Viết từ phòng cấp cứu tại tuyến đầu
Niềm hạnh phúc lớn nhất của chúng tôi ở phòng cấp cứu tại tuyến đầu là thầm lặng giúp đỡ các bệnh nhân vượt qua cơn nguy kịch-lằn ranh tóc tơ giữa sự sống và cái chết.
Quan sát từ phòng cấp cứu, tôi nhận ra rằng hầu hết các F0 khi được đưa vào đây đều có độ tuổi từ trung niên đến lão niên thường hay bị Covid-19 làm mệt, gây khó thở,… (người trẻ hiếm thấy vào phòng này).
Nhiều bệnh nhân vừa mới khỏe mạnh, đi tới đi lui, gọi video gặp gia đình nói cười vui vẻ, 10 phút sau Covid-19 trở mình, tấn công bệnh nhân bằng cách làm mệt, gây khó thở và phải được đưa xuống phòng cấp cứu ngay để nhờ các thiết bị y tế, thuốc men can thiệp, trợ thở, giúp ổn định nhịp tim, huyết áp, mạch, chỉ số SPO2,… Sau một thời gian theo dõi, nếu bệnh nhân chuyển biến tốt sẽ được đưa về phòng, bằng ngược lại sẽ tuỳ theo bệnh lý nền của bệnh nhân và chuyển tuyến để tiếp tục điều trị.
Việc chuyển tuyến trong khi đại dịch bùng phát mạnh như hiện nay cũng không phải dễ dàng. Phải đợi tuyến trên nhận bệnh, đồng nghĩa với việc các bệnh viện tuyến trên còn giường trống hay không. Điều này có lẻ phải tuỳ vào phước phần của mỗi bệnh nhân cho sự sống của mình.
Trong lúc bệnh nhân bị Covid-19 làm mệt, gây khó thở, nếu được cấp cứu kịp thời, gắn oxy trợ thở giúp họ, đồng nghĩa với việc sự sống được tiếp nối, hơi thở được lưu thông. Nếu ngược lại, một đời người chấm dứt vì hơi thở không còn.
Giữa đại dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh mẻ này, mới thấy hơi thở quý giá biết bao nhiêu. Còn hơi thở thì một đời người thăng hoa, hơi thở mất rồi thì vào Bình Hưng Hoà trả về cho cát bụi. Nhiều người đang khoẻ mạnh, bệnh lý bền dù có cũng chưa đến nổi phải ra đi, nhưng chỉ cần một lần Covid-19 ghé thăm, sự sống kia chấm dứt mãi mãi nếu không được đội ngũ tuyến đầu can thiệp kịp thời. Đó là lý do, có những cái chết đến thật bất ngờ khiến chúng ta bàng hoàng, hốt hoảng vì chưa kịp nghĩ tới.
Covid-19 rất tàn nhẫn với nhân loại. Chúng giết người hàng loạt, xâm nhập cơ thể bất kể người nào vô tình lượn lờ xung quang nó. Những đớn đau, tang thương, mất mát do Covid-19 để lại cho trần gian không thể nào kể xiết. Mong tất cả mọi người hãy vì mình, vì người thân mà bảo toàn mạng sống. Tuân thủ các quy định của Chính phủ, chịu khó nhẫn nại một thời gian, khi dịch được dập tắt, cuộc sống bình yên sẽ trở lại với muôn người.
Trong khó khăn dịch bệnh, rất cần sự đồng lòng chung sức để cả nước sớm vượt qua. Cố gắng nhé Việt Nam. Cố gắng nhé Sài Gòn yêu dấu.
Sư cô Thích nữ Nhuận Bình, đang làm nghiên cứu sinh Tiến sĩ chương trình đào tạo sau đại học của Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM, là một trong 80 Tăng Ni, Phật tử được chọn phục vụ hỗ trợ ở các bệnh viện dã chiến, điều trị F0 Covid-19. Sư cô được phân công về Bệnh viện Dã chiến thu dung số 12, TP.Thủ Đức.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
‘Báo động đỏ’ ở hồ lớn nhất thế giới
Môi trường 16:58 20/11/2024Mực nước tại biển Caspi sụt giảm nghiêm trọng khiến nơi được xem là hồ nước lớn nhất thế giới đứng trước nguy cơ trở thành vùng đất khô cằn.
Tin mới nhất về bão số 9: Cường độ cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km
Môi trường 10:09 19/11/2024Bão số 9 Man-yi mạnh cấp 9, giật cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km và đang suy yếu. Dự báo, khoảng ngày mai (20/11), bão thành vùng áp thấp trên vùng biển ngoài khơi Trung Trung Bộ.
Bão Man-yi trở thành siêu bão, hướng vào vùng biển miền Trung
Môi trường 17:04 16/11/2024Siêu bão Man-yi càng áp sát đất liền Philippines càng mạnh lên, dự báo ngày 18/11 siêu bão sẽ đi qua đảo Luzon của nước này rồi đi vào Biển Đông, trở thành bão số 10 năm 2024.
Ô nhiễm môi trường từ góc nhìn y học
Môi trường 09:13 15/11/2024Ô nhiễm môi trường là khẩu hiệu từ bao đời của nhân loại, nhưng nó quá rộng, quá to lớn để hiểu và nói về. Vậy ô nhiễm môi trường cụ thể là cái gì, bao gồm những kiểu nào, và tác động lên sức khoẻ sinh học của con người ra sao?
Xem thêm