Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 06/06/2019, 10:59 AM

Thiền sư Huyền Quang và nàng Điểm Bích: Vụ án lịch sử ly kỳ

Trong dân gian vẫn còn lưu truyền khá nhiều giai thoại về vị Thiền sư nổi tiếng Huyền Quang, nổi bật nhất có lẽ là câu chuyện xung quanh bài thơ “Giai nhân tức sự” liên quan đến nàng Điểm Bích.

>>Chân dung từ bi 

Huyền Quang tên thật là Lý Đạo Tái (1284-1334), thuộc dòng dõi quan lại nhà Lý, sinh năm Nguyên Phong thứ tư (1254), quê tại hương Vạn Tải, huyện Gia Định, nay thuộc thôn Vạn Tư, xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

Bài liên quan

Ông là người thông minh, hiếu học, năm 20 tuổi đỗ Hương cử, năm 21 tuổi đỗ đầu khoa Đại tỷ thủ sỹ, niên hiệu Bảo Phù thứ hai (1274), tức Trạng nguyên. Vua Trần thấy ông là người tài năng đức độ, đỗ đạt cao, muốn gả công chúa Liễu cho nhưng ông không nhận.

Khi còn làm quan, một hôm, Lý Đạo Tái theo vua Anh Tông đến chùa Vĩnh Nghiêm nghe Pháp Loa giảng kinh, ông thấy có nhiều điểm tâm đắc, liền xin triều đình cho xuất gia tu hành. Vua Anh Tông mãi mới đồng ý. Ông xuất gia, kiên trì học đạo ở chùa Lễ Vĩnh từ năm Hưng Long thứ 13 (1305), dưới sự chỉ dẫn của Bão Phác, một đệ tử xuất sắc của Điều Ngự đầu đà Trần Nhân Tông, khi đó ông đã 52 tuổi. Năm Hưng Long thứ 14 (1306), Nhân Tông lập đạo tràng ở chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang), cho Pháp Loa làm giảng chủ, Lý Đạo Tái theo Bão Phác đến thụ giáo, được Nhân Tông cho làm thị giả. Ông cùng Điều Ngự đầu đà Trần Nhân Tông và Pháp Loa du ngoạn danh lam cổ tích khắp đất nước. Sau khi Nhân Tông qua đời, ông theo Pháp Loa học đạo không rời, được Pháp Loa đặp pháp hiệu là Huyền Quang. Tuy là học trò nhưng ông hơn Pháp Loa đến 30 tuổi. Ông có biệt tài biên soạn kinh sách: "Các sách nói về đạo Phật do chính tay Huyền Quang viết ra thì không nên thêm bớt một chữ nào". Sau 8 năm xuất gia, Huyền Quang được chủ trì chùa Hoa Yên, một trong những trung tâm tôn giáo lớn nhất đất nước đương thời, trên núi Yên Tử.

Hình ảnh trong vở diễn “Cung phi Điểm Bích”, diễn viên Đoàn Mai Hoa trong vai nàng Điểm Bích đa tình tìm mọi cách quyến rũ thiền sư Huyền Quang (Nguồn: Sưu tầm).

Hình ảnh trong vở diễn “Cung phi Điểm Bích”, diễn viên Đoàn Mai Hoa trong vai nàng Điểm Bích đa tình tìm mọi cách quyến rũ thiền sư Huyền Quang (Nguồn: Sưu tầm).

Bài liên quan

Điểm Bích nổi tiếng là người con gái sắc nước hương trời của huyện Đường An. Theo các sách cổ và bia ký ghi lại thì Điểm Bích họ Nguyễn, hiển nhiên là lấy theo họ mẹ, ng­ười làng Hoạch Trạch, huyện Đường An, nay thuộc xã Thái Học, huyện Bình Giang, sinh vào cuối thế kỷ XIII.

Mẹ Điểm Bích là ng­ười goá chồng khi còn trẻ. Bà đi chùa Quỳnh Lâm lễ Phật, vì nhà xa, đêm phải ngủ lại chốn thiền môn. Đêm ấy, có ng­ười đàn ông đến gian díu, sau đó bà có thai, sinh con gái, dân gian gọi là em bé Quỳnh Lâm. Điểm Bích lớn lên ngày càng xinh đẹp, lại thông minh, ham học khác th­ường, 9 tuổi đã đ­ược tuyển làm cung nữ, vua khen là nữ thần đồng. Đây là trường hợp hy hữu dưới thời đại phong kiến, vì Điểm Bích là đứa con hoang, mới 9 tuổi đã được tuyển vào cung, thông lệ, con gái có tài và có sắc phải 14 tuổi mới được tuyển làm cung nữ.

