Vì sao mà đọa lạc vào ba đường ác?
Phật nói cho chúng ta nghe mười ác nghiệp. Mười ác nghiệp nghiêm trọng nhất thì đọa địa ngục, kế đến đọa ngạ quỷ, nhẹ nhất là đến súc sanh.
Mười ác nghiệp là:
Thân tạo ra sát sanh, trộm cắp, tà dâm.
Miệng thì nói dối, nói hai chiều, nói thêu dệt, nói ác khẩu. Nói dối là không thành thật, nói sai sự thật; nói hai chiều là khiêu khích thị phi; nói thêu dệt là lời nói ngon ngọt, đều là mê hoặc người, lừa gạt người; nói ác khẩu là lời nói thô lỗ.
Ý nghiệp là tham, sân, si.
Giả như mỗi ngày chúng ta tạo ra mười loại nghiệp này, thân thì sát-đạo-dâm, miệng nói dối, nói hai chiều, nói thêu dệt, ác khẩu, trong lòng tràn đầy tham-sân-si, vậy thì tiền đồ của bạn quyết định đến ba đường ác, không cần đi hỏi người nào nữa! Rõ ràng tường tận, thông suốt thấu đáo.
Ba đường ác thì đến đường nào vậy? Bạn chính mình phải tỉ mỉ thử nghĩ xem thì cũng biết. Càng nghĩ càng đáng sợ, cho nên chúng ta nhất định không làm việc này.
Không những chúng ta không chịu đọa ba đường ác, mà ba đường thiện ở trong sáu cõi chúng ta cũng không cần. Vì sao vậy? Không cứu cánh.
Bạn muốn tu phước báo nhân thiên, đời sau được thân người lại hưởng phước, thế nhưng người hưởng phước có rất ít người có đầu óc tỉnh táo, rất ít người không mê hoặc, vậy thì phước của bạn hưởng hết rồi phải làm sao?
Thế gian này người có phước báo rất nhiều, chúng ta cũng có lúc có cơ hội gặp được, xem thấy họ vừa hưởng phước vừa tạo tội nghiệp, muốn giúp cho họ mà không thể giúp, vì sao vậy?
Khi bạn khuyên họ, họ nghe được mấy câu nói rồi liền nhìn trước nhìn sau, đem lời nói của bạn bỏ ngoài tai, căn bản là không chịu nghe, căn bản là không muốn bạn nói thêm nữa, vậy thì bạn còn cách nào không?
Họ vẫn tùy theo tập khí của họ, tùy theo nghiệp chướng của họ mà trải qua đời sống cuồng vọng tham dục, mãi đến đem phước báo của đời quá khứ của họ đã tu được tiêu hao hết sạch, sau đó đi đến ba đường ác để đối chất. Họ chỉ làm những việc như vậy. Chúng ta xem thấy họ thật đáng thương nhưng không cách gì cứu. Cho nên, nhất định phải thường giữ tâm khiếp sợ đường ác.
Vì sao tam ác đạo vào dễ khó ra?
Trích trong: Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh Giảng Ký tập 18.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hóa nhân thuyết pháp
Kiến thức 10:52 15/11/2024Vua Đường Văn Tông rất thích ăn sò ốc, dân chúng ven biển ngày nào cũng bắt dâng nộp triều đình. Có một lần, người đầu bếp đang luộc ốc, thấy có một con ốc hả miệng ra, trong vỏ có hình dáng giống như Bồ-tát Quán Âm, đầy đủ tướng thanh tịnh, hết sức trang nghiêm.
Một lần nổi giận, ba ngày chưa hồi phục
Kiến thức 10:30 15/11/2024Có người ra bên ngoài nói lời thị phi hủy báng tôi, có đồng tu đến nói với tôi, người đó nói xấu thầy, hủy báng thầy. Họ vừa mở lời, tôi liền không cho họ nói thêm nữa, họ cảm thấy vô cùng kinh ngạc! Họ hỏi, vì sao vậy?
Tu ba loại nhân, nhất định cảm được ba loại quả báo
Kiến thức 09:00 15/11/2024Trước lúc thiên tai chưa xảy ra, nên cố gắng tu nhân, như vậy mới là hành động đúng đắn nhất. Nên giữ tâm cho tốt, làm việc tốt, nói lời hay, làm người tốt. Như vậy nhất định có quả báo tốt đẹp.
Chuyển đổi số phận
Kiến thức 08:30 15/11/2024Đại sư Vân Cốc bảo: Những người không có ý chí, không chịu sửa đổi, chẳng biết tu tâm, làm phúc, lại gây nhân xấu thì bị số mạng cột chặt không thể thoát ra. Nếu ông quyết chí, ta dạy ông phép cải đổi số mệnh, chuyển xấu thành tốt, hưởng phú quý muôn đời, nếu cầu giải thoát, sẽ thành tựu giác ngộ.
Xem thêm