Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 04/12/2020, 09:02 AM

Vườn kinh đá độc đáo giáo dục tình yêu đất nước ở chùa Phước Hậu

Chùa Phước Hậu là ngôi cổ tự tổ đình Phật giáo dòng Lâm Tế, phái Chúc Thánh và đồng thời cũng nổi tiếng bởi công trình vườn kinh bằng đá đầy độc đáo mang âm hưởng văn hóa Nam Bộ.

Chùa Phước Hậu có mặt trước giáp sông Hậu, mặt sau giáp với Quốc lộ 54 được coi là thiên thời địa lợi để giao thông trên cả hai mặt đường thủy và đường bộ Vĩnh Long. Chùa tọa lạc tại ấp Đông Hậu (xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình, Vĩnh Long) từ lâu là nơi tu hành trang nghiêm và là điểm tham quan không thể bỏ qua khi đến Vĩnh Long. Đây là ngôi cổ tự tổ đình Phật giáo dòng Lâm Tế, phái Chúc Thánh, đồng thời nổi tiếng với công trình vườn kinh đá độc đáo, có một không hai ở Nam bộ.

Cổng vào chùa Phước Hậu.

Cổng vào chùa Phước Hậu.

Lược sử chùa Phước Hậu

Nhìn từ cổng chính, mặt tiền chùa Phước Hậu xây theo kiểu cổ lầu, giữa đặt mô hình ngôi tháp 7 tầng. Nội điện khá rộng, bàn thờ giữa đặt tượng đức Phật Thích Ca dạng tọa thiền cùng với tượng Thái tử Tất Đạt Đa sơ sinh và bộ Tam tôn (Quan Âm, Di Đà, Thế Chí). Hai bên tả hữu ban có hai bàn thờ. Ở đây có nhóm tượng rất quý của ngôi chùa Đông Hậu xưa còn giữ được như tượng Tiêu Diện đại sĩ, Hộ Pháp, Địa Tạng, Chuẩn Đề và bộ tượng La Hán đều bằng gỗ hoặc bằng gốm Cây Mai.

Theo lịch sử chùa chép lại, nguyên thủy chùa Phước Hậu là một am tranh. Khoảng năm 1894, Hương cả làng Đông Hậu tên là Lê Văn Gồng đã vận động người dân xây dựng một ngôi chùa gỗ, vách ván, mái lợp ngói âm dương và lấy tên làng đặt cho chùa. Năm 1910 ông Hương cả mất, con gái ông tên là Lê Thị Huỳnh cùng phật tử địa phương thỉnh Hòa thượng Hoằng Chỉnh từ chùa Thiên Ấn (Quảng Ngãi) về trụ trì và đổi hiệu chùa Đông Hậu thành Phước Hậu, tăng ni tín đồ đến quy y thọ giới ngày thêm đông.

Chánh điện chùa Phước Hậu.

Chánh điện chùa Phước Hậu.

Chùa Nhất Trụ: Nơi lưu giữ cột kinh Phật hơn 1000 năm tuổi

Đến năm 1939, Hòa thượng Hoằng Chỉnh viên tịch, bổn đạo thỉnh Hòa thượng Khánh Anh từ chùa Long An (Trà Ôn) về trụ trì. Hòa thượng Khánh Anh hiệu Chơn Húy (1895 - 1961) xuất gia thọ giới tại chùa Cảnh Tiên (Quảng Ngãi). Năm 1927 ông vào vùng Bạc Liêu, Trà Vinh, Trà Ôn hành đạo. Ông tham gia thành lập Hội Phật học Lưỡng Xuyên, là một nhà Hán học uyên bác, tác giả tập Khánh Anh văn sao, đào tạo nhiều danh tăng như Hoàn Tâm (Chủ tịch hội Phật giáo cứu Quốc tỉnh Trà Vinh), Hoàn Tuyên (tức hòa thượng Thích Thiện Hoa, Viện trưởng Viện Hóa đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất).

