Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 30/11/2015, 12:54 PM

Xin hãy cứu lấy ước mơ của em Hằng

Có lẽ, sinh ra ai cũng mong muốn được hạnh phúc, được thực hiện những ước mơ của mình dù là nhỏ bé nhất. Nhưng đối với em Trần Thanh Hằng học sinh lớp 11A4 thì càng khó hơn. Mẹ mất, bố nằm liệt giường và đang phải dành giật sự sống mong manh khiến cho ước mơ của em ngày càng dần tắt. 

Mẹ mất sớm, bố sống đời thực vật

Chúng tôi có dịp về mảnh đất mỏ Quảng Ninh vào những ngày cuối tháng 11 khi cái rét đã ngọt của miền Bắc bao phủ nơi đây. Phải mất thời gian khá lâu chúng tôi mới tìm được gia đình em Trần Thanh Hằng học sinh lớp 11A4 trong con ngõ nhỏ sâu hun hút của đường Thanh Niên. Nhìn Hằng cho bố ăn cháo qua đường ống được đặt ở thực quản vừa đưa tay vuốt ngực người cha nằm bất động để không bị sặc khiến chúng tôi không khỏi chạnh lòng. “Bố em đó anh ạ! 1 năm nay bố em trở thành người thực vật, không biết gì. Bao nhiêu tài sản có giá trị gia đình em đều bán đi để chữa bệnh cho bố, nhưng đến nay gia đình em kiệt quệ rồi. Nếu cứ như thế này em có thể phải nghỉ học vì gia đình em không còn tiền”. 

Câu chuyện buồn về gia đình em Hằng được chia sẻ với chúng tôi luôn bị ngắt quãng bởi tiếng thở sặc sụa của chú Trần Văn Tại. Mỗi nghe tiếng chú ho như vậy, Hằng lại chạy vào hút dịch đờm từ trong thanh quản cho bố để giúp bố thở dễ dàng hơn. 
Em Hằng chăm người bố sống đời thực vật
Năm 1991 chàng thanh niên Trần Văn Tại kết hôn với chị Nguyễn Thị Bắc đều ở thuyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Vì cuộc sống khốn khó, hai vợ chú Tại quyết định ra Quảng Ninh làm thuê kiếm sống bằng nghề xây dựng. Gom được ít tiền nào, ngoài chăm lo cho cuộc sống gia đình, vợ chồng chú lại gửi về quê phụng dưỡng mẹ già bệnh tật. Rồi niềm vui của hai vợ chú đến các năm 1993, 1999 khi hai cháu Trần Anh Tuấn và Trần Thanh Hằng chào đời. Có con, hai vợ chồng như có thêm động lực để lao động. Tưởng chừng cuộc sống sẽ mỉm cười với hai vợ chồng nghèo làm xây dựng, nhưng số phận thật nghiệt ngã khi bao tai hoạ đổ dồn xuống gia đình cô chú.  

Vào dịp Tết thanh minh năm 2006, cô Bắc đi chợ mua quần áo để về biếu bố mẹ chồng ở quê thì bị tai nạn xe máy. Vợ mất khiến gia đình anh Tại suy sụp, chú như người mất hồn. Thương hai con nhỏ và không để hai con bỏ học. Chú Tại làm nhiều việc khác nhau để có tiền cho ba bố con sinh hoạt. Thương vợ, thương con chú càng có thêm động lực để lao động.  Tháng 1 năm 2015, sau khi đi làm về, chú thấy trong người khó chịu, người lúc nóng, lúc lạnh và không biết gì. Sau khi đi khám tại Bệnh viện Thuỵ Điển-Uông Bí được các bác sĩ kết luận, chú bị tai biến mạch máu não dẫn đến liệt cả người. 

Nhận được tin dữ họ hàng hai bên và hai người con của chú như chết lặng. Bao nhiêu tiền bạc vợ chồng chú dành dụm được đều tập trung cho chú chữa bệnh, nhưng bệnh không khỏi và tiền bạc lần lượt đội nón ra đi. Từ lúc chú bị bệnh đến nay, 10 tháng chú nằm điều trị tại phòng cấp cứu và thở ô xi. Chú không còn nhận biết được thế giới xung quanh và mọi người. Để duy trì sự sống, các bác sĩ phải đặt ống vào thực quản vừa để chú dễ thở, vừa để hút dịch đờm và đưa thức ăn vào cơ thể. Do sức khoẻ yếu và gia đình không còn tiền điều trị, nên hơn 1 tháng nay chú Tại được chuyển về gia đình chăm sóc. Không lỡ nhìn chú bị bệnh tật hành hạ và thương hai cháu nhỏ, họ hàng hai gia đình vay chạy để mua thuốc cho chú điều trị. Vì chú không có bảo hiểm, nên hàng tháng gia đình chú mất đi Hà Nội lấy thuốc điều trị hết từ 28- 30 triệu đồng.
 
