Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 17/03/2020, 11:00 AM

Nhục thân bất hoại của Thiền sư Hám Sơn

Vì hoằng pháp cứu giúp thế gian mà thiền sư Hám Sơn gặp rất nhiều chướng nạn, nhưng đạo hạnh lại càng cao. Năm Quý Hợi (1623), niên hiệu Thiên Khải thứ 3, ngài viên tịch ở Tào Khê, trụ thế 78 năm, nhục thân hiện nay vẫn còn.

Nhục thân kim cang bất hoại của Thiền sư Phật giáo

Thiền sư Hám Sơn (1546-1623) (zh. hānshān) là một thiền sư Phật giáo trong Thiền Tông và Tịnh Độ tông. Ngài được mệnh danh là một trong 4 vị "thánh tăng" đời nhà Minh (Trung Hoa) (ba vị còn lại là Tử Bá hiệu Ðạt Quán, Liên Trì và Ngẫu Ích). Thiền sư Hám Sơn là người để lại rất nhiều bài giảng dành cho mọi tầng lớp người trong xã hội bấy giờ.

Sau khi nhập diệt, thiền sư đã để lại nhục thân không bị hư thối. Nhục thân của Ngài được đặt tại Tào Khê cùng với nhục thân của thiền sư Huệ Năng và thiền sư Đan Điền hiện nay thuộc chùa Hoa Nam huyện Thiều Quang, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

Thiền sư Hám Sơn (1546-1623)

Thiền sư Hám Sơn (1546-1623)

Nhục thân bất hoại của Hòa thượng Phổ Sái trên đất Thái Lan

Lược sử Thiền sư Hám Sơn

Thiền sư sư Hám Sơn (hay còn gọi là Hám Sơn Đức Thanh) tên tục là Thái Đức Thanh, hiệu Trừng Ấn. Sinh ngày 5 tháng 11 năm 1546 tại Toàn Tiêu, thuộc Châu Phủ Chúc Trừ nay thuộc về tỉnh An Huy. Vào sinh nhật đầu tiên (thôi nôi) thiền sư đột nhiên bị bệnh trầm kha không chữa nổi. Mẹ ngài đã phát nguyện với Phật Quán Thế Âm tại chùa là nếu ngài thoát chết thì sẽ cho ngài được xuất gia. Quả nhiên bệnh thuyên giảm. Thuở thơ ấu sư rất thường tư lự về nguyên do của vòng sinh tử. Trong toàn bộ cuộc đời thiền sư có khỏe không được mạnh và thường bị các mụt nhọt lớn hành hạ thân xác.

Năm 11 tuổi, ngài thuyết phục được người cha vốn không muốn cho con mình đi tu cho phép làm một sa di tại chùa Báo Ân nhưng vẫn chưa được chính thức xuất gia vì có sự ngăn trở của gia đình cho đến khi 19 tuổi mới được xuống tóc.

Năm 1571 sư bắt đầu hành cước vân du truyền giảng đạo pháp ở nhiều nơi. Nhân một hôm đi hành kinh rồi nhập định. Thiền sư không còn thấy thân tâm mình ở đâu nữa. Việc khai ngộ tâm tánh khiến sư viết lên bài kệ:

Khoảnh khắc nhất niệm, tâm cuồng ngưng

Căn trần nội ngoại, đều thấu suốt

Thân bay độc phá, thái hư không

Vạn tượng sum la, từ đây diệt.

Năm đó thiền sư được 31 tuổi. Từ đây, ngài đã vân du nhiều nơi và viết ra nhiều tác phẩm về Phật học.

Nhục thân thiền sư Như Trí tại chùa Tiêu 300 năm bất hoại

Vì hoằng pháp cứu giúp thế gian mà thiền sư Hám Sơn gặp rất nhiều chướng nạn, nhưng đạo hạnh lại càng cao.

Vì hoằng pháp cứu giúp thế gian mà thiền sư Hám Sơn gặp rất nhiều chướng nạn, nhưng đạo hạnh lại càng cao.

Chướng nạn trong việc hoằng pháp cứu giúp thế gian của thiền sư Hám Sơn

Có một đêm, thiền sư Hám Sơn nằm mơ thấy A Di Đà hiện thân giữa hư không. Từ đó về sau, ngài thấy tượng Phật dường như phảng phất trước mặt. Thiền sư Hám Sơn tham thiền gần mười năm, khi được tỏ ngộ liền vào ẩn trong núi Lao Sơn. Trước kia, dân chúng chung quanh vùng ấy chưa nghe chánh pháp, nhưng khi ngài về ở không bao lâu, trẻ thơ ba tuổi đều biết niệm Phật. Từ Thánh Thái Hậu nghe danh, xin quy y làm đệ tử và cúng dường rất hậu. Có kẻ ganh ghét dèm pha chuyện ấy, vua giận biếm truất thiền sư đến miền Lôi Châu. Nơi đây, ngài lại trùng hưng đạo tràng Tào Khê. Sau vua xuống chiếu ân xá triệu về, đại sư bèn ở Lôi Sơn chuyên tu tịnh nghiệp. Rồi ngài lại đến Tào Khê niệm Phật mà hóa.

