Muốn độ chúng sinh phải có phước báo từ việc bố thí
Thế gian hiện nay rất nhiều người có phước, hưởng phước. Phước từ đâu mà có? Đều do đời quá khứ cúng dường Tam bảo, bố thí chư thiên nhân dân, quyên phi nhuyễn động, đều tu được từ đây.
Chuyện đời ý đạo: Còn và hết duyên
Trong kinh Phật thường nói khích lệ mọi người phước huệ song tu. Sau khi tôi đã học Phật mới biết được bản thân ngày xưa hoàn cảnh nghèo khổ, cuộc sống khổ như vậy. Liền biết được trong đời quá khứ tôi cũng là tu huệ không tu phước, có một chút trí tuệ thông minh, không có phước báo, hơn nữa còn đoản mệnh.
Đây thật là khổ. Biết bao người nói tôi thọ mạng 45 tuổi. Tôi tin bởi vì gia phổ chúng tôi, tôi nhìn thấy rồi. Trong nhà tôi đã có ba đời đều không qua được 45 tuổi. Cho nên tôi nghĩ điều này có lẽ là di truyền. Ngày trước còn trẻ, không hiểu những đạo lý này, nói đó là di truyền, tôi tin vậy. Bản thân tôi đem thọ mạng của tôi định chắc là 45 tuổi. Nghe được Phật pháp rồi, cầu vãng sanh, 45 tuổi cầu sanh Tịnh Độ. Năm tôi 45 tuổi tôi đổ bệnh, một tháng sau liền khỏi bệnh. Tôi không đi khám bác sĩ, cũng không uống thuốc, lúc đó trong lòng tôi rất rõ, bác sĩ chỉ có thể trị bệnh, không thể trị mệnh. Mệnh đến rồi, tìm họ làm gì nữa? Mệnh đến rồi tìm Phật A Di Đà mới đúng, không nên tìm bác sĩ nữa. Lúc đó đúng lúc tôi đang ở chùa Thập Phương Đại Giác giảng kinh Lăng Nghiêm. Giảng đến một phần ba thì ngã bệnh. Tôi liền biết được thọ mạng đã đến rồi. Sau khi khỏi bệnh liền tiếp tục giảng kinh. Đây là bản thân coi trong vận mệnh quá khứ khiếm khuyết điều gì thì bổ sung vào. Quá khứ không tu phước, Đại sư Chương Gia dạy tôi tu phước. Từ nhỏ tôi đối với những thứ tiền bạc đã không coi trọng, không để ở trong lòng. Đại sư Chương Gia bảo tôi, hoằng pháp lợi sanh vẫn không xa rời được tiền bạc. Nếu như quí vị không có phước báo, cũng không thể hoằng pháp lợi sanh. Quí vị chỉ có trí tuệ không có phước báo. Ví dụ không có phước báo, quí vị giảng kinh giảng rất hay, quí vị là một thầy giáo tốt, nhưng trường học người ta không cần quí vị, không mời quí vị, quí vị cũng hết cách. Chúng ta mới hiểu được phước báo cũng rất quan trọng. Cách tu như thế nào? Ngài liền nói với tôi: bố thí.
Quả báu của bố thí tùy thuộc vào đối tượng thọ thí
Tài từ đâu mà có? Trong số có tài vật. Kiếp trước bố thí tài sản nhiều, trong mạng mới có tài sản. Hiện tại trong mạng không có tài sản, vậy thì tu bố thí, bổ sung cho nó. Bố thí pháp được thông minh trí tuệ. Bố thí vô úy được sức khỏe trường thọ. Ngài dạy tôi tu ba loại này: tài, pháp, vô úy. Không có tiền, ngài hỏi tôi, một hào có không? Tôi nói một hào thì được. Một đồng có không? Một đồng cũng được. Ông cứ từ một đồng một hào mà bố thí. Phải luôn luôn có tâm bố thí, điều này rất quan trọng. Quí vị có tâm bố thí, yêu thích bố thí, tương lai trên bước đường hoằng pháp lợi sanh, cần tiền của để dùng sẽ không thiếu thốn. Không dễ dàng gì. Tôi tu sáu mươi năm rồi, năm 26 tuổi học Phật, năm nay 85 tuổi rồi, đã 60 năm. Sáu mươi năm mới nhìn thấy hiệu quả. Đây là hiệu quả hiển thị.