Khi chùa Phước Hậu bị xuống cấp, năm 1961 Hòa thượng Khánh Anh chuẩn bị trùng tu thì viên tịch. Hòa thượng Thiện Hoa kế thế trụ trì chùa Phước Hậu, nối tiếp tâm nguyện của thầy tiến hành xây dựng lại ngôi chùa và mọi công việc trùng tu ông giao cho Hòa thượng Hoàn Phú đảm nhiệm. Theo ông Phạm Văn Cảnh, 78 tuổi, là cháu Hòa thượng Thiện Hoa, đồng thời là Thư ký thường trực, Phó ban Bảo vệ di tích lịch sử chùa Phước Hậu, thì chùa Đông Hậu xưa được xây bằng vôi vữa, hẹp và thấp. Thầy Thiện Hoa trùng tu xây lại chánh điện, trung điện bằng vật liệu xi măng, gạch ngói… theo mô hình kiến trúc Đông Tây kết hợp.

Tược Phật bà Quán Thế âm chùa Phước Hậu.

Tược Phật bà Quán Thế âm chùa Phước Hậu.

Các công trình khác như hậu tổ, tàng kinh các là các bộ phận của ngôi chùa xưa có từ 1894, chỉ sửa chữa tu bổ thêm. Riêng tháp Đa Bảo thờ các vị tổ sư tiền bối là công trình tạo dấu ấn của hòa thượng Hoàn Phú. Tháp được xây dựng vào năm 1966, gồm ba tầng. Tầng trên thờ tượng đức Phật nhập niết bàn, tầng giữa thờ Pháp bảo. Tầng dưới bố trí bốn phía: Thờ di ảnh và tiểu sử Tổ Khánh Anh, Hòa thượng Thích Quảng Đức, Hòa thượng Khánh Hòa, Tổ Huệ Quang.

Chùa Phước Hậu được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là Di tích lịch sử cách mạng ngày 25-1-1994.

Vườn kinh đá độc đáo chùa Phước Hậu.

Vườn kinh đá độc đáo chùa Phước Hậu.

Kinh Phật và các nghi lễ: Nghi thức phóng sinh

Vườn kinh có một không hai tại chùa Phước Hậu

Ấn tượng nhất đối với nhiều khách tham quan chính là những bài kinh khắc trên đá rất công phu, được nhà chùa bố trí hài hòa thành những khu vườn kinh theo chủ đề khác nhau. Chùa Phước Hậu hiện đang sở hữu một vườn kinh phật bằng đá rộng lớn, bên trong gồm có 213 phiến đá chạm khắc 423 bài kinh phật, 1 bài thơ giản lược ý nghĩa của những bài kinh, 1 bài viết về công dung ngôn hạnh của người tu trì và 1 hình chạm khắc Hòa Thượng Thích Minh Châu – cố viện trưởng trường Đại Học Phật Giáo Việt Nam. Những phiến đá còn được xếp thành hình 8 lá bồ đề - một biểu tượng thiêng liêng của đạo Phật.

1

Để có vườn kinh đá độc đáo này, theo thượng tọa Thích Phước Cẩn (Trụ trì chùa Phước Hậu), năm 2014, trong một lần đi bên Myanmar, ông thấy một số chùa tại đó khắc kinh trên đá rất đẹp nên trở về nước quyết tâm học theo.

“Nhưng khắc kinh gì, khắc như thế nào quả là một vấn đề nan giải. Sau nhiều lần họp bàn tính, cuối cùng chúng tôi quyết định làm vườn kinh pháp cú. Bởi đây là tinh hoa của Phật giáo do cố Hòa thượng Thích Minh Châu, Viện trưởng viện Đại học Phật giáo Việt Nam, dịch từ tiếng Pali sang tiếng Việt”, thượng tọa Phước Cẩn nói.

Vườn kinh Pháp Cú

Vườn kinh Pháp Cú

Theo thượng tọa Phước Cẩn, vườn kinh pháp cú gồm 213 phiến đá màu xanh kích thước 0,4x0,6m, khắc 423 bài kinh trên 2 mặt, ngoài ra còn có một bài thơ nói về đại ý của bộ kinh pháp cú, 1 bài nói về công hạnh của người tu, phật tử và một phiến đá khắc hình Hòa thượng Thích Minh Châu.

Những phiến đá được sắp xếp bố trí theo hình kết 8 lá bồ đề tượng trưng cho bát chánh đạo. “Do đất của chùa còn rộng, nên song song với vườn kinh pháp cú, tôi quyết định làm thêm vườn kinh A di đà và kinh Bắc truyền trích diễm. Những phiến đá để khắc các bài kinh tại 2 vườn kinh này lớn hơn 0,9x1,5 m”, thượng tọa Phước Cẩn cho biết.

