Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Vị vua tức giận một con rối

Ngày xưa, một nghệ nhân múa rối có con rối là phương tiện mưu sinh giúp ông trang trải cuộc sống. Đặc biệt, con rối được làm bằng gỗ khá tinh xảo và trông không khác người thật là bao, ông thậm chí còn mặc quần áo đẹp cho nó khiến con rối trông rất thần thái.

jonatan-pie-3l3RwQdHRHg-unsplash

Trong mỗi buổi biểu diễn, mọi người cứ ngỡ rằng nó biết múa, biết ca nhưng thật ra là lời ca của nghệ nhân và ông điều khiển mọi động tác của rối nhuần nhuyễn, nhịp nhàng hòa cùng với tiếng hát. Mọi người không ngừng trầm trồ và đã không tiếc gì tiền thưởng cho ông khi xem con rối biểu diễn. Tiếng lành đồn xa, Quốc vương biết chuyện nên muốn mời nghệ nhân vào cung biểu diễn. Trong ngày người nghệ nhân trổ tài, vua và hoàng hậu cùng ngồi trên lầu cao nhìn xuống để cùng thưởng thức.

Cả hai người cũng rất hào hứng khi thấy chú rối có các điệu ca vũ còn hay hơn cả người thật. Nhưng không may, trong quá trình biểu diễn, người gỗ thường xuyên hướng về phía Hoàng hậu, khiến Quốc vương tưởng rằng người gỗ đang để ý đến Hoàng hậu.

Ngài nóng giận, nổi cơn ghen khi nhìn cách biểu diễn thấy như chú rối suốt buổi chỉ quay mặt nhìn hoàng hậu, Vua nổi nóng quát tháo: – Tại sao con rối lại cứ ngắm nhìn Hoàng hậu suốt buổi thế, hãy chém đầu con rối gỗ vì chúng đang có ý đồ xấu.

Bác nghệ nhân lo lắng, khóc lóc quỳ xuống tâu đức vua tha cho con rối: – Thần chỉ có một con rối này kiếm sống, thần cũng không dám nghĩ nó có hành động sai lầm như thế. Nếu bệ hạ chém đầu nó thì thần không có đồ dùng để đi kiếm tiền. Xin bệ hạ sinh phúc mà tha cho nó. Vua đang trong cơn giận dữ nên không thèm nghe lời nghệ nhân và nhất quyết yêu cầu đao phủ hành quyết con rối theo lệnh vua. Bác nghệ nhân tiếp tục cầu xin: – Nếu bệ hạ quyết ý chém đầu nó, không cho nó sống thì xin bệ hạ cho phép thân này được tự tay giết nó. Vua bằng lòng. Bác nghệ nhân bèn rút một cái chốt ở vai con rối, tức thì mọi bộ phận của con rối đều rời ra thành một đống những mẩu gỗ rơi xuống đất. Thấy thế, vua kinh ngạc nói: – Ồ, ta thật ngốc khi tức giận với một đống gỗ vụn thế này.

Câu chuyện về sự tức giận của vị vua trên cho thấy dù là một người sáng suốt nhưng lúc nóng giận ta dễ có quyết định sai lầm mà không hề cân nhắc đủ lâu để hiểu mình đã sai tới mức nào.

ST

 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sám hối thay cho ba mẹ có nên không?

Phật giáo thường thức 20:00 15/11/2024

Trong trường hợp ba tôi nghiệp báo sâu dày và tôi muốn lạy sám hối thay cho ba mẹ thì phải hành trì như thế nào? Tôi mong được làm tròn chữ hiếu với ba mẹ theo đúng tinh thần của đạo Phật.

Ý nghĩa cúng Rằm tháng 10

Phật giáo thường thức 15:04 15/11/2024

Rằm tháng 10 là một ngày lễ mang nhiều ý nghĩa tâm linh và truyền thống trong văn hóa Việt Nam. Đây là dịp để mọi người không chỉ tri ân tổ tiên mà còn tạo cơ hội tích phước lành, sống hướng thiện và gìn giữ truyền thống tốt đẹp của gia đình.

Thiền trong mỗi phút giây 

Phật giáo thường thức 14:37 15/11/2024

Chúng ta nên đưa sự thực tập trong thiền đường vào trong đời sống hàng ngày. Thực tập như thế nào để hiểu được cảm thọ, tri giác của mình. Chúng ta không chỉ xử lý cảm thọ, tri giác trong lúc ngồi thiền mà phải xử lý chúng suốt ngày.

Vì sao “không cần tha thứ cũng tha thứ”?

Phật giáo thường thức 14:35 15/11/2024

Có câu hỏi của một thiền sinh, làm sao để buông xuống, tha thứ cho người đã gây ra lỗi lầm, khổ đau cho mình?

Xem thêm