Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 15/04/2021, 10:25 AM

Vì sao có người thật tâm niệm Phật mà vẫn khởi lòng nghi Tịnh Độ?

Nhiều người thật tâm niệm Phật nhưng vì sự hiểu về giáo lý còn kém, nên khi nghe kẻ khác biện luận bài bác, liền khởi lòng nghi. Những mối nghi đó rất nhiều. Mấy điểm mà nhiều người thường vướng phải là: nghi Cực Lạc là quyền thuyết, nghi pháp môn tu chứng quá dễ, nghi mình kém phúc duyên khó vãng sinh.

Nghi Cực Lạc là quyền thuyết

Có kẻ thấy trong kinh điển tả cảnh Tịnh Độ quá trang nghiêm, bỗng sinh niệm nghi rằng: “Cõi Cực Lạc là quyền tiện của Phật nói ra để cho người hâm mộ gắng tu làm lành lánh dữ, như thuyết thiên đường, hỏa ngục hay cảnh Bồng Lai, để thưởng thiện phạt ác của các giáo phái khác. Làm gì có một thế giới từ đất đai, cây cối, lầu các đều bằng thất bảo như: vàng bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não hợp thành? Lại còn thân người bằng chất ngọc nhuyễn kim cương, hóa sinh từ hoa sen không có già bệnh chết, các thức ăn mặc trân quý đều tùy ý niệm hiện ra? Như thế toàn là những chuyện đâu đâu, xa với thực tế hiện thấy trước mắt, làm sao tin được?

Để giải thích điều này, xin đáp:

Những ý nghĩ đó đều còn cuộc hạn theo sự nghe thấy của tai mắt phàm tình. Người muốn học Phật không nên đem trí phàm phu mà suy lường cảnh thánh. Đừng nói đâu xa, ngay ở Việt Nam ta, khi cụ Phan Thanh Giản đi sứ sang Pháp trở về thuật lại, nói bên ấy đèn không đốt mà cháy, xe thuyền không ngựa kéo người bơi mà tự chạy. Cụ có vịnh hai câu thi:

Bá ban xảo kế tề thiên địa.

Duy hữu tử sinh tạo hóa quyền!

Hai câu này ngụ ý khen người Pháp trăm việc hay khéo sánh bằng trời đất, duy có sự sống chết là còn thuộc quyền tạo hóa định đoạt mà thôi! Vua Tự Đức và triều thần nghe nói thế đều không tin. Thử hỏi vua Tự Đức cùng triều thần đều tự nhận mình là người học thức, cho sự việc đó tai không nghe, mắt không thấy, vượt quá sức tưởng tượng, nên không tin. Nhưng các điều ấy quả thật không có chăng?

Triết lý Tịnh độ nhân gian Phật giáo thời Chúa Nguyễn

Cõi Cực Lạc là quyền tiện của Phật nói ra để cho người hâm mộ gắng tu làm lành lánh dữ, như thuyết thiên đường, hỏa ngục hay cảnh Bồng Lai, để thưởng thiện phạt ác của các giáo phái khác.

Cõi Cực Lạc là quyền tiện của Phật nói ra để cho người hâm mộ gắng tu làm lành lánh dữ, như thuyết thiên đường, hỏa ngục hay cảnh Bồng Lai, để thưởng thiện phạt ác của các giáo phái khác.

Lấy một việc nhỏ này suy ra, ta thấy nếu đem những định kiến theo tai nghe mắt thấy và sự tưởng nghĩ phàm thường mà đo lường cảnh thánh đều thành sai lạc. Hơn nữa, nếu không có Phật A Di Đà tiếp dẫn, tại sao nhiều người niệm Phật khi sắp chết biết trước ngày giờ, thấy các cảnh tướng Tây Phương, cùng Phật, Bồ Tát hiện thân đón rước? Nếu cõi Cực Lạc là hư huyền, tại sao có những vị tu Tịnh Độ trong lúc hiện tiền bỗng được tâm khai thấy rõ ràng cảnh Tây Phương trang nghiêm y như lời Phật nói? 

Đệ tử của Phật hay người muốn học Phật mà không lấy lời Phật dạy trong kinh làm mực thước, thử hỏi còn lấy chi để làm chỗ tựa nương? Cho nên do theo Thánh Ngôn Lượng và Hiện Chứng Lượng (cách suy lường dựa theo lời Phật nói và sự hiện chứng của người tu), ta phải tin rằng những sự trang nghiêm ở Cực Lạc đều có thật.

Nghi pháp môn tu chứng quá dễ

Có người nghe nói pháp môn Tịnh Độ hành trì giản dị mà được kết quả rất mau chóng cao siêu, thì nghi ngờ rằng: “Đâu lại có phương pháp thành Phật quá dễ dàng như thế?”. Bởi đường lối thường thức của các môn tu là Chỉ và Quán. Khi hạ thủ dụng công, trước tu Chỉ, kế tiếp Quán; hoặc trước tu Quán, kế tiếp Chỉ. Lần lần tiến đến "trong Quán có Chỉ, trong Chỉ có Quán". Khi tới trình độ "Chỉ Quán không hai, định huệ tịch chiếu" mới gọi là bước vào cảnh giới tự tâm. Rồi từ đó về sau, nếu mỗi đời đều tiếp tục tinh tấn tu hành, theo như trong kinh luận nói, phải trải qua một muôn đại kiếp mới lên ngôi Bất Thoái Chuyển. Tại sao chỉ niệm một câu Phật hiệu, ngay trong đời này lại được vãng sinh lên ngôi Bất Thoái, há chẳng phải là quá dễ dàng ư?

