Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 03/12/2019, 10:12 AM

Vụ mất tượng cô Bơ ở chùa Phúc Liên, Hà Nội và bài học

Vấn đề mất cắp tài sản, đặc biệt với tượng - đồ thờ cúng, ở chùa chiền rất đáng lo. Nhiều cổ vật có giá trị cả vật chất và tâm linh, tín ngưỡng đã bị mất...

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về chùa Việt 

Hôm nay, 2/12/2019, Báo Mới dẫn lại tin đáng chú ý của VTC New, xin trích: Tượng cô Bơ cổ bị đánh cắp, 3 năm sau lưu lạc đến nhà thầy bói ở Thái Bình?

Bài liên quan

Bức tượng cô Bơ khoảng 70 năm tuổi tại chùa Phúc Liên bị đánh cắp năm 2013, ba năm sau, người dân phát hiện bức tượng giống hệt tại nhà thầy bói ở Thái Bình.

Thời gian gần đây, người dân thôn Chúc Lý (xã Ngọc Hòa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) vui mừng khi biết thông tin cơ quan chức năng có thể đã tìm thấy bức tượng Mẫu Cô Bơ quý giá của địa phương bị mất cắp 3 năm trước. Bức tượng được người dân phát hiện tại nhà một thầy bói ở thị trấn An Bài (Quỳnh Phụ, Thái Bình) và đang được niêm phong để đưa đi giám định.

Cụ thể, năm 2013, các nhà sư chùa Phúc Liên (ở thôn Chúc Lý) trình báo cơ quan chức năng về việc bức tượng bị kẻ gian lấy trộm.

Sau khi tượng cô Bơ (ảnh nhỏ) bị mất, nhà chùa đã cho in một tấm ảnh để thờ cúng (ảnh lớn). Ảnh Trần Cường, Thanh Niên

Sau khi tượng cô Bơ (ảnh nhỏ) bị mất, nhà chùa đã cho in một tấm ảnh để thờ cúng (ảnh lớn). Ảnh Trần Cường, Thanh Niên

Theo sư thầy Thích Đàm An, vào ngày 7/6/2013, có 4 nam thanh niên vào chùa Phúc Liên, lúc này có sư bác Thích Tịnh Hoa trông nom chùa. Tại đây, 2 người vào nói chuyện với sư Hoa, 2 người còn lại vào gian nhà đặt bức tượng cô Bơ.

Trong cuộc nói chuyện, 2 nam thanh niên khiến sư Hoa bị lơ mơ và khoảng 15 phút sau, bức tượng bị đánh cắp.

"Sư Hoa nói chỉ nhìn thấy hình ảnh lờ mờ như mơ ngủ về những người thanh niên bê pho tượng đi lái xe máy biển Thái Bình nhưng không thể làm gì được. Sau đó, khi nhóm này chở tượng ra ngoài cổng thì va vào người dân ở thôn, người này cũng chỉ nhớ chiếc xe biển 17", sư An chia sẻ.

Bài liên quan

Đến năm 2016, một Phật tử báo tin cho nhà chùa có bức tượng giống hệt tượng cô Bơ ở chùa Phúc Liên đang được thờ ở phủ điện của ông N.X.H. (thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình).

Sau đó, sư bác Thích Tịnh An cùng nhiều Phật tử về Thái Bình để ngóng tin tức về bức tượng. Khi đến nhà ông H, mọi người gặp mẹ ông H. Qua dò hỏi, bà này chia sẻ bức tượng được thờ ở nhà bà được khoảng 3 năm (từ năm 2013 - thời điểm chùa Phúc Liên bị mất bức tượng), tượng này được người ta cung tiến.

"Đón Cô về là sơn son thếp vàng lại, sơn son đợt vừa rồi, giờ cô mặt hoa da phấn, tóc vấn đuôi gà”, mẹ ông H. nói.

Khi tận mắt chứng kiến pho tượng được chuyển từ màu bạc sang mạ vàng, mọi người đều ngã ngửa. Sau đó, họ còn đi hỏi người dân ở xung quanh thì đều được nói là bức tượng ở điện nhà ông H. được khoảng 3 năm nay. Nội dung các cuộc nói chuyện giữa nhà chùa với mẹ ông H. và người dân đều được ghi âm lại để làm bằng chứng.

Tuy nhiên, khi cơ quan chức năng vào cuộc, ông H. lại nói rằng bức tượng nhà ông vốn dĩ là màu vàng và chưa từng được sơn sửa lại do thợ sơn không đến.

