Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 14/06/2022, 09:19 AM

Vì sao cần theo Phật?

Tu tập, rèn luyện để phát triển những đức tính tốt đẹp, tăng trưởng trí tuệ và phước đức là điều vô cùng cần thiết cho cuộc sống hướng đến an vui hạnh phúc lương thiện mà mỗi con người đều mong muốn, không chỉ cho bản thân ta mà còn cho người thân, gia đình, xã hội.

Bởi vì rèn luyện tu tập theo Phật sẽ an vui sung túc và hạnh phúc.

Ta quan sát cuộc sống của những người xung quanh và chiêm nghiệm sâu sắc sẽ thấy rõ rằng người có duyên gặp Phật pháp, biết tu tập đúng hướng và phù hợp sẽ vui nhiều khổ ít, dù cho điều kiện vật chất, cuộc sống của họ thiếu thốn, chưa đầy đủ.

Người không biết tu tập hay sân si cố chấp thì bản thân họ sẽ vui ít khổ nhiều, kể cả những người có chức quyền, lắm của nhiều tiền, chứ chưa nói người nghèo khổ bần hàn.

Dễ thấy trước mắt chúng ta, những người giàu có quyền thế mà keo kiệt bỏn sẻn, tham chấp và sân si thứ gì cũng không vừa lòng toại ý, hở một chút là nóng giận quát tháo thì không những chính họ mà cả những người thân bạn bè xung quanh cũng khó mà được yên ổn.

Vậy tu tập nghĩa là gì.

Tu tập theo đức Phật là phát triển những đức tính tốt đẹp của mỗi con người chúng ta như thương người, bao dung, chân thật, siêng năng, từ bi, nhẫn nại, tha thứ, nhất là nâng cao tri thức trí tuệ.

Nhất tâm học Phật

Thường sống tỉnh giác tích cực, đọc sách, tụng kinh, niệm Phật, nghe giảng, ngồi thiền, đi thiền, kinh hành, trì chú, làm phước giúp người khốn khổ.

Thường sống tỉnh giác tích cực, đọc sách, tụng kinh, niệm Phật, nghe giảng, ngồi thiền, đi thiền, kinh hành, trì chú, làm phước giúp người khốn khổ.

Đồng thời tu tập chính là nhận diện, chuyển hóa, dứt trừ những thói hư, tật xấu, tính ác của bản thân như: ích kỷ, tham lam, cố chấp thù hận, ganh ghét, dối trá, độc ác, lười biếng, nhỏ nhen

Vì người có tính hay nóng giận, ích kỷ, cố chấp, đó kỵ...không chỉ tự làm bản thân họ khổ đau phiền não mà còn gây phiền não, bất an đau khổ cho những người khác, nhất là những người thân, sống gần gủi với họ.

Tu tập là học cách sống tỉnh giác, trí tuệ và thương yêu không chấp. 

Đời sống của những người, thể hiện được nhiều tính tốt trong lời nói, hành động, suy nghĩ, việc làm, hướng thiện, từ bi, nhẫn nại, khoan dung tích cực là đời sống có nhiều niềm vui an lac hạnh phúc và ý nghĩa.

Đời sống của những người bộc lộ nhiều điều bất thiện ác đức, gây tổn hại người, vật và thiên nhiên, trong lòng ôm nhiều sự cố chấp ganh ghét nhỏ nhen, ích kỷ, đố kỵ, thù hằn, thì sẽ luôn đau khổ, bất an, buồn phiền, không vui.

Có thể nói, muốn sống hạnh phúc an vui thì phải phát huy các phẩm chất đạo đức nhân cách tốt đẹp lương thiện. Ai có phẩm chất đạo đức tốt, người ấy sống hạnh phúc an vui.

Chất lượng sống của con người phụ thuộc vào đạo đức tâm tính của người đó.

Như vậy, nếu chúng ta quan sát, chiêm nghiệm sâu sắc, sẽ thấy ta sống vui hay sống khổ là do chính ta lựa chọn.

Tu tập, rèn luyện để phát triển những đức tính tốt đẹp, tăng trưởng trí tuệ và phước đức là điều vô cùng cần thiết cho cuộc sống hướng đến an vui hạnh phúc lương thiện mà mỗi con người đều mong muốn, không chỉ cho bản thân ta mà còn cho người thân, gia đình, xã hội.

Cụ thể người bình thường hoặc Phật tử mới quy y nên tu tập thế nào mới đúng ?

Nên quy y Tam Bảo, học theo 5 giới (không sát sang, không trộm cắp, không tà hạnh, không dối trá, không rượu chè bài bạc hút sách).

Thực hành bài kệ: Không làm các việc ác, siêng làm các việc lành, giữ tâm ý thanh tịnh là lời các Phật dạy

Thường sống tỉnh giác tích cực, đọc sách, tụng kinh, niệm Phật, nghe giảng, ngồi thiền, đi thiền, kinh hành, trì chú, làm phước giúp người khốn khổ.Tập tính bao dung hỷ xả, bốt cháp, bớt tham,

Chúng ta biết, là người:

ai cũng có lương tri

Ai cũng có lương tâm

Ai cũng có tính Phật

Ai cũng có năng lực diệu dụng như Phật

Ai cũng muốn sống lương thiện

Ai cũng muốn sống đầy đủ, an vui hạnh phúc

Hãy cùng nhau nâng đỡ để mọi người được sống tốt đẹp, lương thiện tích cực hơn. 

Rèn tính cách

Tu phước trí

Tỉnh giác từ bi

Nhẫn hòa hỷ xả

Vui hạnh phúc

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hải đảo tự thân

Kiến thức 15:07 28/03/2024

Khi bước vào ngôi nhà của mình, ta có thể thư giãn, trở về với chính mình. Ta cảm thấy ấm cúng, thoải mái, an toàn và hạnh phúc. Nhưng thực sự thì ngôi nhà đích thực của ta ở đâu?

Buông xả là trí tuệ

Kiến thức 15:00 28/03/2024

Ta học xả vì ta biết có cố chấp nắm giữ cũng không thể nào được. Ta xả vì ta biết rằng đó là cách duy nhất làm cho cuộc sống của ta và người thân được an vui hạnh phúc.

Hiểu được nhân duyên 

Kiến thức 14:56 28/03/2024

Thiền sư Dược Sơn Duy Nghiễm từng ở dưới tòa của thiền sư Thạch Đầu Hi Thiên mà được mật chứng tâm ấn. Về sau ở dưới tòa của thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất được triệt ngộ. 

Dùng sợi chỉ để thuyết pháp 

Kiến thức 14:48 28/03/2024

Một Thiền sư thấy một cội tùng già cành lá sum xuê, tán lá như cây dù Ngài liền quyết định nghỉ ngơi ở trên. Về sau lại có rất nhiều chim khách làm tổ xung quanh, thần thái Ngài tự tại hòa thuận rất dễ mến, mọi người nhân đó gọi là Thiền sư Ô Khòa (ổ quạ). 

Xem thêm