Thiền là sự thực tập chế tác năng lượng Niệm, Định và Tuệ
Trong đời sống hàng ngày ta không có khả năng giải phóng chính mình ra khỏi những lo lắng, phiền não, bất an. Tâm ta không có khả năng an trú vào giây phút hiện tại. Tâm ta luôn có khuynh hướng hoặc tìm về quá khứ, hoặc tưởng tới tương lai.
Chính vì không có khả năng an trú trong giây phút hiện tại nên ta cũng không thể nào tiếp xúc được với sự sống. Ta biết rằng sự sống chỉ có mặt trong giây phút hiện tại. Tiếp xúc với hiện tại cũng có nghĩa là tiếp xúc với cái đang là. Chim đang hót, Thông đang reo, gió đang thổi, mây đang bay...
Vì không tiếp xúc được với thực tại nên ta cũng không có khả năng nhìn sâu vào lòng thực tại. Vì không có khả năng nhìn sâu vào lòng thực tại nên tuệ giác trong ta cũng không có cơ hội phát sinh để giải phóng mình ra khỏi những khổ đau bế tắc.
Thiền là phần thực tập chính yếu của đạo Phật. Thực tập thiền giúp cho ta dễ dàng trở về và an trú trong giây phút hiện tại. Vì có khả năng an trú được trong giây phút hiện tại nên ta sẽ đạt được một cái thấy sâu sắc về thực tại. Và cũng chính nhờ vào cái thấy này mà ta được giải phóng mình ra khỏi những khổ đau, sợ hãi, lo Âu, phiền muộn.
Giúp ta tăng trưởng được chất liệu Bi và Trí trong ta và nâng cao phẩm chất đời sống, giúp ta có được an lạc, thảnh thơi và những người xung quanh ta cũng được lợi lạc từ sự an vui của chính ta.
Sống thiền là mang sự tỉnh thức vào mọi hoạt động hàng ngày
Trong khi thực tập thiền hành giả sẻ chế tác ra ba nguồn năng lượng. Ba nguồn năng lượng đó là Niệm, Định và Tuệ.
Bất cứ ta làm điều gì trong đời sống hàng ngày như nấu cơm, rửa bát, tưới rau, quét nhà... mà ta có thể chế tác ra ba nguồn năng lượng này thì có nghĩa là ta đang hành thiền.
Nếu hiểu về việc hành thiền như vậy ta sẻ thấy rằng ta có thể hành thiền bất cứ lúc nào và bất cứ trong tư thế nào. Tôi biết có rất nhiều người hiểu lầm rằng thiền chỉ có ngồi thôi (tọa thiền). Nhưng thiền chỉ có ngồi thôi thì thiền đó giới hạn quá. Trong đời sống hàng ngày ta có bốn tư thế chính đó là Đi, Đứng, Nằm và Ngồi. Như vậy thực tập thiền chỉ trong lúc ngồi (tọa thiền) thì ta chỉ ứng dụng thiền mới có một phần tư thôi. Ta cũng phải thực tập thiền trong lúc đi. Thiền trong lúc chúng ta đi gọi là thiền đi hay thiền hành. Thiền trong lúc nằm - thiền buông thư. Thiền trong lúc đứng - thiền đứng. Và hơn thế nữa ta có thể chế tác ra năng lượng của niệm, định và tuệ trong lúc ta ăn, uống, rửa bát... Vậy là ta có thêm thiền ăn, thiền uống và thiền rửa bát...
Vậy Niệm là gì?
Ta có thể hiểu đơn giản Niệm là nguồn năng lượng giúp ta nhận biết, ý thức được những gì đang xảy ra trong giây phút đang là. Giây phút đang là này bao gồm thân thể ta, tâm ta và hoàn cảnh xung quanh gọi tắt là Thân-Tâm-Cảnh.
Niệm tiếng phạn là smrti. Chánh niệm là samyakssrmti.
Những gì đang xảy ra trong giây phút đang là là ta đang đi, là hơi thở đang đi vào và đi ra, là tia nắng sớm đang chiếu qua những khe lá, là tiếng chim đang hót trong nắng xuân ấm, là tiếng cười của trẻ thơ, là những tâm hành vui, buồn, giận, thương, ghét.. đang đến và đi trong tâm trí...
