Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 11/12/2023, 09:35 AM

Vị đệ tử cuối cùng của Đức Phật được thọ giới nào?

Hỏi: Tôi đọc sách được biết vị đệ tử sau cùng của Phật là ngài Tu Bạt Đà La đã xuất gia thọ giới Sa di với Phật trước khi nhập Niết bàn. Tuy nhiên, trong một vài tài liệu khác nói rằng Tôn giả Tu Bạt Đà La xuất gia thọ giới Tỳ kheo chứ không phải Sa di.

Đáp: 

Sách Phật Học Phổ Thông (PHPT), quyển Nhứt, khóa I-II-III-IV, tác giả Cố HT.Thích Thiện Hoa, Thành hội PG TP.HCM ấn hành, 1992, trang 58 viết: “Nghe tin Ngài sắp nhập Niết bàn, dân chúng quanh vùng đến kính viếng rất đông, trong số ấy có một ông già ngoài tám mươi tuổi, tên Tu Bạt Đà La đến xin xuất gia thọ giới Sa di với Ngài. Ngài hoan hỷ nhận lời. Đó là người đệ tử chót trong đời Ngài”.

Đối với vấn đề này, rất tiếc sách PHPT không cho biết quan điểm “Tu Bạt Đà La thọ giới Sa di” được trích dẫn từ kinh luận nào. Tuy vậy, lần tìm trong kinh điển và những khảo luận khác, đa phần đều nói Tôn giả Tu Bạt Đà La được Phật cho phép xuất gia thọ giới Tỳ kheo.

Kinh Trường Bộ I, tập I (kinh Đại Bát Niết Bàn), HT.Thích Minh Châu dịch, Viện Nghiên cứu Phật học VN ấn hành, 1991, trang 662 nói: “Du sĩ ngoại đạo Subhadda (Tu Bạt Đà La) được xuất gia, được thọ đại giới (Tỳ kheo) với Thế Tôn. Thọ đại giới không bao lâu, đại đức Subhadda ở một mình, an tịnh, không phóng dật…. chứng được vô thượng phạm hạnh… Và đại đức Subhadda trở thành một A la hán nữa”.

Kinh Trường A Hàm I (kinh Du Hành), Viện Cao đẳng Phật học Huệ Nghiêm dịch, HT. Thích Trí Tịnh hiệu đính, Nxb Tôn Giáo-Hà Nội, 2000, trang 200 nói: “Ngay trong đêm đó, ông Tu Bạt (Tu Bạt Đà La) được xuất gia thọ giới, thanh tịnh tu hành, tự mình chứng ngộ ngay trong hiện tại, sinh tử đã hết, phạm hạnh đã thành…

Khi gần nữa đêm ông chứng quả A la hán và diệt độ trước Phật”. Kinh Du Hành là kinh tương đương với kinh Đại Bát Niết Bàn (HT.Thích Minh Châu đối chiếu- kinh Trường Bộ II, Phụ bản Mục lục kinh tương đương). Dẫu kinh Du Hành không nói cụ thể là Tu Bạt Đà La thọ giới nào song theo diễn tiến và lập luận của kinh, có thể xác định Tu Bạt Đà La được thọ giới Cụ túc (Tỳ kheo).

Kinh Tạp A Hàm, tập 3 (kinh số 979), HT.Thích Thiện Siêu và HT.Thích Thanh Từ dịch, Nxb Tôn Giáo-Hà Nội, 2001, trang 471 nói: “Tôn giả A Nan bạch Phật: Bạch Thế Tôn, tu sĩ ngoại đạo Tu Bạt Đà La nay xin được ở trong chánh Pháp Luật xuất gia thọ giới cụ túc, làm Tỳ kheo. Bấy giờ Thế Tôn bảo Tu Bạt Đà La: Này Tỳ kheo! Đến đây tu hành Phạm hạnh. Ngay lúc ấy, Tôn giả Tu Bạt Đà La liền được xuất gia thọ giới Cụ túc, trở thành Tỳ kheo”.

