Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 17/11/2021, 11:16 AM

Một ví dụ về quả báo sát sinh

“Chuyện đồ ăn cúng người chết (Tiền thân Matakabhatta)”, Phẩm Giới, Kinh Tiểu Bộ IV, nội dung như sau:

Một hôm, các đệ tử đến bạch với đức Phật:

Bạch đức Thế Tôn, chúng con thấy nhiều người giết hại sinh mạng của các loài hữu tình để làm đồ ăn cúng cho người chết, như vậy có được hạnh phúc hay lợi ích nào không?

Đức Phật trả lời:

Cúng đồ ăn cho người chết như vậy không có lợi ích gì, bởi hành động sát sinh không thể mang lại lợi ích.

Nói vậy xong, đức Phật kể một câu chuyện thời quá khứ:

Có vị Bà-la-môn nọ chuẩn bị giết một con dê để cúng cho người chết. Trước khi giết, ông sai các đệ tử đem con dê ra bờ sông, tắm rửa sạch sẽ, cho ăn uống đầy đủ và đeo vòng hoa lên cổ nó. Các đệ tử làm y lời thầy dạy. Nhưng khi họ vừa đeo vòng hoa xong và chuẩn bị dắt con dê về, tự nhiên nó cười rất lớn. Sau khi cười một lát, nó lại khóc rất to.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Vì sao không nên sát sinh?

Thấy vậy họ hết sức ngạc nhiên, bèn hỏi:

Tại sao ngươi cười rồi lại khóc? Con dê nói:

Tôi sẽ trả lời câu hỏi này trước mặt thầy của các ông.

Họ dắt con dê về và trình bày lại tất cả sự việc cho vị thầy Bà-la-môn nghe. Nghe xong, ông ta hỏi con dê:

Tại sao ngươi cười?

Con dê trả lời:

Thuở trước, tôi cũng là một vị Bà-la-môn thông thuộc kinh Vệ-đà giống như ông. Vì giết một con dê mà tôi bị quả báo làm dê, bị chém đầu trong bốn trăm chín mươi chín lần sống chết. Đây là lần sống chết thứ năm trăm và cũng là lần cuối cùng. Hôm nay, tôi sẽ thoát khỏi sự đau khổ ấy. Nghĩ vậy, tôi cảm thấy sung sướng. Do nhân duyên này nên tôi cười.

Vị Bà-la-môn hỏi tiếp:

Vậy tại sao ngươi lại khóc?

Con dê trả lời:

Tôi chỉ chặt đầu một con dê để cúng tế mà phải chịu khổ hình chặt đầu tới năm trăm lần. Khi giết tôi, ông cũng giống như tôi, phải chịu khổ hình chặt đầu trong năm trăm đời sống. Vì thương xót ông sẽ bị quả báo đó nên tôi khóc.

Khi nghe như vậy, vị Bà-la-môn kia sợ hãi đến rợn cả tóc gáy. Ông ta bảo:

Thôi tha cho ngươi, ta sẽ không giết ngươi nữa.

Xin cảm ơn ông, nhưng nghiệp của tôi đã đến lúc phải trả. Dù ông có giết hay không thì hôm nay tôi cũng phải chết.

Vị Bà-la-môn liền nói:

Không sao đâu, ta sẽ đi theo bảo vệ ngươi.

Nhưng con dê đáp lại rằng:

Ôi Bà-la-môn, nhỏ nhoi thay sự bảo vệ của ông, to lớn thay nghiệp ác tôi làm!

Sau đó vị Bà-la-môn và các đệ tử liền đi theo bảo vệ để không ai có thể bắt giết, chặt đầu nó. Được thả, con dê đi đến bụi cỏ mọc sau lưng một tảng đá để ăn. Khi nó đang vươn mình ra gặm cỏ, chợt sét nổi lên đánh trúng vào tảng đá, một mảnh đá bị đánh vỡ văng ngay vào cổ con dê, chặt đứt đầu, khiến nó chết tại chỗ. Nhiều người kéo đến xem và tận mắt chứng kiến sự thật vô cùng đáng sợ này. Từ đó trở đi, họ không dám giết hại sinh vật để cúng tế nữa.

Nhân nào quả nấy. Chúng ta trồng dưa sẽ ra dưa, chứ không thể trồng dưa mà ra cà. Chúng ta thấy có nhiều trường hợp quả trổ ra giống hệt với cái nhân đã tạo. Như “Câu chuyện về con dê” đã kể, đời quá khứ, người Bà-la-môn chặt đầu dê, năm trăm đời sau ông phải làm dê và đời nào cũng chết vì bị chặt đầu. Nhưng cũng có khi quả báo không hoàn toàn giống với nghiệp nhân đã gây ra. Nhân quả công bằng, đã có vay thì phải có trả. Cũng giống như khi mình mượn người ta chiếc xe máy rồi chẳng may làm mất, không trả lại xe được thì mình phải đền bằng số tiền có cùng giá trị. Như vậy, nhân và quả không nhất thiết phải giống nhau, song giá trị vay trả chắc chắn sẽ phải tương đương.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đức Phật: Nơi quy ngưỡng của tâm thức nhân loại

Đức Phật 11:05 28/10/2024

Trong muôn vàn những phát biểu trang trọng mà nhân loại trên hành tinh đã dành để bày tỏ lòng kính ngưỡng đối với Đức Phật, có hai nhận định quan trọng nói về cuộc đời giác ngộ của Ngài, có thể giúp chúng ta hiểu lý do vì sao Liên Hiệp Quốc quyết định chọn Vesak làm ngày kỷ niệm và tôn vinh Ngài.

Cuộc đời Tôn giả Mahã Kassapa qua kinh tạng Nikãya

Đức Phật 09:00 11/10/2024

Từ khi chào đời cho đến lúc nhập diệt, Ngài luôn sống trong thanh tịnh, hoàn thành chí nguyện xuất gia cũng như lối sống phạm hạnh đầu đà của mình.

Những đức tánh của Phật

Đức Phật 17:40 02/10/2024

Luận Nhiếp đại thừa viết: Đức tánh của Phật đà có 7 thứ mà ai niệm Phật cũng phải tưởng niệm những đức tánh ấy.

Bốn loại biện tài của Phật

Đức Phật 11:20 24/09/2024

Biện tài của Phật vô ngại, đó là đạt đến cứu cánh viên mãn. Trên Kinh, Phật vì chúng ta giải thích biện tài có 4 loại: Nghĩa, Pháp, Từ vô ngại, Lạc thuyết.

Xem thêm