Theo Phạm Đình Hổ (1768-1839), học giả nổi tiếng ở đầu triều Nguyễn, trong Vũ Trung tuỳ bút, ông có viết về Huyền Quang và Điểm Bích qua tác phẩm Truyền Đăng Lục, rồi Huyền Quang Hành trạng của Nguyễn Hoàn nhưng vẫn thấy nghi vấn, vì không thấy chép trong chính sử. Qua nguồn tư liệu trên tuy không dài nhưng cũng đủ khẳng định về tiểu sử của Điểm Bích.

Đương thời từ dân gian đến quan triều người ta cho rằng Huyền Quang là một người chân tu. Ông cũng đã chối hôn nhân với công chúa Liễu. Vì thế mà suốt 30 năm làm việc ở triều đình ông chưa hề cùng ai. Cuộc đời trong sáng đó không dễ ai cũng tin, nhất là tầng lớp Nho sĩ.

Bấy giờ trong triều có Điểm Bích, một cung nữ đang độ thanh xuân, tài sắc tuyệt vời. Vua chọn Điểm Bích làm người kiểm nghiệm sự chân tu của Huyền Quang và dặn: “Phải lấy được vàng của Huyền Quang, nếu lão tăng còn tình dục”. Chúng ta biết rằng khi Huyền Quang ở Yên Tử tuổi đã ngoài 60, nhưng chỉ là đệ tử của Pháp Loa. Lấy được vàng của lão tăng, tức Huyền Quang còn gian díu với nữ sắc, tức chưa bỏ được trần tục.

Bài liên quan

Từ kinh thành Thăng Long, Điểm Bích cùng một tiểu tì đến chùa Hoa Yên (Vân Yên), xin ở nhờ một bà vãi già. Lấy cớ xuất gia học đạo, ngày ngày nàng mang nước đến chỗ Thiền sư Huyền Quang. Qua nhiều lần tiếp xúc, Thiền sư Huyền Quang như không để ý đến người con gái xinh đẹp, dịu dàng hiếm thấy, nhưng thực tế thì sư quan sát rất kỹ nên hiểu thấu nội tâm nàng. Sư khuyên Điểm Bích hãy trở về, khi nào cao tuổi mới có thể tu được.

Một hôm, nàng tự xưng là con quan huyện thừa huyện Cẩm Hoá. Cha nàng mang 15 cân vàng nộp công khố, không may bị kẻ gian lấy cắp, may nhờ người thân và lân bàng giúp đỡ đã gần đủ, nay nhờ sư phát tâm làm phúc cho chút đỉnh để trọn đạo với cha, nếu không, cha nàng sẽ mang trọng tội. Thiền sư Huyền Quang động lòng thương cảm, nói với tăng ni: “Ta vì người này để quảng đức hiếu sinh của Hoàng đế và làm một lương đồ cứu khổ cho chúng sinh”. Một tiểu tăng nói: “Pháp luật là công cộng của thiên hạ, kẻ có của không biết giữ gìn cẩn thận, theo pháp luật mà trị là điều lệ công. Nay ta mang vàng công đức để lấy ơn riêng. Vậy có nên lấy ơn riêng mà bỏ phép công không?”. Thiền sư Huyền Quang thấy thế là phải, song vì lòng thương, người vẫn lấy một nén vàng cho thị Bích.

Lấy được vàng, Điểm Bích trở về kinh đô, dựng nên một chuyện hoàn toàn khác sự thật, tâu vua: “Một hôm sư lên chùa tụng kinh, đến trống canh ba, sư cùng các tăng ni về buồng ngủ. Thần thiếp đến bên cạnh phòng của sư, xem sư làm gì. Một lúc sau, sư ngâm một bài kệ rằng:

Vằng vặc trăng soi đáy nước,

Hiu hiu gió trúc ngâm sênh.

Người hoà tươi tốt cảnh hoà lạ,

Mâu Thích Ca nào thú hữu tình.

Thiền sư Huyền Quang. Ảnh minh họa

Thiền sư Huyền Quang. Ảnh minh họa

Sư ngâm nga mấy lần. Thần thiếp thấy sư còn thức, vào phòng xin phép sư về thăm mẹ, sang năm lại đến học đạo. Sư giữ thần thiếp lại một đêm và cho thần thiếp một nén vàng”. Nghe xong, vua uất ức, nói: “Nếu việc ấy có thực thì ta đã đạt được kế giăng lưới bắt chim. Nếu việc ấy không có, thì sư này cũng không tránh khỏi cái nghi ngờ qua ruộng dưa mà sửa giày. Vua sai mở hội Vô già ở phía tây kinh thành, mời Huyền Quang về làm án pháp. Sư về đến Thăng Long, thấy sự thể, biết mình đã bị lừa. Sư ngửa mặt lên trời, than vãn, lạy ba lần; cúi xuống đất, lạy ba lần; rồi đứng lên đàn tràng vọng bái mười phương. Vua thấy hình pháp của Sư còn thông thấu lòng người cùng trời đất, liền xuống đàn, xin lỗi sư và giáng thị Bích làm người quét chùa Cảnh Linh ở nội điện.

