Thứ, 29/07/2019, 19:00 PM

Vị Phật quá khứ hay Nhiên Đăng Cổ Phật là ai?

Nhiên Đăng Cổ Phật (tiếng Phạn là Dipankara hay Dipanikara) là vị Phật thứ tư trong danh sách 28 vị Phật. Nhiên – một từ Hán-Việt – nghĩa đốt cháy, Đăng là cây đèn. Nhiên Đăng Cổ Phật cũng có khi được gọi Nhiên Đăng Phật (燃燈仏), Đính Quang Phật (錠光, “Đính” là cái chân đèn).

Trong Đại trí độ luận, đức Nhiên Đăng Cổ Phật khi đản sinh, chung quanh thân sáng như đèn, cho nên gọi là Nhiên Đăng Thái tử. Khi thành Phật cũng gọi là Nhiên Đăng, xưa gọi tên là Đính Quang Phật.

Ở các chùa Việt Nam và Trung Quốc, Nhiên Đăng Cổ Phật thường được thờ chung với Phật Thích-ca Mâu-Ni và Phật Di-Lặc trong bộ tượng Tam thế Phật, nghĩa là các vị Phật thời quá khứ, hiện tại và vị lai (trong đó Phật Nhiên Đăng đại diện cho chư Phật trong quá khứ, Phật Thích-Ca là vị Phật thời hiện tại và Phật Di-Lặc tượng trưng cho chư Phật thời vị lai).

Nhiên Đăng Cổ Phật thường được thờ chung với Phật Thích-ca Mâu-Ni và Phật Di-Lặc trong bộ tượng Tam thế Phật, nghĩa là các vị Phật thời quá khứ, hiện tại và vị lai (trong đó Phật Nhiên Đăng đại diện cho chư Phật trong quá khứ, Phật Thích-Ca là vị Phật thời hiện tại và Phật Di-Lặc tượng trưng cho chư Phật thời vị lai)

Nhiên Đăng Cổ Phật thường được thờ chung với Phật Thích-ca Mâu-Ni và Phật Di-Lặc trong bộ tượng Tam thế Phật, nghĩa là các vị Phật thời quá khứ, hiện tại và vị lai (trong đó Phật Nhiên Đăng đại diện cho chư Phật trong quá khứ, Phật Thích-Ca là vị Phật thời hiện tại và Phật Di-Lặc tượng trưng cho chư Phật thời vị lai)

Nhiên Ðăng Phật chính là vị cổ Phật từng sống cách thời đại chúng ta vô lượng kiếp. Ðức Phật Nhiên Đăng là vị Phật đầu tiên của 24 vị Phật trước đức Phật lịch sử Thích-ca Mâu-Ni. Tương truyền dưới thời Nhiên Ðăng Phật thì đức Thích-Ca là một nhà sư khổ hạnh tên là Thiện Huệ (s: sumedha). Với thiên nhãn thông, Nhiên Ðăng Phật nhận ra Thiện Huệ sẽ thành Phật dưới tên Cồ-Đàm (gautama) và thụ kí cho Thiện Huệ. Phật Nhiên Ðăng được xem là vị Phật quan trọng trong các vị trước Thích-Ca. Ngài là vị đại diện cho Phật quá khứ tương tự như trường hợp Di-Lặc được xem là đại diện cho Phật vị lai.

Bài liên quan

Danh hiệu Phật theo Phạn văn là Dipamkara, dịch âm là “Đề hòa yết la”. Cũng còn dịch tên là Đính quang Phật. Tên Nhiên Đăng là dịch theo ý.

Trong Phật giáo đây là một trong những vị cổ Phật đời quá khứ. Tương truyền rằng: lúc sinh thời, thân thể ngài tỏa rực sáng như đèn nên mới gọi tên là Nhiên Đăng. Sau khi Ngài thành Phật cũng lấy tên gọi ấy làm hiệu.

Trong truyền thuyết Phật Giáo có kể rằng: Khi Phật Thích Ca còn sống trong đời quá khứ, tên tiền kiếp của ngài gọi là Nho Đồng. Khi ấy Phật Nhiên Đăng đang làm giáo chủ tại thế. Một hôm Nho Đồng gặp một người con gái tên gọi Cù Gi, trong tay nàng cầm bảy bông sen xanh. Nho Đồng thích lắm liền lấy 500 tiền vàng nài nỉ xin được mua lại năm bông. Cù gi thấy anh ta trả giá quá cao thì cho là kỳ quái bèn tò mò hỏi:

- Anh mua sen xanh làm gì thế?

Nho Đồng đáp:

- Để đi cúng Phật!

Nghe rồi Cù Gi cũng hoan hỷ lắm liền buộc riêng hai bông rồi nhờ Nho Đồng mang đi cúng Phật giúp mình. Nho Đồng đến nơi Phật Nhiên Đăng cúng dâng Phật hai bó sen xanh, lại thây đường đi lầy lội dễ làm vấy bẩn chân Phật  mới vội vàng cởi áo trên mình trải lên vũng lội nhưng vẫn chưa đủ phủ kín, Nho Đồng bèn cắt tóc phủ hết chỗ lội để Phật bước đi khỏi lấm. Phật Nhiên Đăng thấy sự thành kính của Nho Đồng bèn bảo:

- Bởi ngươi đã có công đức kính Phật như vậy, nên sau này trải qua 91 kiếp tứ ngươi nhất định thành Phật tên hiệu là Thích Ca Văn Như Lai!

Khi Phật Thích Ca còn sống trong đời quá khứ, tên tiền kiếp của ngài gọi là Nho Đồng. Khi ấy Phật Nhiên Đăng đang làm giáo chủ tại thế.

Khi Phật Thích Ca còn sống trong đời quá khứ, tên tiền kiếp của ngài gọi là Nho Đồng. Khi ấy Phật Nhiên Đăng đang làm giáo chủ tại thế.

Nhiên Ðăng Cổ Phật từng sống cách thời đại chúng ta vô lượng vô biên bất khả tư nghì a tăng kì kiếp. Ðức Phật này là vị đầu tiên trong số 24 vị Phật đã thọ ký cho các tiền thân của đức Phật Thích-ca Mâu-ni.

Để biểu thị cuộc đời bản sinh của Phật Đà, đã có rất nhiều tranh tượng lấy đề tài này để phản ánh hình tượng của Phật Nhiên Đăng. Theo truyền thuyết, thân Phật Nhiên Ðăng cao "80 trượng", giáo hóa 84.000 vị A-la-hán, Ngài sống 100.000 năm. Tháp đựng xá-lị Phật Nhiên Ðăng cao 36 do-tuần (15–20 km).

Nhiên Đăng Cổ Phật trong thangka Tây Tạng

Nhiên Đăng Cổ Phật trong thangka Tây Tạng

—————————————————-

Chú thích:

Kiếp tứ: hay còn gọi là Kiếp ba. Nghĩa thực là sự hiện diện của một con sóng nước. Nghĩa bóng để ví với một kiếp người – Nghĩa là đời người cũng chỉ như con sóng nước, còn lại tan biến trong khoảnh khắc để nhường chỗ cho đợt sóng sau. Phật giáo quan niệm kiếp gồm nhiều năm tháng, có phân ra đại kiếp, trung kiếp và tiểu kiếp.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Kiến thức 08:00 11/12/2024

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?

Kiến thức 09:15 04/12/2024

Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.

Xem thêm