Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 13/03/2024, 19:47 PM

Vì sao Phật phải độ chúng sinh?

Kinh "Kim Cương" có câu: "Họ không phải là chúng sinh, không phải không là chúng sinh" (Bỉ phi chúng sinh, phi bất chúng sinh). Lại có câu: "Cái gọi là chúng sinh, Như Lai nói không phải là chúng sinh, đó là tên gọi chúng sinh".

Lại nói: "Thật ra không có chúng sinh để Như Lai độ; nếu có chúng sinh để Như Lai độ thì Như Lai có ngã, có người, chúng sinh thọ giả tướng". Cái gọi là độ chúng sinh là khi Phật phát lời nguyện lớn thành Phật, tức là khi chưa thành Phật, là tâm nguyện của vị Bồ Tát chưa thành Phật, khi còn có trung tâm tự ngã. Như vậy khi còn là phàm phu hay Bồ Tát, khi chưa thành Phật thì còn có chúng sinh có thể độ.

Thiện căn là cái vốn có ở trong chúng sinh, nhưng vì không được bồi dưỡng cho nên không nên được tăng trưởng, không hiển hiện.

Thiện căn là cái vốn có ở trong chúng sinh, nhưng vì không được bồi dưỡng cho nên không nên được tăng trưởng, không hiển hiện.

Khi đã thành Phật rồi thì không còn chúng sinh, cũng không còn có Phật. Nếu không thì còn có sự đối lập, còn có quan hệ độ và bị độ thì chưa phải là viên mãn, chưa chứng được toàn thể pháp thân. Một khi đã chứng được toàn thể pháp thân thì sẽ không còn trong, ngoài, không có cái kia, có cái này. Cũng như một giọt nước từ biển mà ra rồi trở về biển. Theo góc độ biển lớn mà xét giọt nước nào cũng thuộc về toàn thể biển cả. Chỉ khi đứng ở góc độ giọt nước mà xét thì mới có sự phân biệt sông, nước mưa, sương tuyết, băng giá… Vì vậy kinh "Kim Cương" lại nói: "Thiện nam tử, thiện nữ nhân, người phát tâm bồ đề nên có tâm nghĩ như sau: Ta sẽ diệt độ tất cả chúng sinh, diệt độ tất cả chúng sinh rồi mà thực ra không có một chúng sinh nào diệt độ".

Các vị Bồ Tát khi chưa thành Phật đều phát tâm độ chúng sinh nên có chúng sinh để độ. Bởi vì đứng trên lập trường Bồ Tát mà xét, nhất định là có chúng sinh để độ. Vì Bồ Tát từ Sơ địa trở lên tuy đã biết không có chúng sinh để độ thoát, nhưng vẫn còn độ chúng sinh. Từ bát địa trở lên thì việc độ chúng sinh tiến hành một cách tự nhiên, còn tự mình thì không còn độ chúng sinh nữa. Đến khi thành Phật rồi thì không còn độ chúng sinh, không còn chúng sinh để độ, chỉ có chúng sinh tự độ lấy mình. Do thiện căn, phúc đức, nhân duyên nhiều hay ít mà cảm ứng được Phật và Bồ Tát hóa hiện để cứu độ mình. Đó là Phật, Bồ Tát trong tâm chúng sinh, không phải là bản thân Phật và Bồ Tát.

Thiện căn là cái vốn có ở trong chúng sinh, nhưng vì không được bồi dưỡng cho nên không nên được tăng trưởng, không hiển hiện. Càng tinh tiến cầu pháp, càng cảm ứng được lòng từ bi nhiếp hóa của chư Phật, Bồ Tát. Đó gọi là tự cứu, tất có người cứu. Chúng sinh có yêu cầu thì mới có sự cảm ứng, hóa hiện của Phật và Bồ Tát, cũng như đánh chuông vậy, gõ nhẹ thì chuông kêu nhẹ, gõ mạnh thì chuông kêu vang. Phải có người đánh chuông thì chuông mới kêu. Chúng sinh không tự mình nỗ lực tăng trưởng thiện căn thì dù cho pháp thân của Phật có mặt khắp nơi cũng không thể giúp được gì.

Tăng trưởng thiện căn là phát tâm Bồ-đề, là chúng sinh tự cầu thành Phật, được Phật cảm ứng giáo hóa. Sau khi thành Phật rồi cũng sẽ tiếp thu sự cảm ứng chúng sinh chứ không phải Phật đi cảm ứng chúng sinh. Các Đức Phật là những bậc toàn tri, biết hoàn toàn, biết tất cả. Vì vậy gọi Phật là chính biến tri giác. Chúng sinh có cầu, chư Phật tất cảm ứng.

Không thể lấy tri thức phân tích và quy nạp của người bình thường để đo lường chính biến tri giác của Phật, vì cái biết của Phật là toàn bộ, cùng khắp, thấu triệt, còn cái biết phân tích và quy nạp của chúng sinh là hữu hạn.

Nhân gian thấy Phật Thích Ca về mặt lý luận mà nói chỉ là thấy sự hóa thân của Phật. Ở với loài người thì Phật giống thân người, ở với loài trời thì giống thân loài trời, ở với bất cứ loài chúng sinh nào đều giống chúng sinh loài ấy để đem lại lợi ích cho chúng sinh. Hóa thân của Phật có thể hiển hiện thành muôn vàn thân đi khắp mọi nơi, nhưng khắp pháp thân của Phật vẫn như như bất động.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tam học giới định tuệ là cốt lõi của Phật giáo

Kiến thức 19:00 23/11/2024

Tam học, còn được gọi là Tam vô lậu học ý muốn nói ba môn học này rất cao thượng hoàn mỹ, trọn vẹn, không có khiếm khuyết, không có sơ hở giúp hành giả thành tựu các thánh quả giác ngộ không còn rơi rớt trong ba đường ác, trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi chịu khổ vô cùng.

Kinh Phật nói ân nặng cha mẹ khó báo đáp

Kiến thức 09:36 23/11/2024

Hiếu thuận không chỉ có một đời, duy chỉ có siêng năng thực hành bố thí giúp người, tu tạo nhiều công đức hồi hướng cho song thân, như thế cha mẹ mới hưởng được tư lương phước tuệ vĩnh hằng, như thế mới được xưng là đại hiếu của con cái!

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Xem thêm