Bài liên quan

Ngày 5 tháng 2 năm Khai Hựu thứ hai (1330), Pháp Loa đang giảng kinh ở Viện An Lạc thì đột ngột mắc bệnh. Sư về Viện Quỳnh Lâm tĩnh dưỡng nhưng bệnh càng trở lên trầm trọng. Thấy khó qua khỏi, sư cho mời Huyền Quang đến, trao cho những bảo bối mà 22 năm trước Điều ngự Đầu đà trao cho sư trước khi nhà vua băng hà, như: áo cà sa, tâm kệ, và nói rằng: “Huyền Quang sẽ là người hộ trì, thừa kế sự nghiệp". Đêm mồng 3 tháng 3 năm ấy, Pháp Loa viên tịch tại Viện Quỳnh Lâm. Kể từ đó, sự nghiệp của Thiền phái Trúc Lâm do Huyền Quang chủ trì và trở thành vị Tổ thứ ba của thiền phái này.

Thiền sư Huyền Quang từng ở chùa Thanh Mai 6 năm, rồi về trụ trì chùa Côn Sơn, lập đài Cửu phẩm liên hoa, biên tập kinh sách truyền lại cho đời sau. Thơ văn của ông trang nhã, sâu sắc, nay còn 24 bài trong Toàn Việt thi lục.

Ngày 23 tháng Giêng năm Giáp Tuất (1334), sư viên tịch tại chùa Côn Sơn. Vua Trần Minh Tông cho 10 lạng vàng xây tháp ở bên tả phía sau chùa, lấy tên là Đăng Minh bảo tháp, đặc phong tự pháp Huyền Quang tôn giả, Tháp Huyền Quang hiện nay vẫn còn, ở sau chùa Côn Sơn, trên đường lên Bàn Cờ tiên và Thanh Hư động.

Ngày viên tịch của Thiền sư Huyền Quang là ngày giỗ tổ của của chùa Côn Sơn, cũng vì thế mà Côn Sơn trở thành chốn Phật tổ của thiền phái này. Ngày giỗ tổ sau thành ngày hội. Như vậy, Hội mùa xuân Côn Sơn bắt nguồn từ ngày giỗ Trúc Lâm đệ tam tổ, có từ đầu thế kỷ XIV.

Tăng Bá Hoành

Chủ tịch Hội Sử học Hải Dương

Bài đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 3/2014

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tướng tự tâm sinh, tướng tùy tâm diệt

Kiến thức 21:18 05/04/2024

Tịnh Độ Tam Kinh nói cho chúng ta biết rằng hình tướng của tất cả chúng sinh ở Tây Phương Cực Lạc thế giới đều tương đồng. Đây là việc bất khả tư nghì. Ở thế giới Sa bà của chúng ta, tìm được 2 người tướng mạo y như nhau là rất khó. Tại sao tướng mạo mọi người lại khác nhau?

Đạo Phật đi vào cuộc đời

Kiến thức 15:00 05/04/2024

Nguồn suối phát sinh của đạo Phật là một sự giác ngộ về sự thật của cuộc đời (tứ diệu đế), vì vậy đạo Phật có tính cách vượt lên trên cuộc đời.

Duyên khởi chân ngôn Phật Dược Sư

Kiến thức 14:15 05/04/2024

Chân ngôn Dược Sư, tên đầy đủ là Dược Sư quán đỉnh Đà la ni, là một chân ngôn trích trong kinh Dược Sư. Tu trì chân ngôn Phật Dược Sư có thể tiêu trừ được bách bệnh nan y của thân, tâm bệnh, căn bản phiền não, thành tựu các thiện hạnh thế gian và công hạnh Phật sự xuất thế.

Quy y là bước đi đầu tiên hướng tới giác ngộ

Kiến thức 13:20 05/04/2024

“Quy y” là một trong những thuật ngữ đặc trưng của đạo Phật. Sự thực hành đặc biệt về Quy y trong Phật giáo là một điểm khởi đầu của con đường tâm linh giúp bạn thành tựu giác ngộ.

Xem thêm