Kinh Đại Bát Niết Bàn, tập II (Đại Chính, tập 12, Đàm Vô Sấm dịch), HT.Thích Trí Tịnh dịch, Nxb Tôn Giáo-Hà Nội, 2003, trang 666 nói: “Lúc đó Tu Bạt Đà La nghe đức Phật nói pháp thậm thâm vi diệu, được Pháp nhãn thanh tịnh bỏ tà kiến xin xuất gia. Phật nói: Lành thay! Lành thay! Thiện lai Tỳ kheo! Tu Bạt Đà La vui mừng hớn hở, râu tóc tự rụng thành tướng Sa môn, dứt hết phiền não, đặng quả A la hán”.

Sách Tăng Già Thời Đức Phật, tác giả Thích Chơn Thiện, Nxb Tôn Giáo-Hà Nội, 2000, trang 287, phần Tôn giả Subhadda viết: “Tôn giả Subhadda ba lần xin Tôn giả Ananda được vào bái kiến Thế Tôn nhưng đều bị từ chối. Thế Tôn hay được liền cho gọi Tôn giả đến, thuyết giảng Tứ đế cho Tôn giả nghe, Tôn giả xin thọ Đại giới (Tỳ kheo), sau đó ít lâu thì đắc A la hán”.

Sách Đức Phật và Phật pháp, tác giả HT.Narada, Phạm Kim Khánh dịch, Nxb TP HCM, 1998, trang 231 viết: “Trước mặt Phật, Subhadda (Tu Bạt Đà La) thọ lễ xuất gia sa di và tỳ kheo. Sau khi thọ đại giới không bao lâu, Đại đức Subhadda sống cô độc một mình, kiên trì tinh tấn đã chứng ngộ chân lý…”.

Điều lưu ý là tuy HT.Narada dùng cụm từ “thọ lễ xuất gia sa di và tỳ kheo” nhưng sau đó khẳng định là Tôn giả Subhadda thọ đại giới trở thành vị Đại đức (Tỳ kheo).Qua những kinh sách vừa nêu, thiết nghĩ quan điểm “Tu Bạt Đà La thọ giới Sa di” trong sách PHPT cần được GHPGVN, Ban Giáo dục Tăng Ni, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam cùng các ban ngành liên quan khảo cứu kỷ lưỡng nhằm tạo ra sự nhất quán cho độc giả quan tâm tìm hiểu Phật giáo.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hiểu đúng về tội trộm cắp của thường trụ

Hỏi - Đáp 17:00 09/11/2024

Lúc còn nhỏ, vì dại dột không hiểu biết nên tôi đã lên chùa tạo các lỗi sau: Vì rất mê hoa sen nên tôi đã lấy cắp hoa sen dâng cúng trên bàn Phật. Lúc khác, nhân thấy hạt sen trong hồ sen của chùa đã khô, tôi liền khởi tâm lấy cắp mấy hạt sen này mang về nhà trồng...

Thực hành như thế nào để có được năng lượng tốt và an lành trong tâm?

Hỏi - Đáp 09:30 07/11/2024

Có một thiền sinh, sau khi mãn khóa thiền căn bản, trước lúc ra về anh ta đến xin vài lời khuyên. Cô có thể cho tôi xin lời khuyên, dù chỉ là một chữ, để tôi ghi nhớ trong lòng lúc về nhà thực hành sao cho có được năng lượng tốt và an lành trong tâm.

Chuyển hóa ác tâm hủy báng đức Phật

Hỏi - Đáp 10:46 05/11/2024

Hỏi: Tôi đang tìm hiểu đạo Phật để tạo một định hướng sống cho mình. Có điều là gần đây ác tâm trong người tôi hay trỗi dậy, đôi lúc có ý nghĩ hủy báng Đức Phật. Thực lòng thì tôi muốn tin vào Phật pháp, vậy tôi phải làm sao?

Hóa giải ác mộng

Hỏi - Đáp 19:40 04/11/2024

Hỏi: Hiện tôi có chút vướng mắc là thường xuyên gặp ác mộng, mỗi lần như vậy thì thân thể mệt mỏi, tâm tư khá bất an và lo sợ. Mong được hướng dẫn cách thức tu tập thế nào để chuyển hóa những ác mộng đó?

Xem thêm