Nhất tâm học Phật
Quy y Phật cần hiểu rõ Đại Đạo và phát tâm Bồ-đề; quy y Pháp cần thấu suốt kinh tạng trí huệ như biển; quy y Tăng cần dẫn dắt chúng sanh tất cả đến vô ngại. Như vậy, quy y Phật và quy y Pháp là đã phát tâm học Phật tại sao còn đặt vấn đề Nhất tâm học Phật?
Sau đi đặt vấn đề và nhận thức được tầm quan trọng của việc học Phật, kế đến là sự nhất tâm học Phật. Một câu hỏi: khi thọ lễ Tam Quy đã phát ba lời nguyện: Quy y Phật cần hiểu rõ Đại Đạo và phát tâm Bồ-đề; quy y Pháp cần thấu suốt kinh tạng trí huệ như biển; quy y Tăng cần dẫn dắt chúng sanh tất cả đến vô ngại. Như vậy, quy y Phật và quy y Pháp là đã phát tâm học Phật tại sao còn đặt vấn đề Nhất tâm học Phật?
Xin thưa: Phát nguyện hay phát tâm là xác định ý muốn làm một việc gì, không bao giờ thay đổi ý định không làm nữa, không bao giờ bỏ mục tiêu đã theo đuổi. Nhất tâm là chuyên chú vào mục tiêu, tìm mọi cách vượt khó khăn trở ngại để đạt tới mục tiêu, cách này không được thì tìm cách khác, không bao giờ có ý định bỏ mục tiêu, Phát tâm học Phật chú trọng đến sự xác định ý muốn liên tục bền bỉ, không thối lui bỏ dở. Nhất tâm học Phật chú trọng đến phương tiện, thể thức thích ứng với từng trường hợp, cảnh ngộ khác nhau.
Người nhất tâm học Phật sau khi đã phát nguyện tìm hiểu điều chưa sáng tỏ về Chánh pháp cần phải lập dự án, thảo chương trình, tìm phương pháp thuận tiện cho trường hợp cá nhân của mình. Sự nhất tâm thực hiện sau khi đã phát tâm học Phật, hành trì đạo pháp một thời gian dài hay ngắn tùy theo thiện căn và mức độ chứng ngộ của người khéo học.
Trong trường hợp đại đa số trường hợp khi phát tâm tín nguyện tu học, có khi trước, có khi sau thời điểm thọ lễ Tam Quy, tâm người tu học mới ở tình trạng sơ khởi, tín lực và nguyện lực tuy có nhưng còn non yếu chưa thâm nhập vào Đạo pháp, giống như cái cây mới trồng rễ còn nông cạn chưa ăn sâu vào lòng đất, cây chưa thật vững chắc thật khó chống trả được với gió bão.
Trường hợp nhất tâm học Phật là khi cây đã lớn, rễ đã ăn sâu xuống đất, không còn lo gió bão làm đổ cây mà chỉ còn lo vun bón tưới nước chờ ngày đâm hoa kết trái.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?
Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?
Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?
Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.
Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?
Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...
Xem thêm