Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Vì sao Phật dạy “Chánh pháp còn phải xả bỏ”?

Trong thế gian này ta khổ hoài là vì sao, mọi người có biết và thấy được nguyên nhân của nó?

Đó chính là do chúng ta luôn dính mắc và bám chấp vào cái tướng. Trong kinh Kim Cang, Đức Phật đã khẳng định rằng: “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng!”. Nghĩa là, phàm cái gì có tướng đều là không thật, tạm bợ cả. Hầu hết đều nhìn vào những thứ mình có hoặc những thứ mình muốn như nhà lầu, xe hơi, tiền của, v.v.

Thực tế, có nhưng rồi nó mất đi, hoặc chưa có nhưng muốn không được đều khiến cho ta buồn khổ. Hoặc thậm chí đến gặp người con gái, hoặc con trai mình thích cũng làm cho mình khổ, hoặc đến nghe những lời chửi mắng, thị phi, v.v, hoặc ngửi những mùi không vừa ý, v.v, cũng làm cho mình khổ. Ta khổ chính là do mình thấy rằng những cái đó nó có tướng thật. Tướng ở đây nhằm để ám chỉ đến “tướng của 6 căn, 6 trần và 6 thức”. Thực chất, tất cả đều là hư vọng cả.

Ta phải dùng trí tuệ để nhìn thấu vào các tướng để thấy ra bản chất của nó là do duyên giả hợp mà có. Nghĩa là bất cứ thứ gì trên đời từ mắt, tai, mũi, v.v., sắc, thanh, hương, v.v, nhãn thức, nhĩ thức, v.v, con gái, con trai, lời khen, tiếng chê, v.v, tất cả đều hư vọng, do hội tụ đủ các duyên mà có ra. Nếu ta thấu hiểu được điều này thì khi đối duyên xúc cảnh, ta sẽ dễ dàng buông bỏ sự dính mắc và chấp trước, không bị nó lôi kéo.

buddha01

Kể cả Phật pháp cũng có tướng, vì nó là pháp nên nó có tướng của pháp như vô thường, vô ngã, Bát Chánh Đạo, v.v đó là tướng của Phật pháp và Đức Phật cũng có nói “nhất thiết Tu Đa La giáo như tiêu nguyệt chỉ”, nghĩa là tất cả lời dạy của Đức Phật, hoặc kinh điển chỉ là ngón tay chỉ trăng, đừng có lầm ngón tay là mặt trăng. Cho nên khi học Phật, ta phải khôn khéo sử dụng giáo lý để ứng dụng thực hành và buông xả.

Đức Phật có lấy ví dụ trong kinh “Người bắt rắn” rằng, người khôn khéo thì lấy cây nạng kẹp vào đầu con rắn và sau đó nắm đầu nó, nhưng người ngu nắm vào đuôi rắn thì nó sẽ quay lại cắn mình tổn thương. Cũng vậy, trong tu học nếu ta cố chấp vào giáo lý thì đôi khi mình sẽ bị chính nó làm ta mắc kẹt. Nên người khôn thì nhìn hướng của ngón tay chỉ để thấy mặt trăng, cũng như họ dùng kinh điển để thấy ra Chân lý. Nhưng người ngu sẽ bám chấp vào ngón tay cho rằng đó là Chân lý và cho rằng kinh điển là Chân lý thì sẽ không bao giờ thấy được sự thật.

Cũng có lần Đức Phật dạy “Chánh pháp còn phải xả bỏ, huống hồ là phi pháp”. Nghĩa là qua sông phải luỵ đò, nhưng lên đến bờ thì không ai vác thêm chiếc đò nữa cả. Cho nên Đức Phật chốt lại một câu cốt lõi của Phật pháp là “không dính mắc, chấp trước bất cứ thứ gì ở đời”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tam học giới định tuệ là cốt lõi của Phật giáo

Phật giáo thường thức 19:00 23/11/2024

Tam học, còn được gọi là Tam vô lậu học ý muốn nói ba môn học này rất cao thượng hoàn mỹ, trọn vẹn, không có khiếm khuyết, không có sơ hở giúp hành giả thành tựu các thánh quả giác ngộ không còn rơi rớt trong ba đường ác, trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi chịu khổ vô cùng.

Phóng sanh có thể hóa giải sát nghiệp?

Phật giáo thường thức 10:30 23/11/2024

Con người ở trong lúc bệnh hoạn, thậm chí trong tình trạng nguy kịch thì phương pháp cầu cứu nhanh chóng nhất chính là phóng sinh phải không ạ?

Kinh Phật nói ân nặng cha mẹ khó báo đáp

Phật giáo thường thức 09:36 23/11/2024

Hiếu thuận không chỉ có một đời, duy chỉ có siêng năng thực hành bố thí giúp người, tu tạo nhiều công đức hồi hướng cho song thân, như thế cha mẹ mới hưởng được tư lương phước tuệ vĩnh hằng, như thế mới được xưng là đại hiếu của con cái!

Xem thêm