Có rất rất nhiều thứ đang diễn ra trong giây phút đang là này. Vì ta mới thực tập thiền, vì ta là một hành giả rất mới không dễ gì cho ta nhận diện được hết tất cả những gì đang xảy ra trong giây phút đang là một lượt. Vì Niệm, Định và Tuệ vẫn còn yếu nên ta tập nhận diện, ý thức những gì rõ ràng, cụ thể và những gì ta muốn nhận diện.
Trong nhiều kinh điển Đức thế tôn cũng thường dạy và nhấn mạnh vào hơi thở của chúng ta. Vì hơi thở ta luôn có đó, hơi thở là điều kiện dễ dàng nhất để ta nuôi lớn năng lực của Niệm, Định và Tuệ. Thông qua hơi thở ta cũng có thể biết được trạng thái tâm của mình.
Ta tập nhận diện, ý thức sự vào ra của hơi thở. Khi ta thở một hơi vào và một hơi thở ra. Ta ý thức đây là hơi thở vào và đây là hơi thở ra. Nếu hơi thở vào dài ta ý thức hơi thở vào dài. Nếu hơi thở vào ngắn ta ý thức hơi thở vào ngắn. Nếu hơi thở ra dài ta ý thức hơi thở ra dài. Nếu hơi thở ra ngắn ta ý thức hơi thở ra ngắn. Nhận diện và ý thức như vậy được gọi là phép niệm hơi thở.
Thực tập như trên ta cũng có thể gọi là sự thực tập chánh niệm về hơi thở. Năng lượng của Niệm luôn chứa trong nó năng Lượng của Định, năng lượng định sẻ phát sinh ra tuệ giác. Tuệ giác là cái thấy biết sâu sắc về thực tại giúp ta giải thoát được những vướng mắc, khổ đau.
Ví dụ khi có một ai đó làm ta giận, nhờ thực tập chánh niệm ta nhận diện ra được cơn giận đang phát khởi trong lòng. Lúc này cơn giận vẫn đang có đó, nhưng đồng thời năng lượng chánh niệm cũng đang có đó, đang quan sát, đang ôm lấy cơn giận.
Sự dừng lại, quan sát, nhận diện và ôm lấy cơn giận liên tục như thế sẻ làm phát sinh ra nguồn năng lượng thứ hai đó là định. Vì có định nên ta có khả năng dừng lại, và khả năng nhìn sâu vào cơn giận. Khi ta có khả năng dừng lại và nhìn sâu vào cơn giận sẻ cho ta thấy được bản chất vô thường, khổ và vô ngã của cơn giận. Đồng thời cũng cho ta thấy được sự ảnh hưởng của cơn giận lên chính thân tâm mình và môi trường xung quanh. Chính cái thấy này giúp ta vượt thoát được cơn giận và đạt được tự do. Cái thấy ấy gọi là Tuệ Giác.
Ta khám phá ra rằng ba nguồn năng lượng Niệm, Định và Tuệ có trong nhau. Hễ một yếu tố này xuất hiện thì lập tức hai yếu tố còn lại xuất hiện theo. Định là sự duy trì có mặt, nhận diện đơn thuần trên một đối tượng của Niệm. Tuệ là thành quả của sự dừng lại (định) và nhìn sâu. Ta không thể nào nhìn sâu vào thực tại Thân-Tâm-Cảnh nếu như ta không có khả năng dừng lại.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tam học giới định tuệ là cốt lõi của Phật giáo
Kiến thức 19:00 23/11/2024Tam học, còn được gọi là Tam vô lậu học ý muốn nói ba môn học này rất cao thượng hoàn mỹ, trọn vẹn, không có khiếm khuyết, không có sơ hở giúp hành giả thành tựu các thánh quả giác ngộ không còn rơi rớt trong ba đường ác, trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi chịu khổ vô cùng.
Kinh Phật nói ân nặng cha mẹ khó báo đáp
Kiến thức 09:36 23/11/2024Hiếu thuận không chỉ có một đời, duy chỉ có siêng năng thực hành bố thí giúp người, tu tạo nhiều công đức hồi hướng cho song thân, như thế cha mẹ mới hưởng được tư lương phước tuệ vĩnh hằng, như thế mới được xưng là đại hiếu của con cái!
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Xem thêm