Xuân bất tận ở lòng ai hoan hỉ
Mô Phật, con kính chào Thầy ạ...Thưa Thầy con bị đau đầu từ năm con 22 tuổi, tới giờ con 42 tuổi. Cách đây 4 năm con đi khám và xét nghiệm tổng quát, con bị nhiễm kí sinh trùng, ngực có một u nhưng lành tính. Con đã chữa kí sinh trùng 3 năm liền mà chỉ bớt được 60%.
Thế là con buông xuôi bỏ cuộc, nghỉ một năm qua, con thấy nhiều lúc mệt lắm.
Con đã kể cho bác sĩ, bác sĩ khuyên con nên đi khám tổng quát. Con đã đi khám, kết quả là kí sinh trùng chưa hết, phần ngực đã phát triển đa u, phổi phải có nốt vôi, cộng đường ruột rất yếu. Bác sĩ khuyên con làm xét nghiệm kiểm tra đa u, bác sĩ nói vậy là lớn chuyện rồi.
Lúc đó con mỉm cười và thưa rằng từ từ con sẽ xét nghiệm sau, bác sĩ nhìn con với ánh mắt thương cảm vì biết 3 năm rồi con đã tốn tới 60.000.000 VND.
Về phần con, thực lòng con đã chấp nhận cái chết vì con biết thân này đến lúc hoại rồi không níu giữ nữa, chết gọi là chết vậy thôi, sinh không thực sinh, chết không thực chết. Đủ duyên thì hội tụ, hết duyên thì rã tan.
Con không muốn trước khi chết lại nhẫn tâm mang hết của cải ra đi rồi mới chết, để những tài sản nhỏ này lại cho người thân còn sống.
Thưa Thầy, thật là bất khả tư nghị, khi con buông xả niệm chết để sống vô ngã vị tha, con luôn mỉm cười với các pháp, những lúc ốm đau bệnh tật... thế này, thì từng giây phút chiêm nghiệm chưa bao giờ con biết, nay biết, chưa bao giờ thấy, nay thấy. Chân lý vốn tự nhiên rất hoàn hảo, muôn đời như nó vẫn là...
"...Xuân bất tận ở lòng ai hoan hỉ,
Đạo vô cùng trong bản thể tịch nhiên..."
Con thành kính tri ân Thầy, tận đáy lòng thâm sâu vô lượng.
Trả lời:
Đúng như Phật dạy "Thân bệnh nhưng tâm không bệnh" và Lão Tử nói: "Phù duy bịnh bịnh thị dĩ bất bịnh". Nói cho dễ hiểu, ai đủ trầm tĩnh sáng suốt để thấy bệnh như nó đang là với tâm an nhiên tự tại, không lo âu sợ hãi, thực chứng tính chất vô thường, khổ, vô ngã của pháp hữu vi mà tâm vẫn vô vi bất động thì có thể xem như người ấy không còn bệnh nữa.
Đối với phần đông, đó là điều chỉ nói trên lý thuyết thôi, nhưng trong Kinh vẫn nêu lên nhiều trường hợp điển hình như ngài Vakkali, Girimānanda... và bây giờ con lại một lần nữa chứng minh sự thật này khi đã thấy ra Tánh Biết trong sáng, "không sinh - không hữu - không tác - không thành" mà đức Phật gọi là Pabhassara Citta.
Đúng là thị hiện thân bệnh để chứng minh tâm không bệnh như Phật đã dạy.
Sādhu, sādhu, sādhu lành thay!...
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
Dành cho bạn
Tự tánh của tâm và biểu hiện của tâm
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 08:48 20/11/2024Thầy ơi cho con hỏi, khi nào gọi là tâm, khi nào là không có tâm? Sao có lúc thì là tâm, có lúc không phải là tâm, con không hiểu, xin Thầy hoan hỉ trả lời giúp con.
Hội đủ 5 yếu tố tạo nên nghiệp sát
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 19:40 19/11/2024Hỏi: Con muốn hỏi Thầy về giới, Thầy cho con hỏi sử dụng xà bông, nước rửa chén, kem đánh răng hay bột giặt có phải là phạm giới sát sanh? Hồi xưa thời của đức Phật không có những thứ này nên các vị thời đó nếu muốn giữ giới đều có thể hoàn hảo có phải không Thầy?
Hiểu rõ hai chữ "căn tu"
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 13:46 16/11/2024Thưa Thầy, làm thế nào để nhận biết một người có “căn tu” ạ?
“Chỉ khi nào không mong cầu gì thì vạn sự mới như ý”
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 11:00 15/11/2024Hỏi: Kính thưa Thầy, thật sự thì pháp đang muốn chỉ ra cho con bài học gì vậy Thầy?
Xem thêm