Vì sao không nên sát sinh?
Nếu tin sâu nhân quả, thì trong lòng dù chưa sửa đổi, hạnh thiện cũng đã thành, vì mỗi khi hành động nghĩ suy, quý vị luôn biết thận trọng cân nhắc, cho nên hành vi sẽ tự nhiên ứng theo chiều thiện.
Trong sử, ngày mà vua Tỳ Lưu Ly giết sạch dòng họ Thích Ca. Đức Phật cũng bị nhức đầu thống thiết. Nguyên nhân từ đâu? Đó là vào kiếp quá khứ xa xưa, khi dòng họ Thích là dân làng chài và đức Phật Thích Ca là một cậu bé trong làng chài đó,khi dân chài bắt được con cá lớn, sắp giết thịt ăn, cậu bé tiền thân Phật đã đùa nghịch lấy cây đánh vào đầu nó ba cái. Con cá lớn đó chính là tiền thân vua Lưu Ly, khi sinh làm người đã giết sạch dòng họ Thích Ca, còn đức Phật cũng trả báo nhẹ là bị nhức đầu.
Chuyện này quý vị không thể không tin! Báo ứng rất rõ ràng và đáng sợ. Vì lý do này mà Phật nghiêm cấm sát sinh.
Không những Phật từ bi với con người, mà còn thương cả đến loài trùng kiến nhỏ bé. Bởi vì trong cái nhìn của Phật, tất cả chúng sinh đều có thể thành Phật. Trong kinh Phạm Võng nói: “Tất cả nam nhân là cha, tất cả nữ nhân là mẹ”. Chúng sinh trầm luân lưu chuyển trong sáu đường, từng làm cha mẹ quyến thuộc của nhau. Vì vậy giết hại chúng sinh cũng xem như là giết hại cha mẹ.
Người đời không biết, không tin thuyết này nên mặc tình giết hại, ăn nuốt lẫn nhau. Quý vị cần tin sâu nhân quả. Nếu tin sâu nhân quả, thì trong lòng dù chưa sửa đổi, hạnh thiện cũng đã thành, vì mỗi khi hành động nghĩ suy, quý vị luôn biết thận trọng cân nhắc, cho nên hành vi sẽ tự nhiên ứng theo chiều thiện.
Những ai thường gặp tai nạn là do ác nghiệp, biệt nghiệp chiêu cảm nên. Phải biết những tai họa xảy đến là do quý vị đã từng gieo nhân ác trong quá khứ. Thế nên các tai nạn binh đao, chiến tranh, lụt lội, hỏa tai, địa chấn thảy đều do nghiệp quả chín mùi, đã tới lúc trổ, nên quý vị phải nhận.
Nhân thiện chiêu quả thiện! Bằng chứng là trong hai trận Thế giới chiến vừa qua, chỉ có Hoa kiều ở Úc là được bình an. Vì sao ư? Vì trong tiền kiếp bọn họ không hề tạo nghiệp sát!
Năm Giáp Dần (1914) tôi đang giảng kinh tại Long Hoa Sơn, thì bốn huyện trong phủ Đại Lý phát sinh địa chấn kinh hồn, tại Đại Lý là nặng nhất: Nhà cửa thành quách đều nhất loạt sụp đổ không còn gì. Chỉ có chùa viện, bảo tháp là không sao, vẫn đứng yên như cũ. Trong cơn địa chấn đất rung chuyển nứt nẻ trầm trọng, còn phát sinh lửa dữ cháy ngùn ngụt tràn lan. Người ta tranh nhau chạy tránh nạn, thì dưới chân đất bỗng nứt ra, làm họ bị lọt xuống mắc kẹt trong đó, họ cố hết sức trèo lên, nhưng vừa ló được cái đầu thì đất liền khép lại, cắt đầu đứt lìa nằm mắc kẹt lại trên đất. Cảnh tượng hãi hùng nhìn giống như người đang sống mà bị hãm trong địa ngục cắt chém hay lửa thiêu, thảm đến mắt chẳng nỡ nhìn.
Mấy ngàn hộ dân trong thành tử nạn gần hết, sống sót rất ít. Trong đây có hai tiệm vàng: Tiệm Vạn Xương của họ Triệu và tiệm Trạm Nhiên của họ Dương – khi lửa cháy đến nhà hai gia đình này thì liền tự tắt. Chỗ họ ở cũng không hề bị địa chấn. Mỗi hộ này chỉ có mấy mươi người, nhưng thảy đều bình an vô sự. Nguyên do là hai dòng họ này, đời đời ăn trường chay, lại hay làm phước bố thí nên mới chiêu cảm được quả lành hi hữu như vậy. Ai biết đến chuyện họ cũng đều xúc động.
Đã là Phật tử thì quý vị phải thấu suốt lý nhân quả khó nghĩ lường này và tin sâu không nghi. Nếu tin sâu nhân quả thì quý vị sẽ tự nguyện hành thiện, trì giới, trường chay và không còn dám sát sinh.
Trích từ: Báo Ứng Hiện Đời - HT. Hư Vân khai thị
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Bài kệ “Vô thường thị thường” của Thiền sư Minh Chính
Tư liệu 09:18 25/11/2024Bài thơ là lời nhắn nhủ của Thiền sư Thanh Đàm Minh Chính đến mọi người rằng, cuộc đời con người dù vinh hoa phú quý, giàu có hay nghèo hèn... cũng chỉ như một giấc mộng dài hư ảo, không phải là cái chân thật lúc nào cũng có.
Bịnh “trời cho”
Tư liệu 18:05 24/11/2024Đầu năm 1994 Giả tiên sinh, chồng Lý nữ sĩ bị bịnh ghẻ. Toàn thân anh nổi đầy ghẻ, vừa chảy mủ vừa nhức nhối khó chịu, đã chữa chạy khắp đông y tây y nhưng đều không thấy kết quả.
Trời thu, lá úa, vọng niệm vô thường
Tư liệu 09:11 24/11/2024Bài thơ “Cảnh mùa thu” của Thanh Sĩ (1928 – 1973) là viết theo thể thơ đường luật, vần bằng, tám câu. Với những câu tả cảnh đối nhau, tác giả giúp người đọc nhận thức rõ và sâu sắc về tính biến hóa vô thường ở vạn vật...
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Tư liệu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Xem thêm