Thứ tư, 28/12/2022, 15:53 PM

Vợ chồng ông giáo 28 năm dạy học miễn phí cho trẻ em nghèo

56 năm sống cùng nhau, bà Lành 2 lần giúp chồng vượt cửa tử. Ở tuổi 80, ông bà vẫn miệt mài đưa con chữ đến cho những đứa trẻ nghèo, không có điều kiện đến trường.

Hai lần giúp chồng vượt cửa tử

Năm 27 tuổi, ông Huỳnh Văn Phê (hiện 80 tuổi, Bình Dương) chạy từ Bến Tre đến TP.Mỹ Tho, Tiền Giang. Tại đây, trong lần dự đám tang bà ngoại của mình, ông vô tình gặp bà Huỳnh Thị Lành cũng đang đi dự một đám tang khác.

Ngay lần gặp mặt đầu tiên, ông Phê đã có cảm tình với người con gái có thân hình nhỏ nhắn nhưng vô cùng duyên dáng. Sau đó, người dân địa phương giới thiệu bà Lành cho gia đình ông Phê.

Biết gia đình bà Lành trồng cây ăn trái, mỗi lần về Bến Tre, ông Phê luôn đến nhà, mua trái cây để làm quen với bà. Tuy vậy, “cô chủ vườn” lại không có chút cảm tình đặc biệt nào với người đàn ông sẽ sớm trở thành chồng của mình.

Ông Phê và bà Lành tại chương trình.

Ông Phê và bà Lành tại chương trình.

Mãi sau này, khi được gia đình mai mối, bà mới để ý ông. Dẫu vậy, bà vẫn “chỉ biết đi dạy chứ trái tim chưa hề một lần rung động”.

Sau ít tháng mai mối, bà Lành nghe lời cha mẹ, đồng ý lấy ông Phê. Tại chương trình Tình trăm năm, ông Phê kể: “Cưới nhau được một năm, chúng tôi có đứa con đầu lòng. Đúng lúc vợ mang thai, tôi bị thương nặng phải nhập viện, trải qua nhiều lần phẫu thuật. Giai đoạn đó, nếu không có vợ, có lẽ tôi đã chết rồi”.

Năm đó, bà Lành đã “bụng bầu vượt mặt” nhưng vẫn phải vào viện chăm chồng. Sáng, bà ra chợ mua đồ ăn về nấu cơm rồi tất tả mang vào viện cho chồng. Bà ra vào bệnh viện nhiều đến độ “đẻ rớt con tại bệnh viện luôn”.

Vài năm sau, bà Lành lại tiếp tục vào viện chăm chồng gặp tai nạn thập tử nhất sinh. 

Ông bà đã chung sống với nhau 56 năm nhưng chưa bao giờ cãi vã, mâu thuẫn.

Ông bà đã chung sống với nhau 56 năm nhưng chưa bao giờ cãi vã, mâu thuẫn.

“Lúc đó, ông ấy cũng bị thương rất nặng, tưởng chừng không qua khỏi nên tôi phải vào viện chăm. Thời điểm này, tôi vừa phải chăm chồng bệnh vừa phải nuôi 3 đứa con nên cuộc sống vất vả gấp bội”, bà Lành kể.

28 năm “đưa đò” ở lớp học tình thương

Được vợ chăm sóc bằng tất cả tình thương yêu, ông Phê vượt cửa tử. Trở về nhà, ông Phê đi học thợ máy. Suốt một năm học tập, ông Phê không có thu nhập. Mọi chi phí cho gia đình đều do một tay bà Lành lo toan.

Bà kể: “Suốt thời gian ông ấy đi học, tôi một mình xoay xở để có tiền nuôi 4 đứa con. Tôi học cách dệt chiếu. Lúc đó, các con cũng đã lớn, tôi chỉ cho các con làm những công đoạn dễ. Cứ thế, mẹ con chúng tôi dậy từ 4h sáng để dệt chiếu đến 8-9h tối mới nghỉ”.

Dù lớn tuổi, ông bà vẫn tình nguyện dạy học ở lớp học tình thương của mình.