Thế gian hiện nay rất nhiều người có phước, hưởng phước. Phước từ đâu mà có? Đều do đời quá khứ cúng dường Tam bảo, bố thí chư thiên nhân dân, quyên phi nhuyễn động, đều tu được từ đây. Hiện nay hưởng phước, nếu như không hiểu được đạo lý này, không tiếp tục tu phước, khi phước hưởng hết sẽ không còn nữa. Không như ngày xưa, quý vị xem Tam giáo ngày xưa, tam giáo Nho Thích Đạo thịnh hành ở thế gian, người người đều học, người người đều hiểu. Người tu phước họ có trồng phước, nên phước báo của họ hưởng hoài không hết, đời này truyền qua đời khác.
Con người bây giờ rất đáng thương, hưởng hết phước báo là xong. Quý vị quan sát tỉ mỉ nhiều người, không truyền đến được đời thứ hai, chỉ một đời là hết. Còn có rất nhiều người đến một đời cũng không có, hiện nay rất hưng thịnh, đến tuổi già là hết, đóng cửa, phá sản. Đến một đời mình cũng không giữ được, nguyên nhân gì? Vì phước đã hưởng hết, lại không tiếp tục tu, vì thế hưởng phước phải biết cách tu phước, không có phước càng phải biết tu phước.
Tôi là một người không có phước báo, lúc trẻ rất nhiều người xem tướng, tôi gặp rất nhiều người đều nói rằng: Tôi là người có số mạng bần cùng. Bần là không có của cải, cùng là không có địa vị, nguyên nhân gì? Học Phật rồi mới biết, do trong đời quá khứ không tu phước, cũng may có tu được chút trí tuệ. Nghĩa là trong ba loại bố thí chỉ thích pháp bố thí, lơ là việc bố thí tài và bố thí vô úy. Có được chút trí tuệ, không có của cải, thọ mạng lại ngắn. Học Phật gặp được đại sư Chương Gia, gặp được thầy Lý, những người này đều rất giỏi, vừa nhìn đã nhận ra. Nên dạy tôi tu phước, bổ sung điều còn thiếu! Đại sư Chương Gia dạy tôi phải tu tài thí. Số mạng con không có của cải, hóa độ chúng sanh vẫn cần tiền tài, nên tu như thế nào? Tu bố thí tài, dùng tài vật bố thí cho chư thiên nhân dân. Tôi thưa với đại sư, cuộc sống của con vô cùng khó khăn, tự nuôi sống mình cũng rất miễn cưỡng, thì tiền đâu mà bố thí? Đại sư hỏi tôi: Một hào có chăng? Tôi nói một hào thì được. Một đồng được chăng? Được, có thể, vậy thì con bắt đầu bố thí từ một hào, một đồng. Thực hành, luôn giữ tâm bố thí, có bao nhiêu bố thí bấy nhiêu, đừng suy nghĩ đến ngày mai, sang năm. Tôi là người biết nghe lời, nghe lời đại sư, đại sư dạy sao tôi làm theo vậy, tôi liền y giáo phụng hành. Quả nhiên, thu nhập đúng là ngày càng nhiều, càng nhiều càng bố thí, bây giờ đã làm được một năm bố thí một ngàn vạn tiền Mỹ, nằm mơ cũng không nghĩ đến! Nhưng tôi bố thí chỉ có ba hạng mục, thứ nhất là kinh điển, ấn tống kinh điển. Đây là bố thí pháp, khiến thông minh tăng trưởng trí tuệ. Thứ hai là phóng sanh, thứ ba là thuốc men. Trong bệnh viện tôi bố thí thuốc men, giúp những người nghèo khó trả tiền thuốc, không hề gián đoạn. Ngay nơi chỗ tôi ở, thành phố Đồ Văn Ba- Úc Châu, mỗi năm đều ủng hộ tiền thuốc men là 20 vạn tiền Úc, đây là bố thí vô úy, mỗi năm đều như vậy. Tặng học bổng cho nhiều trường học trên thế giới, giúp người nghèo khó. Bản thân tôi không cần gì cả, sinh hoạt vô cùng đơn giản, tất cả đều vì chúng sanh.
Muốn bố thí có phước quả lớn phải thành tựu chín đức
Trích Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Tịnh Không Pháp Sư chủ giảng
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Tư liệu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tư liệu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Tiếc là con người chỉ có hai tay
Tư liệu 08:20 19/11/2024Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.
Bay qua miền hạnh phúc
Tư liệu 17:30 18/11/2024Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.
Xem thêm