Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 20/02/2021, 09:29 AM

Việt Nam đã ghi nhận 4 biến chủng mới của virus gây bệnh Covid-19

Đến thời điểm này, tại Việt Nam đã ghi nhận 4 biến chủng mới của virus gây bệnh Covid-19. Đáng lưu ý, trong đợt dịch thứ ba từ ngày 25-1-2021 đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 3 biến chủng mới với khả năng lây lan rất nhanh trong cộng đồng.

Thông tin trên được ông Đặng Quang Tấn - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đưa ra tại buổi họp trực tuyến với các tỉnh, thành để bàn về công tác phòng chống dịch trong thời gian tới, diễn ra sáng 19-2.

TS Đặng Quang Tấn cho biết trong vòng một tháng qua số ca mắc mới trên thế giới đã giảm 44,5%, mức giảm lớn nhất và kéo dài nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu. Tuy nhiên đây là số mắc giảm trên nền gia tăng rất cao, khoảng 400.000 người mắc/ngày.

Việt Nam đứng thứ 172 trên thế giới, thứ 41 Châu Á và thứ 7 Đông Nam Á về số ca mắc COVID-19. TS Đặng Quang Tấn cũng cho biết, thế giới cũng tiếp tục ghi nhận các biến chủng mới của virus SARS- CoV-2. Đến nay, hơn 90 quốc gia đã ghi nhận biến chủng mới của Anh, hơn 40 nước ghi nhận biến chủng từ Nam Phi. 

Trong đó, bước đầu đã có bằng chứng về đột biến (E484K) có liên quan đến việc tăng khả năng lây truyền và giảm đáp ứng miễn dịch của người mắc.

Việt Nam đã ghi nhận 4 biến chủng mới của virus gây bệnh Covid-19

Việt Nam đã ghi nhận 4 biến chủng mới của virus gây bệnh Covid-19

WHO chấp thuận sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca

Thông tin tại hội nghị cũng cho biết, đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 4 biến chủng gồm:

+ D614G từ Châu Âu (dịch tại Đà Nẵng)

+ B.1.1.7 từ Anh đang gây dịch tại Hải Dương

+ B.1.351 từ Nam Phi trên bệnh nhân người Nam Phi (BN1422), nhập cảnh sânbay Nội Bài từ Nam Phi ngày 19/12/2020.

+ A.23.1 từ Rwanda, châu Phi tại Sân bay TSN, Hồ Chí Minh

Trong đợt dịch thứ 3, từ ngày 25/1 đến nay, nước ta đã ghi nhận 755 ca mắc tại 13 tỉnh, thành. Trong số ca bệnh ghi nhận nhiều nhất tại Hải Dương là 575 trường hợp. 

Theo TS Đặng Quang Tấn có một số điểm khác biệt của ổ dịch tại Hải Dương và Đà Nẵng. 

Cụ thể:

- Số ca mắc tại Hải Dương đến nay là 575 trường hợp, đã vượt xa so với tổng số ca mắc tại Đà Nẵng (389 trường hợp).

- Số ca mắc trung bình trong 20 ngày đầu tiên của Hải Dương là 20 ca/ngày cao hơn so với Đà Nẵng (15 ca/ngày). Ngày nhiều nhất ghi nhận 77 ca bệnh.

- Dịch bệnh tại Hải Dương xảy ra tại những cụm công nghiệp có số lượng công nhân rất lớn.

Trong 2 tuần đầu tiên, số ca mắc tại Đà Nẵng đã có xu hướng giảm trong khi Hải Dương vẫn chưa rõ xu hướng và đồng thời đã xuất hiện các ổ dịch trong cộng đồng. Số lượng còn lại phải cách ly tập trung rất lớn.

TS Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

TS Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Khi các chùa, tự viện tích cực phòng dịch Covid-19

Trong bảy ngày Tết vừa qua, Việt Nam ghi nhận 204 trường hợp mắc tại bốn tỉnh, thành phố; chủ yếu tại Hải Dương, Hà Nội, Gia Lai và Quảng Ninh.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, tại Hải Dương, qua hệ thống giám sát, sau khi ghi nhận ca nhiễm đầu tiên vào 25-1, đến nay có 575 ca mắc Covid-19. Tại tỉnh Hải Dương có năm ổ dịch lớn: Chí Linh, Cẩm Giàng, Kinh Môn, Nam Sách và thành phố Hải Dương.