Thiền sư Hám Sơn dạy: Điều cần yếu nhất trong sự tu hành là tâm tha thiết về việc luân hồi sinh tử. Tâm sinh - tử không thiết tha, làm sao dám gọi là niệm Phật thành một khối? Nếu người qủa vì sự luân hồi mà tha thiết, thì mỗi niệm như cứu lửa cháy dầu, chỉ e mất thân người, muôn kiếp khó được. Lúc ấy quyết giữ chắc câu niệm Phật, quyết đánh lui vọng tưởng, trong tất cả thời tất cả chỗ, hiệu Phật thường hiện tiền, không bị vọng tình ngăn che lôi kéo. Dùng công phu khổ thiết như thế, lâu ngày niệm sẽ thuần thục, tâm được tương ưng, tuy không hy cầu mà niệm lực tự nhiên sẽ thành một khối. 

Ngày đêm sáu thời, chỉ đem một câu niệm Phật trấn định nơi lòng, mỗi niệm không quên, mỗi tâm không muội. Khi ấy gác bỏ tất cả niệm đời, xem câu niệm Phật dường như tánh mạng của mình, cắn răng giữ chặt, quyết không buông bỏ. Cho đến lúc đi đứng ngồi nằm, uống ăn làm việc, câu niệm Phật đây vẫn thường hiển hiện. Nếu gặp cảnh duyên phiền não, tâm không yên, chỉ nên chuyên niệm Phật, phiền não liền tự tan mất. Bởi phiền não là cội gốc luân hồi, niệm Phật là thuyền vượt qua biển khổ sinh tử, muốn thoát sinh tử chỉ đem câu niệm Phật phá tan phiền não, đó là phương pháp đơn giản mà rất hay. 

Vì sao các thiền sư bất hoại sau khi viên tịch?

Nhục thân bất hoại của Thiền sư Hám Sơn

Nhục thân bất hoại của Thiền sư Hám Sơn

Lập đạo tràng niệm Phật trong mười hai thời, không luận số người nhiều ít, chỉ chia ra thành ban, mỗi ban một thời, luân phiên nhau mà niệm. Như thế ngày đêm sáu thời, khi ban khác lên thay, thì ban này tuy lui mà song vẫn niệm thầm, hoặc lắng tai nghe tiếng Phật của bạn đương trì niệm. Giữ như thế thì tiếng Phật không dứt, vọng niệm không sanh, như người đi trong chỗ sâu tối, cứ kêu gọi nhau, tất không bị thất lạc. Và như thế thì động tịnh cũng như một, mình cùng người không khác. Phật A Di Đà thường hiển hiện, sự an điềm của đạo tràng không chi mầu nhiệm hơn đây.

Vì hoằng pháp cứu giúp thế gian mà thiền sư Hám Sơn gặp rất nhiều chướng nạn, nhưng đạo hạnh lại càng cao. Năm Quý Hợi (1623), niên hiệu Thiên Khải thứ 3, ngài viên tịch ở Tào Khê, trụ thế 78 năm, nhục thân hiện nay vẫn còn. Ngài có trước tác rất nhiều, trong đó có tác phẩm Mộng du tập được lưu hành ở đời.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Bậc Thầy mô phạm

Chân dung từ bi 14:50 25/03/2024

Giản dị nhưng sâu lắng, nghiêm nghị mà từ bi, nhẹ nhàng nhưng vững chãi, uy hùng mà bao dung. Mỗi lời nói của khẩu đều là Pháp ngữ, mỗi động tĩnh của thân đều là Phật hạnh. Tùy duyên nhậm vận, trọn đời thuyết pháp cứu độ quần sinh, hòa quang đồng trần, thuận theo nhân tâm mà hành Phật sự.

“Làm đến Hòa thượng mà tôi nhận thấy còn thua hồi nhỏ”

Chân dung từ bi 10:15 11/03/2024

Có lúc giữa chúng đông, tôi thường nói, bây giờ làm đến Hoà thượng mà tôi nhận thấy còn thua hồi nhỏ. Ai nấy đều ngạc nhiên!

Cuộc đời và đạo nghiệp của Đệ Tam Tổ Huyền Quang

Chân dung từ bi 16:00 02/03/2024

Thiền sư Huyền Quang玄光 (1254-1334), thế danh là Lý Đạo Tái[1] 李道載, quê ở hương Vạn Tải, lộ Bắc Giang Hạ (khoảng những năm niên hiệu Hồng Đức 1470-1497 đời Lê Thánh Tông đổi tên thành xã Vạn Tư, huyện Gia Định; nay thuộc xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh).

Thiền sư Vạn Hạnh - Hình tượng ngàn năm

Chân dung từ bi 11:20 06/02/2024

Ngài họ Nguyễn, tên thật và năm sanh chưa thấy tài liệu nào ghi nhận. Ngài viên tịch vào năm 1018. Về sau, khi tham khảo sách Thi văn Lý - Trần, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, có ghi tên thật của ngài là Nguyễn Văn Hạnh, người ở châu Cổ Pháp, làng Dịch Bảng thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Xem thêm