Có người nghe nói pháp môn Tịnh Độ hành trì giản dị mà được kết quả rất mau chóng cao siêu, thì nghi ngờ rằng: “Đâu lại có phương pháp thành Phật quá dễ dàng như thế?”.

Có người nghe nói pháp môn Tịnh Độ hành trì giản dị mà được kết quả rất mau chóng cao siêu, thì nghi ngờ rằng: “Đâu lại có phương pháp thành Phật quá dễ dàng như thế?”.

Hòa thượng Bích Liên và tư tưởng về pháp môn Tịnh Độ

Đề cập đến nghi vấn này, chúng ta nên biết tu các pháp môn khác chỉ hoàn toàn nương nơi tự lực, cho nên phải khó. Riêng đường lối Tịnh Độ có hai năng lực, là tự tâm lực và Phật tiếp dẫn lực, nên sự thành công rất dễ. Ví như một người chân yếu, muốn tự mình lên tận đỉnh núi cao là điều rất khó. Nhưng nếu kẻ ấy được một vị đại lực sĩ khoác cánh tay phăng phăng đưa bước tiến lên, thì kết quả đăng phong nào có khó chi! Về môn Tịnh Độ cũng thế, khi ta chuyên tâm niệm Phật tức là lúc tâm lực phát triển. Niệm đến một lòng không loạn, là lúc tâm lực hoàn toàn hiện bày. Đang khi ấy nghiệp lực bị hàng phục không còn làm chướng ngại, lại được thêm Phật lực tiếp dẫn nên tuy nghiệp chưa trừ dứt, mà được vãng sinh. Khi sinh về Tây Phương rồi, sống lâu vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp, sự không thoái chuyển cho đến khi thành Phật là một điều hiển nhiên dễ hiểu.

Nghi mình kém phúc duyên khó vãng sinh

Có kẻ lại nghi rằng: Cảnh Cực Lạc mầu đẹp trang nghiêm vô lượng, chẳng phải dùng ít nhân duyên căn lành phúc đức mà được sinh về. Nhìn ngẫm lại mình, căn lành phúc đức còn sơ bạc, nghiệp chướng lại nhiều, mong gì đời này được duyên tốt vãng sinh?

Xin kính khuyên quý vị ngàn muôn lần chớ nên nghi như thế. Bởi khi các vị lần chuỗi niệm Phật được, là căn lành phúc đức đã sâu dày rồi. Thử nghĩ lại xem, trên thế gian này biết bao nhiêu kẻ không nghe được danh hiệu Phật? Biết bao nhiêu người tuy nghe hồng danh đức A Di Đà, nhưng mãi đoạt lợi tranh danh, đeo đuổi theo các điều trần nhiễm, không chịu niệm Phật? Nay các vị đã được nghe Phật pháp và chí tâm niệm Phật, há không phải là có căn lành phúc đức lớn đó ư?

Có kẻ lại nghi rằng: Cảnh Cực Lạc mầu đẹp trang nghiêm vô lượng, chẳng phải dùng ít nhân duyên căn lành phúc đức mà được sinh về. Nhìn ngẫm lại mình, căn lành phúc đức còn sơ bạc, nghiệp chướng lại nhiều, mong gì đời này được duyên tốt vãng sinh? Ảnh minh họa.

Có kẻ lại nghi rằng: Cảnh Cực Lạc mầu đẹp trang nghiêm vô lượng, chẳng phải dùng ít nhân duyên căn lành phúc đức mà được sinh về. Nhìn ngẫm lại mình, căn lành phúc đức còn sơ bạc, nghiệp chướng lại nhiều, mong gì đời này được duyên tốt vãng sinh? Ảnh minh họa.

Trong Kinh Vô Lượng Thọ, Phật bảo Di Lặc Bồ Tát: "Nếu có chúng sinh nào nghe danh hiệu Đức Phật kia, vui mừng khấp khởi, cho đến một niệm, nên biết kẻ ấy được lợi lớn, đã đầy đủ phúc đức vô thượng". Lời này đủ chứng minh: “biết niệm Phật tức là đã có nhiều phúc đức căn lành rồi”. Trong Tịnh Độ Thánh Hiền Lục có dẫn sự tích những người phạm tội cực ác như Trương Thiện Hòa, Hùng Tuấn, Duy Cung và loài súc sinh như chim bát kha, anh võ, chí tâm niệm Phật đều được vãng sinh. Phúc đức căn lành của quý vị đã vượt xa hơn những người ác và loại súc sinh kia. Vậy cần chi phải e ngại là ngay trong đời này không được sinh về Cực Lạc!

Pháp tu Tịnh Độ của Phật giáo Việt Nam thời Lê – Nguyễn

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?

Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024

Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?

Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?

Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024

Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?

Tượng Phật có từ bao giờ?

Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024

Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.

Tu tập trong hoàn cảnh không có Phật

Hỏi - Đáp 10:00 17/11/2024

Tôi thích lạy Phật nhưng vì không có bàn thờ nên tôi tự hình dung Đức Phật trước mặt rồi lễ bái. Tôi tu tập như thế và cảm thấy an yên, được Tam bảo che chở rất nhiều. Có lúc tôi tự hỏi mình tu tập trong hoàn cảnh như thế có đúng Chánh pháp không?

Xem thêm