm”. Như vậy bao nghịch duyên thâm tình, sẽ được ân tăng oán diệt đời sau không còn khổ não ở Ta bà.

Trích Phụ giải Lương Hoàng Sám. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?

Tư liệu 15:36 02/11/2024

Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?

Thai nhi thích nghe Kinh Địa Tạng

Tư liệu 15:06 02/11/2024

Một người hàng xóm nói với tôi rằng, con gái bà ấy đang mang thai tám tháng rồi, phản ứng thai nghén rất mạnh. Trong mấy tháng gần đây, thai nhi thường xuyên đấm đá trong bụng, khiến con gái bà ấy rất đau đớn.

Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm

Tư liệu 08:10 01/11/2024

Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.

Chuyện vãng sanh của thân phụ Sư cô Huệ Tâm ở Biên Hòa

Tư liệu 13:20 29/10/2024

Tôi thấy công đức niệm Phật thậm thâm vi diệu. Cha mẹ tôi thuở sanh tiền là một thương gia ở chợ Biên Hòa, công việc rất bận rộn, ông bà chỉ dành ít thời gian để đi chùa, phần lớn là niệm Phật và bố thí. Hơn 60 năm, đêm nào trước khi đi ngủ, ông cũng niệm Phật cho đến khi ngủ quên.

Xem thêm