Việc phát nguyện mong cầu sanh về Cực Lạc là do ai dạy?

Có vị cư sĩ lên Tịnh thất chùa Vạn Đức gặp tôi thưa hỏi: Trong pháp môn niệm Phật nguyện cầu sanh về cõi nước Cực Lạc của Phật A-mi-đà, như vậy là còn mong cầu và có chỗ đến. Vậy theo giáo lý của Phật không phù hợp. Hòa thượng nghĩ sao về việc này?

Có vị cư sĩ lên Tịnh thất chùa Vạn Đức gặp tôi thưa hỏi:

-Bạch Hòa thượng! Trong pháp môn niệm Phật nguyện cầu sanh về cõi nước Cực Lạc của Phật A-mi-đà, như vậy là còn mong cầu và có chỗ đến. Vậy theo giáo lý của Phật không phù hợp. Hòa thượng nghĩ sao về việc này?

Tôi đáp:

- Việc phát nguyện mong cầu sanh về Cực Lạc là do ai dạy?

Cư sĩ thưa:

- Do đức Phật Thích-ca chỉ dạy. Tôi nói tiếp:

- Đã là do Phật dạy, sao ông lại nói không phù hợp giáo lý. Vả lại, ông từ dưới tỉnh đến chùa gặp tôi có lợi ích bằng vô rạp hát không? Cũng vậy, vào chùa gặp tôi là lợi ích, nhưng sao bằng gặp Phật A-mi-đà ở thế giới Cực Lạc.

Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh khai thị chỉ rõ công phu niệm Phật

Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014). 

Tôi kể câu chuyện trên nhằm cảnh tỉnh tất cả huynh đệ, khi nào chúng ta tu hành sạch hết tứ tướng (tướng nhân, ngã, chúng sanh, thọ giả), tâm không còn vọng tưởng sanh diệt, thể nhập chân tâm thường trụ thì mới bàn đến chỗ không khứ lai, lấy bỏ. Mình phải hiểu từng tầng, đừng tưởng thành bậc Thánh gì rồi, thật nguy hiểm lắm.

Như khi đọc Chứng Đạo Ca của Ngài Huyền Giác thì phải biết Ngài trình bày chỗ được, chỗ thấy của người chứng đạo, cho nên những pháp phương tiện ít được nói đến. Chẳng hạn đầu tiên là câu: “Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân Bất từ vọng tưởng, bất cầu chân”.

Người tuyệt học vô vi là bậc chứng đạo, kế đó mới trình bày vọng tưởng không từ, chân tánh cũng không cầu. Vì khi còn vọng tưởng mới nói đến nghĩa từ, và khi chưa đạt chân tánh thì mới cầu. Lúc đạt được chân tánh rồi thì còn gì để cầu, vọng tưởng sạch hết thì còn gì để từ.

Nhiều người đọc đến đây, liền nghĩ không cần trừ vọng tưởng, đâu cần trở về chân tánh làm chi, đâu biết mình còn là phàm phu mê chấp, đâu phải bậc chứng đạo, đem chỗ chứng của bậc Thánh mà áp dụng vào vị trí của mình thì thật quá sai lầm, rốt cuộc vẫn y cũ sanh tử luân hồi.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Việc phát nguyện mong cầu sanh về Cực Lạc là do ai dạy?

Phật giáo thường thức 20:00 02/01/2025

Có vị cư sĩ lên Tịnh thất chùa Vạn Đức gặp tôi thưa hỏi: Trong pháp môn niệm Phật nguyện cầu sanh về cõi nước Cực Lạc của Phật A-mi-đà, như vậy là còn mong cầu và có chỗ đến. Vậy theo giáo lý của Phật không phù hợp. Hòa thượng nghĩ sao về việc này?

Ngày Đức Phật thành đạo có ý nghĩa gì đối với nhân loại?

Phật giáo thường thức 14:45 02/01/2025

Vào những ngày cuối Đông, tiết trời se lạnh, cũng là lúc trong lòng mỗi người con Phật hân hoan đón mừng một sự kiện lịch sử trọng đại, ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo, từ đó mở ra cho chúng sanh một con đường thoát khổ.

Phước báu của tâm trong sạch dâng y?

Phật giáo thường thức 14:12 02/01/2025

Hỏi: Thí chủ có tâm trong sạch dâng y Kathina đến chư Tăng thì sẽ được phước báu như thế nào?

Cô đơn là độc lập chứ không phải cô lập

Phật giáo thường thức 12:25 02/01/2025

Nếu như con nguyện đời đời kiếp kiếp kết duyên giải thoát với thầy, con có đang tạo tác điều gì trói buộc không?

Xem thêm