“Hiện nay, ổ dịch tại Hải Dương là 575 trường hợp, vượt con số Đà Nẵng (389 trường hợp). Hải Dương chủ yếu là biến thể của Anh nên tốc độ lây lan cao nhanh hơn Đà Nẵng. Số ca mắc trung bình trong 20 ngày đầu tiên của Hải Dương là 20 ca/ngày, cao hơn Đà Nẵng (15 ca/ngày), chứng tỏ chủng virus lần này tốc độ lây lan mạnh hơn, nhanh hơn,” Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Nhận định tình hình dịch thời gian tới, ông Tấn cho biết các ổ dịch lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh cơ bản được kiểm soát. Có nhiều tỉnh/thành phố như: Hải Phòng, Hòa Bình, Điện Biên, Hà Giang, Bình Dương, Hưng Yên, Bắc Giang và Gia Lai không ghi nhận ca mắc trong vòng từ 7-20 ngày qua.

Với đợt dịch lần thứ 3 này, như ban đầu các chuyên gia nhận định là đợt dịch tương đối phức tạp vì biến chủng của Anh có tốc độ lây nhiễm cao hơn 70% so với chủng cũ. Cũng vì thế, trong thời gian ngắn, Việt Nam phát hiện nhiều ca bệnh, đặc biệt ổ dịch xảy ra trong khu công nghiệp, tất cả các tỉnh thành phố đều có khu công nghiệp, từ đó có thể thấy dịch diễn phức tạp như thế nào.

Buổi họp trực tuyến với các tỉnh thành để bàn về công tác phòng chống dịch.

Buổi họp trực tuyến với các tỉnh thành để bàn về công tác phòng chống dịch.

Hơn 200.000 liều vắcxin Covid-19 đầu tiên sẽ về đến Việt Nam ngày 28-2

Tại cuộc họp trực tuyến, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh Bộ thời gian qua đã có cái Tết an lành với toàn bộ người dân cả nước. Nhưng có một số địa phương vẫn phải căng mình đối phó với dịch bệnh. Vì vậy, các địa phương không được chủ quan, lơ là nghĩ địa bàn mình không có dịch. Trong quý 1, các địa phương phải coi công tác phòng, chống dịch bệnh là trọng tâm, ưu tiên cấp bách và lâu dài.

“Chúng ta không thể kết thúc dịch trong 6 tháng đầu năm và trong năm 2021. Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu tất cả cấp ủy tăng cường công tác phòng, chống dịch theo đúng quan điểm chỉ đạo. Người đứng đầu cấp ủy phải chịu trách nhiệm trên địa bàn và chỉ đạo phòng chống dịch; chuẩn bị tất cả tình huống, kịch bản và không được chủ quan lơ là; vận dụng, sử dụng triệt để phương châm bốn tại chỗ để sẵn sàng ứng phó nếu dịch xảy ra,” Bộ trưởng Y tế nhấn mạnh.

Mặt khác, lãnh đạo Bộ Y tế cũng cho biết thời gian qua, với việc triển khai rất quyết liệt và đồng bộ của nhiều tỉnh, thành phố, đến nay, 12/13 địa phương cơ bản đã kiểm soát được dịch bệnh. "Hải Dương mặc dù cũng đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp với việc phong tỏa Chí Linh ngay từ ngày đầu, nhưng địa phương này cần phải tăng cường phòng, chống dịch bệnh hơn nữa. Bộ Y tế đã và sẽ tiếp tục cử đoàn công tác của bộ nằm tại Hải Dương để hỗ trợ địa phương này chống dịch," người đứng đầu ngành y tế nhấn mạnh.

Ngoài ra, Bộ trưởng Y tế yêu cầu, các tỉnh, thành phố phải chuẩn bị các phương án, kịch bản về bùng phát dịch khi dịch xảy ra trên địa bàn.

