Vong linh là cái gì?
Bây giờ nói đến siêu độ vong nhân, trước tiên nói đến tính chất của vong linh: Có nghĩa là chủ thể sinh mệnh của người chết gọi là “Vong linh”. Người thế gian thường có một quan niệm cho rằng người sau khi chết đi liền trở thành “Quỷ” rồi cho rằng mãi mãi vẫn phải làm kiếp Quỷ không được chuyển thân.
Trong Phật giáo không có quan niệm đó, nếu không thì đừng nói đến chuyện thỉnh người xuất gia đến làm lễ để cầu siêu độ. Cảnh giới phàm trần của chúng sinh được Phật giáo phân làm sáu loại, bao gồm: cõi trời – người – a tu la – súc sinh – quỷ và địa ngục, trong sáu loại này sống đi chết lại, chết lại tái sinh luân hồi xoay chuyển mãi mãi chẳng thôi. Vì thế người sau khi chết đi một phần sáu có khả năng là “Quỷ”. Phật giáo khiến cho người ta siêu xuất ra khỏi sinh tử sáu nẻo luân hồi, vì thế gọi là “Siêu Độ”.
Người bình thường “phàm phu” sau khi chết đi liền chuyển sinh đầu thai vào các cõi, trừ những người tội ác cực nặng lập tức liền bị đọa vào địa ngục, người làm lành công đức lớn liền sinh về cõi trời. Vong linh hay còn gọi là linh hồn nếu chưa chuyển sinh, thì gọi là “Quỷ”, trong Phật giáo thì gọi là “Trung Hữu Ấm” hay gọi là “Trung Ấm Thân”, nghĩa là cái thân trung gian, mà trong khoảng thời gian chuyển sinh từ khi bắt đầu chết đến lúc đầu thai làm một thân khác. Cái thân “Trung Ấm” này không ngờ bị mọi người ngộ nhận gọi là “Quỷ” hay “Hồn”, kỳ thực nó là một dạng cơ thể dạng khí cực kỳ nhỏ bé mà linh chất tồn tại ở đó, chứ không phải là “Quỷ” hay “Hồn”.
Thời gian tồn tại của thân trung ấm, thường thường là bốn mươi chín ngày, trong giai đoạn chờ đợi cơ duyên chín muồi để chuyển thân đầu thai sang một thân khác, vì thế mà người sau khi chết trong thời gian bẩy tuần, những người thân vì họ mà làm các “Phật sự” thì công dụng và hiệu quả của nó rất là lớn không thể nghĩ bàn. Nếu người mất khi còn sinh thời có những của cải rất là yêu quí không nỡ rời bỏ, mà con cháu chúng ta đem những thứ mà người mất yêu quí đó đem cúng dàng Tam Bảo, cứu giúp kẻ khốn khó, thăm viếng người bệnh, đồng thời khi làm nói rằng tôi làm công đức vì người mất tên là ….. được siêu sinh. Người mất nhân đó mà được đầu thai sinh vào cảnh giới tốt lành, do đó mà trong Phật giáo chủ trương “Trong vòng bốn chín ngày là thời gian tốt nhất để siêu độ tiến bạt vong nhân”.
Nếu như qua vòng bốn mươi chín ngày mà người thân quyến thuộc mới làm các Phật Sự để hồi hướng siêu độ cho vong linh, đương nhiên là vẫn còn tác dụng của nó, đó chính là tăng thêm phúc báo cho người mất, chứ không thể cải biến định nghiệp của người mất đã sinh về chốn nào. Ví như trong vòng bốn mươi chín ngày ta không làm gì hết, cứ theo nghiệp của họ phải đầu thai trở về cõi người, nếu ta làm Phật sự hồi hướng trong vòng bẩy tuần thì có khả năng họ thác sinh về cõi trời hưởng phúc báo, nhưng chúng ta lại không làm gì hết, thì cứ theo định nghiệp họ đầu thai trở lại làm người. Khi đã đầu thai làm người rồi đó cũng là qua bốn chín ngày, lúc này chúng ta mới làm lễ cầu siêu độ hồi hướng cho vong linh, mặc dù vong linh người thân của mình đã đầu thai làm người, nếu sinh vào trong nhà nghèo khổ thì nhờ phúc báo hồi hướng của mình, mà người ta bớt đi nghèo khổ, nếu hơn nữa sẽ được giầu sang phú quý. Cho nên làm các Phật sự để hồi hướng tiến bạt dù nhanh dù chậm, thì vong linh cũng đều được lợi ích.
Ví dụ như có một người khi còn sống làm rất nhiều việc ác, chết đi nhất định phải đầu thai làm Trâu hay Lợn, nhưng sau khi người này mất trong vòng bốn mươi chín ngày, người thân của họ vì họ mà làm các Phật sự, tụng kinh bái sám, phóng sinh tu phúc, in ấn kinh điển, tạo tượng đúc chuông…, đồng thời khiến cho người mất ở giai đoạn thân trung ấm nghe được tiếng tụng kinh của người xuất gia, nhân đó mà biết được một chút đạo lý ở trong Phật Pháp, liền cảm thấy ăn năn hối hận, lập tức hướng thiện, thì người đó có khả năng miễn trừ nghiệp duyên phải đầu thai làm trâu làm ngựa, lại có khả năng làm người. Nhưng nếu như người đó đã sinh vào làm kiếp trâu kiếp lợn rồi, mà chúng ta lúc này mới làm Phật sự, thì có thể cải đổi được điều kiện sinh sống của con trâu con lợn đó, như ăn uống đầy đủ, không phải làm lụng vất vả, miễn trừ nghiệp khổ bị người giết chết, được người phóng sinh. Nếu như họ được sinh ở trong nhân gian, liền có thể khiến cho họ thân thể khỏe mạnh, bạn bè yêu mến, sự nghiệp thuận lợi. Nếu như họ đã sinh về cõi Cực Lạc ở bên phương Tây thì cũng đều khiến cho họ được sinh ở phẩm vị Đài Sen cao hơn, mau sớm thành Phật.
Trích sách "Việc lớn nhất của đời người" - Thích Giác Nghiên chuyển ngữ
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Phật giáo là gì?
Phật giáo thường thức 15:16 27/01/2025Phật giáo dịch từ chữ Buddhasāsana: nghĩa là: lời giáo huấn của Ðức Phật, bằng ngôn ngữ Pāḷi, có ba loại:
Thân tâm thường an lạc
Phật giáo thường thức 13:30 27/01/2025Đề tài nói chuyện hôm nay là "Thân tâm thường an lạc". Như đã giới thiệu ở phần dẫn nhập, đây là câu chúc thiện lành, chúng ta thường nghe các Phật tử chúc lẫn nhau khi Xuân về Tết đến.
Ân đức giáo hóa vô thượng chúng sanh của Đức Thế Tôn
Phật giáo thường thức 09:00 27/01/2025Hỏi: Ân đức giáo hóa vô thượng chúng sanh của Đức Thế Tôn được biết đến ra sao?
5 điều tâm niệm cuối năm
Phật giáo thường thức 08:20 27/01/2025Hãy để 5 điều tâm niệm soi sáng con đường phía trước, giúp chúng ta buông bỏ quá khứ, sống trọn vẹn với hiện tại và sẵn sàng đối diện tương lai.
Xem thêm