Tương lai dần khép lại

Ngồi bần thần bên bàn học, Hằng khóc sụt xịt: “Không biết em có được đi học nữa không anh ạ! Vì giờ đây bố em bệnh tật như vậy, tiền bạc gia đình không còn, nếu như bố em không qua khỏi em có thể nghỉ học là điều chắc chắn…”. Nghe những lời chia sẻ của Hằng khiến cho tôi như chết lặng. Từ ngày mẹ em mất do tai nạn giao thông, bao nhiêu tình thương yêu Hằng đều dành cho bố và bao nhiêu công việc nặng nhọc đều do bố làm. Giờ đây bố bị bệnh nằm liệt giường, suốt ngày không nói được câu nào, không biết gì về cuộc sống hiện tại khiến em buồn chán. Bao nhiêu nước mắt, bao nhiêu nỗi khổ của em đã khóc hết rồi. Mẹ mất, bố bệnh tai biến mạch máu não cũng đang đứng trước sự sống mong manh như khiến em quỵ ngã. Bao nhiêu ngày tháng em sống trong buồn tủi và lo sợ. Em sợ một ngày nào đó, bố không chiến thắng được bệnh tật thì ai sẽ là chỗ dựa cho hai anh em. Em sợ khi bố mất đi ai sẽ lo cuộc sống cho gia đình và lo cho em đi học. Bấy lâu nay em luôn mơ ước được học tại Đại học Luật, nhưng có lẽ giờ đó chỉ là ước mơ khi kinh tế gia đình cạn kiệt, cuộc sống phải lo từng ngày. 

Hôm nay chúng tôi đến thăm gia đình em Hằng được gặp bác Bùi Thị Trà (77 tuổi) bà nội của em Hằng bắt xe từ Hải Dương ra thăm. “Khổ thân vợ chồng nó, ra đây lập nghiệp bằng hai bàn tay trắng, chưa hết vất vả lại xảy ra cơ sự này. Nếu mẹ cháu không mất, bố không bị bệnh có lẽ cháu Hằng không khổ như thế này” – bác Trâm cho biết.
  
Do có tố chất âm nhạc từ nhỏ, nên khi học lớp 9, Hằng được gia đình cho theo học tại khoa Thanh nhạc - Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Sáng học văn hoá, chiều học năng khiếu, nhưng chưa được 2 năm, Hằng đã phải từ bỏ ước mơ mang tiếng hát cho mọi người để về quê vì gia đình không còn kinh tế cho em ăn học khi bố em bị bệnh. Khi bố bị bệnh cũng là lúc anh trai nghĩa vụ quân sự, cuộc sống của một người bố bạo bệnh đang dành giật sự sống và người con trẻ với tương lai mờ mịt khiến cho mọi người trong tổ dân phố xót xa. 

Chia sẻ với chúng tôi, cô giáo Trần Thị Mỹ Hạnh - giáo viên chủ nhiệm cho biết: “Em Hằng là học sinh có trường hợp khó khăn của lớp và của trường. Tuy hoàn cảnh khốn khó và bố đang lâm bệnh nặng, nhưng bản thân em luôn có trí tiến thủ học tập. Là một bí thư Chi đoàn năng nổ, hoạt bát, nhiệt tình, gương mẫu trong các phong trào. 5 năm học tiểu học em đều đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện, từ năm học cấp 2 đến nay em đều đạt học sinh tiên tiến của nhà trường. Hiện nay Hằng đang nằm trong đội tuyển học sinh giỏi môn Sử chuẩn bị thi cấp tỉnh. Do nhà trường và lớp khó khăn, nên chỉ hỗ trợ và miễn cho em các khoản đóng góp chính, đồng thời có những phần quà để động viên em và gia đình. Nếu như hiện nay không có các mạnh thường quân, không có các tổ chức, cá nhân ủng hộ giúp đỡ thì tôi rất lo ngại về tương lai học tập của em”. 

Có lẽ, sinh ra ai cũng mong muốn được hạnh phúc, được thực hiện những ước mơ của mình dù là nhỏ bé nhất. Nhưng đối với em Trần Thanh Hằng học sinh lớp 11A4 thì càng khó hơn. Mẹ mất, bố nằm liệt giường và đang phải dành giật sự sống mong manh khiến cho ước mơ của em ngày càng dần tắt. Thông qua bài viết này, chúng tôi mong rằng các tấm lòng hảo tâm hãy dang rộng vòng tay giúp đỡ em, không chí ít cũng giúp em Hằng có điều kiện để được cắp sách tới trường và thực hiện ước mơ phía trước.
 
Mọi sự ủng hộ xin gửi về: Trần Thanh Hằng, học sinh lớp 11A4, Trung tâm hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên Uông Bí. Địa chỉ số 104, đường Trần Phú, phường Quang Trung, Thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh. ĐT: 0966544824

Số TK của em Hằng: 711AC1197863- Ngân hàng Vietinbank, chi nhánh Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Đức Tùy
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nước ngọt về xã đảo ở Giồng Trôm

Gieo mầm thiện 17:54 24/04/2024

Bà con xã đảo Hưng Phong (huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre), ngày 23/4 đã nhận được nước ngọt và thùng nhựa từ một hoạt động từ thiện mang tên "Giọt nước nghĩa tình".

Làm điều không ai làm suốt 6 năm, cụ bà tái sinh cuộc đời cho một người dưng

Gieo mầm thiện 14:33 20/04/2024

Dù không phải là máu mủ ruột rà, hơn 6 năm qua, bà Thử vẫn tình nguyện chăm sóc nam bệnh nhân liệt tứ chi tại bệnh viện, đưa anh về nhà chăm lo như con ruột.

Chuyện tử tế: Trụ trì chùa chăm lo cho hơn 1.000 sinh viên nghèo

Gieo mầm thiện 14:25 18/04/2024

Suốt 27 năm qua, Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây (P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), đã chăm lo việc học cho hơn 1.000 sinh viên nghèo là con em đồng bào Khmer khắp miền Tây.

10 năm 'vác tù và hàng tổng' của ông chủ thư viện làng

Gieo mầm thiện 09:20 15/04/2024

Trong phòng khách nhà mình, năm 2013, Phùng Bá Hưng thành lập Thư viện Dương Liễu, ban đầu chỉ có một bộ bàn ghế và vài giá sách.

Xem thêm