Đầu tiên là phải chuẩn bị kịch bản về cách ly, giãn cách. Đó là các tình huống nếu số lượng F1 phải cách ly ít thì như thế nào, nhiều thì như thế nào; trong thời điểm cách ly đột ngột thì ứng xử ra sao nếu không sẽ luống cuống, phải chuẩn bị tất cả các cơ sở có thể thực hiện được cách ly. Như tại Hải Dương, số lượng F1 vượt xa con số của Đà Nẵng.

Vì thế, Bộ trưởng đề nghị các địa phương kiểm tra toàn tỉnh những cơ sở nào có thể sử dụng để cách ly, kịch bản cách ly ở khu vực đó về giám sát, điều hành, cung cấp nhu yếu phẩm, theo dõi sức khỏe. Đặc biệt, trong công tác cách ly làm sao phối hợp chặt chẽ với bên quân đội, để lực lượng quân đội điều hành toàn bộ cơ sở cách ly. Bởi, các khu cách ly dân sự vẫn xảy ra việc thực hiện chưa nghiêm nên việc lây nhiễm chéo có thể xảy ra trong khu vực này.

Thứ hai, Bộ Y tế cũng đã liên tục có hướng dẫn, đúc rút bài học kinh nghiệm từ các đợt phòng chống dịch trước đó làm thế nào để quản lý từng hộ dân, thực hiện nghiêm việc giãn cách xã hội. Hải Dương là một ví dụ về việc phải thực hiện nghiêm hơn vấn đề giãn cách xã hội, không để dịch lây nhiễm trong khu phong tỏa, không để gia đình này giao lưu với gia đình khác...

Điểm thứ ba, Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị các địa phương phải chuẩn bị các phương án xét nghiệm, các kịch bản xét nghiệm nhiều hơn: nâng công suất xét nghiệm trong thời gian rất ngắn, ở mức độ nào thì xét nghiệm ở mức độ đó. Tất cả các cán bộ y tế trên địa bàn phải được tập huấn lẫy mẫu, chia nhỏ để đi lấy mẫu.

Thứ tư là các địa phương cần chuẩn bị các phương án điều trị, các cơ sở y tế phục vụ khám chữa bệnh bình thường nếu xảy ra dịch thì cần có biện pháp điều chuyển bệnh nhân phù hợp.

Bộ trưởng Y tế cũng cho biết hôm nay, Bộ Y tế đã chính thức triển khai áp dụng khai báo y tế phiên bản mới, dựa trên hồ sơ sức khỏe cá nhân.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Mộc Lan thắp lên sự sống

Môi trường 09:01 26/03/2024

Nắng ấm, sương tan, vài giọt đọng lại còn vương trên những đóa mộc lan. Nụ hoa cứng cáp ngày nào giờ đây đã bung ra chiếc vỏ lụa nâu sẫm cho từng cánh hoa bắt đầu hé nở, vươn mình múa ca trong không gian thênh thang, xanh tươi cỏ cây.

Nắng nóng năm nay sẽ gay gắt hơn

Môi trường 08:50 23/03/2024

Số đợt nắng nóng năm nay có thể nhiều hơn và mức độ gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm. Mỗi năm trung bình cả nước có 15 đợt nắng nóng, nhiệt độ cao nhất ngày từ 35 độ C trở lên.

Rất nhiều sinh vật trên trái đất đã yêu thương ta một cách vô điều kiện

Môi trường 12:38 17/03/2024

Ta nên học cách thương yêu không điều kiện đối với mọi loài chúng sanh trên trái đất để chúng có cơ hội vui hưởng trọn vẹn đời sống của chúng.

Lào Cai: Phật giáo bàn giao quế giống cho dân

Môi trường 08:43 13/03/2024

Phân ban Hướng dẫn chuyên nghiệp Phật tử Trung ương, Phân ban Hướng dẫn Phật tử dân tộc Trung ương, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lào Cai, huyện Bảo Thắng phối hợp chính quyền xã Bản Phiệt (huyện Bảo Thắng) cùng Hội Nông dân của huyện vừa phát động trồng cây, hôm 12/3.

Xem thêm