Triển lãm Kinh Gốm: Vẽ kinh Phật lên gốm của các làng nghề lâu đời

Vườn kinh A Di Đà.

Vườn kinh A Di Đà.

Giáo dục tình yêu biển đảo qua những phiến đá

Hiện nay, trong 3 vườn kinh đá tại chùa Phước Hậu, có thể nói vườn kinh A di đà mang ý nghĩa thiêng liêng nhất. Bởi 31 phiến đá khắc kinh được bố trí theo hình chữ S của nước Việt Nam, ở giữa chữ S được trồng sen. Trong đó có các phiến đá khắc kinh bố trí đúng vị trí tượng trưng cho các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Phú Quốc.

Hồ sen hình chữ S

Hồ sen hình chữ S

“Khi phật tử, khách đến tham quan và xem vườn kinh A di đà họ sẽ hình dung được non sông đất nước ta như thế nào, ở đó có phần đất liền, các đảo để chung sức xây dựng, gìn giữ”, thượng tọa Phước Cẩn nói.

Phiến đá khắc kinh để tại vì trí quần đảo Hoàng Sa

Phiến đá khắc kinh để tại vì trí quần đảo Hoàng Sa

Phiến đá khắc kinh dựng tại vị trí quần đảo Trường Sa

Phiến đá khắc kinh dựng tại vị trí quần đảo Trường Sa

Anh Huỳnh Phan Hoàng (ngụ P.3, TP.Vĩnh Long) cho biết: “Tôi rất ấn tượng với các vườn kinh bởi nó có tính thẩm mỹ, tính giáo dục cao. Đặc biệt, khi đến xem vườn kinh hình đất nước Việt Nam khiến lòng tôi lân lân khó tả. Nó giúp tôi hiểu và yêu Tổ quốc mình hơn”.

Vườn kinh Pháp Cú

Vườn kinh Pháp Cú

Giờ đây, đến chùa Phước Hậu khách thập phương không chỉ tham quan, thưởng ngoạn, hít thở không khí trong lành giúp lòng thanh thảng mà còn được chiêm ngưỡng những vườn kinh đá độc đáo, có ý nghĩa giáo dục cao. Nó giúp chúng ta thêm yêu quê hương, đất nước, sống có nghĩa có tình, thủy chung son sắc.

Ngọn núi có tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Ngọn núi có tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Chú tiểu Phước Cẩn chèo xuồng đưa tổ Thiện Hoa về thăm chùa Phật Quang.

Chú tiểu Phước Cẩn chèo xuồng đưa tổ Thiện Hoa về thăm chùa Phật Quang.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Chùa Hải Tạng, ngôi cổ tự linh thiêng, điểm đến tâm linh ấn tượng với “4 không”

Chùa Việt 10:30 02/05/2024

Chùa Hải Tạng không còn xa lạ với người dân Quảng Nam và khách du lịch khi đến với địa phương này. Đây là công trình kiến trúc thờ Phật kết hợp thờ thần, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân đảo, các thương thuyền cũng như du khách thập phương.

Về Thanh Hóa thăm chùa cổ Khánh Quang

Chùa Việt 12:15 30/04/2024

Chùa Khánh Quang - ngôi chùa cổ kính nắm giữ những dấu ấn lịch sử tôn giáo, văn hóa ở Thanh Hóa.

Chiêm ngưỡng tượng Phật đôi Quan Âm cao nhất Việt Nam

Chùa Việt 16:00 28/04/2024

Về Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn (Bình Định), du khách không chỉ hòa mình với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng của Eo Gió, Kỳ Co, mà còn được chiêm ngưỡng tượng Phật đôi Quan Âm cao nhất Việt Nam.

Nét đẹp ngôi chùa hàng trăm năm tuổi tại Trà Vinh

Chùa Việt 10:40 28/04/2024

Một ngôi chùa tại Trà Vinh mang trong mình nét cổ kính và dường như bất tử với thời gian; khiến nhiều du khách xiêu lòng mỗi khi ghé thăm.

Xem thêm