Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 24/07/2022, 09:11 AM

Việc tu hành cũng giống như mài gương

Chúng sanh là Phật chưa ngộ, Phật là chúng sanh đã ngộ. Bản thể tâm tánh bình đẳng như một, không hai, không khác, nhưng khổ – vui, thọ dụng cách biệt như trời với đất là do xứng tánh thuận tu hay trái tánh nghịch tu mà ra!

Lý ấy rất sâu, chẳng dễ tuyên nói. Muốn chẳng tốn lời nên bèn dùng thí dụ để giảng. Chư Phật tu đức đến cùng cực, triệt chứng Tánh Đức, ví như tấm gương báu tròn lớn, thể chất bằng đồng(*), biết nó có quang minh, hằng ngày chuyên chú chùi, mài, đổ công chẳng ngừng thì khi bụi hết, ánh sáng sẽ hiện, dựng trên đài cao, hễ có hình [soi vào gương, thì trong gương] ắt sẽ có bóng: Lớn như trời đất, nhỏ như hạt bụi nơi đầu sợi lông, sâm la vạn tượng đều hiện rành rành. Trong lúc vạn tượng cùng hiện ấy, gương vẫn trống rỗng, thông suốt, trọn chẳng có một vật gì. Tâm chư Phật cũng giống như thế: Đoạn hết phiền não Hoặc nghiệp, đức tướng trí huệ sẽ phơi bày trọn vẹn, đến tận cùng đời vị lai an trụ trong Tịch Quang, thường hưởng pháp lạc, độ chín giới thoát lìa sanh tử, cùng chứng Niết Bàn.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Chúng sanh hoàn toàn mê Tánh Đức, không có mảy may Tu Đức, ví như gương báu phủ bụi, chẳng những không có mảy may quang minh nào, mà ngay cả chất đồng cũng bị phủ lấp chẳng còn hiện ra. Tâm chúng sanh cũng giống như thế. Nếu biết tấm gương bị bỏ phế chẳng hiện chất đồng ấy sẵn có quang minh chiếu trời soi đất, từ đấy chẳng chịu buông bỏ, ngày ngày chăm chú lau chùi, mài giũa. Thoạt đầu hơi lộ chất đồng, tiếp đó, gương dần dần tỏa quang minh. Nếu vẫn cực lực mài sạch thì một mai hết sạch trần cấu, tự nhiên gặp hình bèn hiện bóng, chiếu trời soi đất.

Nhưng quang minh ấy gương vốn sẵn có, chẳng phải đến từ bên ngoài, chẳng phải do mài mà được; nhưng không mài thì cũng không có cách nào đạt được! Chúng sanh trái trần hiệp giác, bỏ vọng theo chân cũng giống như thế! Dần dần đoạn Phiền Hoặc, dần dần tăng trưởng trí huệ. Đến khi nào công hạnh viên mãn sẽ đoạn được cái không thể đoạn, chứng được cái không thể chứng, viên mãn Bồ Đề, trở về chỗ không thể đạt được thần thông, trí huệ, công đức, tướng hảo, hoàn toàn chẳng khác gì với mười phương ba đời hết thảy chư Phật. Tuy vậy chỉ là khôi phục cái sẵn có, hoàn toàn chẳng có gì là mới đạt được! Nếu chỉ ỷ vào Tánh Đức, chẳng khởi Tu Đức thì đến hết đời vị lai sẽ thường chịu nỗi khổ sanh tử luân hồi, vĩnh viễn chẳng có ngày khôi phục cái gốc hoàn lại cái nguồn.

(*)Thuở xưa, cổ nhân dùng những tấm đồng tròn mài bóng làm gương soi.

Trích Ấn Quang Đại Sư Văn Sao Tinh Hoa Lục

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Không kính cha mẹ là một bệnh căn khiến không được thấy Phật

Kiến thức 15:25 16/04/2024

Trong Kinh Mục Liên Sám Pháp, Đức Phật có dạy về 12 loại bệnh căn khiến cho sinh ra không thấy được Phật. Khi Ngài A Nan bạch Phật cách chữa trị những bệnh căn này, Ngài đã từ bi chỉ dạy như sau:

“Mặc tẫn” là gì?

Kiến thức 14:00 16/04/2024

Pháp thế xuất thế gian, các vị đều phải biết, cái gọi là “làm việc tốt gặp lắm giày vò”. Đặc biệt là vào thời đại này là thời kỳ mạt pháp.

Vui trong Pháp lành, vui trong Pháp Phật

Kiến thức 13:30 16/04/2024

Ai sống theo lời dạy của đức Phật (sống trong pháp), cả lời nói, hành vi, thái độ việc làm, suy nghĩ theo hướng tích cực tử tế lương thiện thì cuộc sống sẽ mãi an vui hạnh phúc thăng hoa.

Kiếp súc sinh - dễ đọa, khó thoát

Kiến thức 09:24 16/04/2024

Sinh làm loài súc sinh phải chịu đựng năm loại khổ sau: nỗi khổ ăn thịt lẫn nhau, nỗi khổ do ngu si ám chướng, nỗi khổ chịu nóng lạnh, nỗi khổ chịu đói khát, nỗi khổ bị khai thác đọa đày hoặc sai làm việc nặng. Hãy tưởng tượng bạn tái sinh làm một loài thú trong tự nhiên.

Xem thêm