Dù lớn tuổi, ông bà vẫn tình nguyện dạy học ở lớp học tình thương của mình.

Dẫu cuộc sống luôn thiếu trước hụt sau, ông Phê và vợ chưa một lần cãi vã. Ông bà luôn thương yêu, nhường nhịn nhau với mục đích chung là cố gắng sống, làm việc để nuôi con.

Sau này, để thay đổi số phận, ông bà quyết định rời quê lên TP.HCM mưu sinh. Nhờ có nghề thợ máy, cuộc sống gia đình ông bà đỡ vất vả hơn.

Gần 30 năm trước, ông Phê được công ty điều lên khu vực Làng Đại học Thủ Đức để bảo vệ, chăm sóc diện tích đất vừa mua. Năm 1994, trong một lần thăm chồng, bà Lành phát hiện ở đây có rất nhiều trẻ em nhưng lại chưa có trường học.

Đến nay, ông bà vẫn ngày ngày đứng lớp, dạy các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.

Đến nay, ông bà vẫn ngày ngày đứng lớp, dạy các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.

Thương các bé đã đến tuổi đi học nhưng vẫn chưa biết đọc, viết, bà Lành bàn với chồng mở lớp học tình thương. Bà kể: “Chúng tôi dạy luôn trong chốt bảo vệ. Căn nhà rất nhỏ nhưng mỗi ngày, chúng tôi dạy 3 ca. Ngày đầu thành lập, lớp học đã có 130 em đăng ký”.

Từ ngày thành lập đến nay, ông bà đã có 28 năm dạy học miễn phí tại lớp học tình thương của mình. Suốt chừng ấy thời gian, ông bà đã dạy dỗ, giúp hàng trăm học trò nghèo tiếp cận tri thức. Khi thành công, họ trở về thăm lại ông bà với niềm hạnh phúc, biết ơn sâu đậm.

Đến nay, ông bà vẫn tiếp tục công việc đem con chữ, tri thức đến với những đứa trẻ nghèo. Cuối chương trình, ông Phê gửi đến vợ bức thư tay đầu tiên. Nghe những lời yêu thương từ tâm can của chồng, bà Lành không giấu nổi niềm xúc động.

Nguồn: Báo Vietnamnet

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đưa tạng chàng trai chết não đi 3 miền để ghép cứu người

Gieo mầm thiện 09:30 03/12/2024

Trong 24 giờ đợi bác sĩ đánh giá chết não, chàng trai 18 tuổi chuyển biến nặng tưởng chừng tử vong, song đã giữ được nhịp tim đến cùng dưới sự hỗ trợ của máy móc để hiến tạng cứu 7 người.

Chùa Tường Nguyên khởi công xây dựng 2 cầu bê-tông nông thôn tại tỉnh Hậu Giang

Gieo mầm thiện 05:20 02/12/2024

Ngày 1-12, Đại đức Thích Minh Phú, Phó Thường trực Ban Từ thiện xã hội GHPGVN TP.HCM, trụ trì chùa Tường Nguyên (Q.4, TP.HCM) tổ chức khởi công xây dựng công trình cầu nông thôn tại tỉnh Hậu Giang.

Chùa Bồ Đề - mái ấm nơi cửa Phật

Gieo mầm thiện 10:20 01/12/2024

Chùa Bồ Đề ở phố Phú Viên, phường Bồ Đề, quận Long Biên (Hà Nội) là nơi cưu mang những mảnh đời bị bỏ rơi giữa chốn nhân gian. Đây không chỉ là nơi tu hành đạo Phật mà còn là mái ấm của những em nhỏ có hoàn cảnh éo le.

Tình nguyện vá đường, hiến máu sau lần sẻ chia ở chùa

Gieo mầm thiện 18:09 30/11/2024

Trong 14 năm qua, Phạm Văn Hiếu cùng nhóm tình nguyện đã lặng thầm "vá" hàng ngàn ổ gà tại các tuyến đường trong ngoài thành phố. Không những thế, anh còn hiến máu, hiến tiểu cầu hơn 80 lần và vận động được hàng trăm cùng người tham gia. 

Xem thêm