Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 16/01/2021, 10:17 AM

“Vương triều Nguyễn với di sản Phật giáo”

Đó là chủ đề của buổi tọa đàm khoa học diễn ra vào ngày 15/01 do Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán-TP Huế (TT Huế), Hội đồng Nguyễn Phước tộc Việt Nam và Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế tổ chức.

Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Sri Lanka thăm HT. Thích Thiện Nhơn

Kể từ khi Đoàn quốc công Nguyễn Hoàng vào trấn nhậm đất Thuận Hóa năm 1558 thì Phật giáo Đại Việt đã có hơn 250 năm hiện diện và phát triển trên mảnh đất này, nếu tính từ năm 1306, khi hai châu Ô - Rí chính thức được sáp nhập vào bản đồ Đại Việt. Với nhãn quan nhạy bén và sự thành tâm của mình, ngay từ buổi đầu, Chúa Tiên Nguyễn Hoàng cũng như các đời chúa Nguyễn về sau đã nhận thức rõ Phật giáo chính là nền tảng tinh thần của người dân Đại Việt xứ Đàng Trong, là sợi dây kết nối hữu cơ đối với cư dân tiền trú trên phương diện văn hóa - tín ngưỡng, từ đó họ đã giương cao ngọn cờ Phật giáo để mở mang bờ cõi, xây dựng cơ nghiệp, mưu cầu hạnh phúc cho người dân.

Quang cảnh buổi tọa đàm.

Quang cảnh buổi tọa đàm.

Do vậy, nói đến mối nhân duyên giữa Phật giáo với Vương triều Nguyễn, tất nhiên không chỉ giới hạn trong khoảng thời gian kể từ khi vua Gia Long lên ngôi năm 1802 đến lúc vua Bảo Đại thoái vị vào năm 1945, mà trước hết, phải xét đến công đức hộ trì Phật giáo trong suốt hơn 200 năm của 9 đời chúa Nguyễn, kể từ năm 1558 đến năm 1774. Cho đến hôm nay, vẫn còn lưu dấu trên các minh văn bia ký, mộc bản, điển tịch cổ, hoành phi đối liễn và nhiều loại hình di sản Phật giáo trân quý khác, hiện vẫn còn được bảo lưu trong các ngôi chùa từ miền Trung đến tận vùng cực Nam của đất nước.

Theo TS Trần Đình Hằng – Viện trưởng Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế cho rằng: “Triết lý Phật giáo và tư tưởng Thái hòa của Nho giáo đã làm nên vóc dáng Huế, tinh thần Huế, hiển hiện qua bao di sản văn hóa vật thể lẫn phi vật thể, mà trong đó, chúng tôi cho rằng có sự nổi bật then chốt, cần ưu tiên quan tâm khảo cứu di sản triều Nguyễn, Phật giáo và dấu ấn văn minh Pháp, như là di sản đặc trưng đầy bản sắc, thế mạnh riêng có của Huế.”

Nhà Nguyễn - "Triều Nguyễn với văn hóa Phật giáo" đã để lại rất nhiều dấu ấn di sản & văn hóa đậm nét bản địa Á đông trên đất Thuận Hóa. (ví dụ như: giá trị di sản văn hóa tinh thần, chùa và Phật pháp, giáo lý kinh điển, nghệ thuật...).

Sự kết hợp: "Nhà Nguyễn và Văn hóa Pháp (phương Tây)" cũng rất đặc sắc với nhiều dấu ấn và di sản. (vd như: ngôn ngữ, sách, giáo dục, y tế, kiến trúc, nghệ thuật...). Vậy liệu chăng (giả thuyết): "... Triều Nguyễn chính là sự dung hòa và hợp lưu của hai nền văn hóa đối lập (ví dụ như: Văn hóa Phật giáo/Nho giáo và văn hóa phương Tây/Pháp)...?

Tuổi trẻ hướng Phật: Nuôi dưỡng và phát triển hạt giống trí tuệ

PG (2) - Copy

Tại buổi tọa đàm, nhiều nhà nghiên cứu đã nhận định rằng: "Phật giáo" như "chất dung hòa"... tạo ra sự hòa hợp giữa vùng đất hiểm trở (để thâu phục lòng dân) xứ Đàng trong, nếu nghiệm theo phân tích trên thì chỉ đúng một phần...Vì nghịch lý chính là nhà Nguyễn - Triều Nguyễn rất "giỏi dùng" những thứ đối nghịch, ví dụ: Hai nền tư tưởng và văn hóa đối nghịch (phương Đông và phương Tây), hai nhóm người tài đối nghịch (người Việt và người Pháp), hai hệ bản sắc và kinh nghiệm đối nghịch (kỹ thuật truyền thống và công nghệ kỹ thuật hiện đại)... Vậy suy ngẫm thật kỹ, liệu chăng: "...Triều Nguyễn mới chính là "chất dung hòa và là điểm hợp lưu" giữa bảo tồn "gốc - nền tảng" truyền thống và phát triển hiện đại vậy?"

Buổi tọa đàm đã phần nào làm rõ Phật giáo dưới triều Nguyễn - bao gồm thời các chúa Nguyễn và các vua Nguyễn về sau, với tiến trình lịch sử trải dài hơn 360 năm. Đây là bước khởi đầu cho những cuộc tọa đàm và hội thảo về sau, theo từng chủ đề chuyên biệt, trên tinh thần hợp tác giữa các đơn vị từ buổi tọa đàm ngày hôm nay.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Chùa Thiền Giác trao 300 phần quà, khám bệnh phát thuốc cho bà con

Tin Phật sự 13:01 17/04/2024

Sáng ngày 17/4/2024, tại điểm an sinh xã hội chùa Thiền Giác (Tp.Thủ Đức - TP.HCM) đã tổ chức khám bệnh, phát thuốc và trao 300 phần quà cho người cao tuổi diện chính sách và bà con dân tộc Khmer nhân dịp tết Chôl Chnăm Thmây và kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Tọa đàm: Ni giới Phật giáo Cần Thơ “Ni lưu Giới đức, Tâm đức, Tuệ đức”

Tin Phật sự 09:39 14/04/2024

Chiều ngày 13/4/2024 (nhằm ngày 5/ 3/Giáp Thìn), Tọa đàm khoa học với chủ đề: Ni giới Phật giáo thành phố Cần Thơ “Ni lưu Giới đức, Tâm đức, Tuệ đức” đã diễn ra tại Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam (TP. Cần Thơ).

Tiền Giang số hoá dữ liệu chùa, cơ sở thờ tự Phật giáo

Tin Phật sự 21:13 03/04/2024

Ni sư Thích Nữ Diệu Tâm, Trưởng ban TT-TT Phật giáo Tiền Giang cho biết, Ban trị sự đã chỉ đạo Ban TTTT Phật giáo Tiền Giang thực hiện việc số hoá dữ liệu chùa, cơ sở thờ tự Phật giáo trên toàn địa bàn tỉnh.

Động thổ xây dựng tịnh xá Linh Sơn

Tin Phật sự 16:58 03/04/2024

Ngày 2/4, tịnh xá Linh Sơn (xã Trung Thành, H. Nông Cống, Thanh Hóa) tổ chức động thổ xây dựng chính điện và Tổ đường Minh Đăng Quang.

Xem thêm