Vị thế phụ nữ trong ngôi nhà giáo Pháp
Sống thuận theo tự nhiên thì dù là nữ hay nam cũng sẽ có được sự bình an, hãy biết buông bỏ những định kiến tiêu cực trong quá khứ, là chính mình trong mọi hoàn cảnh thì sẽ tạo nên được sự hài hoà, vững chãi trên vạn nẻo đường đời.
Sáng ngày 5/3/2023 (nhằm 14/2/Quý Mão), khoá tu Sống Tỉnh Thức lần thứ 67 chính thức diễn ra với sự tham dự của gần 1000 vị hành giả tại Tu viện Khánh An.
Khóa tu được bắt đầu lúc 6h sáng thời khóa dùng sáng trong chánh niệm, sau đó là giờ thiền tập tại vườn Phật và thiền hành quanh hồ Chuyển Hoá.
Sau khi ôn tụng Năm Giới Quý Báu, nhân dịp tháng 03, thầy Trí Chơn đã có thời pháp thoại với chủ đề: “Vị thế phụ nữ trong ngôi nhà giáo pháp”.
Trước khi bắt đầu bài pháp, Thầy đã hướng dẫn các hành giả quán chiếu về thân tứ đại. Đại chúng thực hành trong sự hoan hỷ và đạt được an lạc thân tâm.
Địa vị người phụ nữ trong Kinh Phật
Thầy nói từ ngàn xưa đến nay, các thi hào đã dùng biết bao từ hoa mỹ trong các áng văn, vần thơ để khen ngợi về cái đẹp của người phụ nữ: “hoa cười ngọc thốt đoan trang” hay cái đẹp khiến hoa ghen, liễu hờn, chim sa cá lặn, khuynh quốc khuynh thành. Thế nhưng, tuy được xem là phái đẹp nhưng phụ nữ luôn bị phân biệt đối xử so với người nam và hay bị đánh giá thấp so với nam giới.
Các tôn giáo trên thế giới chưa từng công nhận phụ nữ được tham gia đứng vào vị trí lãnh đạo tâm linh. Phật giáo là tôn giáo đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã nâng vai trò người phụ nữ lên vị trí ngang với nam giới mà không có sự phân biệt, kỳ thị. Đức Phật dạy, giai cấp mỗi người dù ở thấp hay ở cao, sang trọng hay nghèo hèn đều do thái độ sống, nhận thức, đạo đức, văn hoá của mỗi con người tạo nên chứ không phải đã định sẵn bởi ý trời hay một đấng quyền năng nào hết. Tất cả mọi người đều bình đẳng không phân biệt nữ nam, không phân biệt giai cấp, đều chung một dòng máu đỏ và nước mắt mặn. Kinh Tương ưng bộ, chương III, Tương ưng nữ nhân nêu lời Đức Phật dạy về năm đau khổ mà người phụ nữ phải gánh chịu: 1/ Lúc trẻ đến nhà chồng, không bà con, 2/ có kinh nguyệt, 3/ mang thai, 4/ sinh con, 5/ hầu hạ chồng. Thế nên, Thầy khuyên mọi người hãy thấu hiểu, cảm thông và tôn trọng người phụ nữ nhiều hơn.
Khi thực tập Tứ niệm xứ ta hiểu rõ rằng thân thể này là một hợp thể của 5 uẩn, không có cái gọi là nam hay nữ thế nhưng có sự phân biệt nam nữ như vậy đều do nghiệp quá khứ của mỗi người từ đó hình thành nên tướng bên ngoài. Người Á Đông thường có tư tưởng “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” nghĩa là khi sinh một người con nếu là con trai thì đó đích thực là con của mình, còn sinh con gái thì dù có mười người cũng bằng không, đó là những tư tưởng lệch lạc,không còn phù hợp. Thực tế cho thấy có những người con gái có phẩm hạnh, giới đức cao hơn cả người con trai và trong bóng dáng của người phụ nữ luôn có hạt giống cấu thành nên những bậc trượng phu, những người mang lại lợi ích cho cuộc đời.
Đệ tử đức Phật có bảy chúng: tỳ kheo, tỳ kheo ni, sa di, thức xoa ma na, sa di ni, cư sĩ nam, cư sĩ nữ. Từ đó, có thể thấy trong tăng đoàn từ thời Đức Thế Tôn đã có sự tham gia của phụ nữ, trong cái nhìn của Ngài, tất cả mọi người đều bình đẳng. Giới luật Đức Phật nhắc nhở Ni chúng mỗi tháng 2 lần đến cầu pháp từ các vị Tăng với ý nghĩa giúp bảo hộ tăng đoàn tránh khỏi sự ô hợp, tạo sự vững mạnh và trang bị những tư lương vững chắc làm lộ trình để đi đến con đường giải thoát, giác ngộ, những người giữ giới tốt, học pháp, hành pháp là những người có được sự tự do trong cuộc sống.
Cuối cùng, Thầy khuyên đại chúng sống thuận theo tự nhiên thì dù là nữ hay nam cũng sẽ có được sự bình an, hãy biết buông bỏ những định kiến tiêu cực trong quá khứ, là chính mình trong mọi hoàn cảnh thì sẽ tạo nên được sự hài hoà, vững chãi trên vạn nẻo đường đời.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thiền và tập tạ
Góc nhìn Phật tử 09:30 23/11/2024Nếu ai thực tập 2 môn này cùng một lúc chắc chắn sẽ cảm nhận được rất nhiều điểm tương đồng.
Tuổi nào cho em
Góc nhìn Phật tử 13:43 22/11/2024Tôi vác ba lô trên lưng trở về sau chuyến hành trình nơi đất khách, trong hành trang tôi mang vài thứ từ quê xa làm quà cho anh em. Vừa bước vào cổng chùa nghe hơi lạnh… thoáng mùi chia ly.
Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân
Góc nhìn Phật tử 10:24 22/11/2024Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.
Để Sư nấu
Góc nhìn Phật tử 10:06 22/11/2024Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.
Xem thêm