Tượng cô Bơ tại chùa Chúc Lý trước khi bị thất lạc. Ảnh chùa Chúc Lý cung cấp, nguồn Thanh Niên

Tượng cô Bơ tại chùa Chúc Lý trước khi bị thất lạc. Ảnh chùa Chúc Lý cung cấp, nguồn Thanh Niên

Bên cạnh đó, không hiểu vì lý do gì cơ quan chức năng ở Thái Bình còn thông báo rằng bức tượng đang thờ ở điện nhà ông H. thực ra chỉ là một tấm ảnh trưng bày. Điều này khiến nhà chùa và Phật tử cảm thấy hụt hẫng, khó hiểu bởi kết luận đó hoàn toàn mâu thuẫn với lời của mẹ ông H. và những người dân nơi đây.

Từ đó đến năm 2019, câu chuyện về tượng cô Bơ của chùa Phúc Liên bị đánh cắp được tìm thấy ở điện của thầy bói H. dần chìm vào im lặng.

Bài liên quan

Mãi đến tháng 9 vừa qua, cơ quan chức năng mới tiếp tục vào cuộc, làm việc với ông H. để xác định rõ nguồn gốc bức tượng. Sau đó, cơ quan công an niêm phong bức tượng này để đưa đi giám định” (nguyên văn).

Tin về vụ việc này được một số báo ngoài Báo Mới, như nhật báo Thanh Niên ở TP HCM có lượng đọc cao, chú ý. Tuy có một số chi tiết lấn cấn, ví như gọi tượng có tuổi 70 là “tượng cổ” hay lấn cấn giữa nơi mất là chùa Phúc Liên hay Phúc Lý… song ở góc nhìn người làm truyền thông Phật giáo lại quan tâm ở khía cạnh riêng: mất tượng mấy năm, trôi dạt cách xa chùa, công an vẫn lần theo dấu vết và nỗ lực làm sang tỏ trong cố gắng trả cho chủ nhân, nhà chùa. Việc chùa  Phúc Liên liên tục yêu cầu chính quyền, cơ quan chức năng hỗ trợ truy tìm góp phần thu hồi tượng quý. Kinh nghiệm này cho thấy bên cạnh nỗ lực bảo vệ trông coi cẩn thận tài sản nhà chùa, cần nhanh chóng cung cấp thông tin cho công an địa phương khi có mất mát hay xâm hại, lí do mất bằng văn bản và nếu có thể, truyền thông rộng rãi trên các kênh sẽ giúp làm tang khả năng thu hồi tài sản, phát hiện kẻ gian. Chuyện mất niềm tin và thiếu hợp tác với công an khiến tình hình ngày càng khó khăn hơn.

Vụ “tượng cô Bơ” đang được dư luận quan tâm dõi theo, được người viết chăm chú ở khía cạnh như thế, xin chia sẻ vì cái chung.

Tin rằng sau giám định, tượng cô Bơ thiêng liêng với chùa Phúc Liên và bà con trong vùng sẽ sớm trở về chốn cũ phục vụ nhu cầu tín ngưỡng cao quý của bà con.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hội luận: Tu tập (2)

Góc nhìn Phật tử 20:00 23/04/2024

Ba từng chia sẻ khi cảm thấy ai đó như cái gai trong con mắt thì vấn đề ở “con mắt” chứ không phải ở “cái gai”. Người ta luôn phải giấu diếm, phải che đậy tình thương yêu, cái thiện pháp mà lẽ ra luôn được “nuôi dưỡng”, luôn được “tăng trưởng”.

Làm sao giữ lại

Góc nhìn Phật tử 19:30 22/04/2024

Làm sao giữ được tình ban sớm /Chưa kịp hoàng hôn đã úa màu./Ta trách sao người thay đổi vội/ Chắc gì...ta chẳng đổi thay đâu!

Ta luôn biết ơn vì tình thương và sự hy sinh của bố mẹ

Góc nhìn Phật tử 14:30 22/04/2024

Bố mẹ - những người yêu thương, nuôi dưỡng ta từ những ngày đầu đời đến tận bây giờ. Cuộc sống trôi qua, những gian khó, những niềm vui, đều là những chặng đường mà bố mẹ đã bên ta, chia sẻ mọi khó khăn và hạnh phúc.

Tu là cải tạo mình

Góc nhìn Phật tử 09:13 22/04/2024

Ngày nào tôi ăn muối nhiều một chút (nhất là chao, tương, mắm dưa chay) là khuya 0 giờ đau đầu tới 2 giờ 30, ảnh hưởng cho thời thiền kế đó.

Xem thêm